Tương tự các công cụ phân tích dữ liệu khác, để có một báo cáo trong Google Data Studio bạn cần dữ liệu từ một nguồn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tạo và kết nối dữ liệu nguồn từ Google Sheets.
Tham khảo:Google Data Studio là gì?
Google sheet là một trong những công cụ phổ biến hiện nay
1. Chuẩn bị dữ liệu
1.1 Sử dụng một worksheet riêng cho dữ liệu Data Studio
Bảng tính trong Google Sheet sẽ cho phép bạn lưu trữ và phân tích dữ liệu của mình ở một định dạng linh hoạt có thể khó lập mô hình trong Data Studio. Vì thế, bạn nên tạo một worksheet độc lập cho dữ liệu bạn muốn xem trong Google Data Studio.
1.2 Định dạng bảng
- Worksheet hoặc phạm vi mà bạn kết nối nên có một định dạng bảng đơn giản. Mỗi cột chỉ nên chứa duy nhất một ô, việc gộp các ô (Merge) có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu.
- Các ô chỉ nên chứa dữ liệu: bạn không thể nhúng hình ảnh hoặc biểu đồ.
- Hàng đầu tiên của dữ liệu nên chứa tiêu đề cột, nó sẽ trở thành tên trường trong dữ liệu nguồn.
1.3 Định dạng ngày tháng
- Ngày tháng trong Google Sheet nên chứa đầy đủ giá trị ngày, tháng và năm theo định dạng YYYYMMDD.
- Nếu bạn có dữ liệu kiểu ngày tháng, bạn nên kết hợp với trường ngày tháng YYYYMMDD[HH:MM:SS].
- Các trường ngày tháng nên được định dạng như ngày tháng (sử dụng Format => Number => Date trong Sheets).
1.4 Cấu trúc dữ liệu
Sắp xếp dữ liệu theo một cách nhất định có thể giúp làm việc với Google Data Studio dễ dàng hơn.
Long is better than wide hãy ưu tiên độ dài nhiều hơn độ rộng, giới hạn số lượng kích thước bằng cách nhóm các danh mục. Ví dụ nếu bạn phải lên danh sách doanh thu trái cây tại cửa hàng hãy tham khảo hai bảng sau
Bảng được tạo theo chiều dài trong Google Sheet
Bảng được tạo theo chiều rộng trong Google Sheet
Với bảng được tạo theo chiều dài, dữ liệu nguồn chỉ cần một dimension Fruit Category thay vì nhiều dimension cho từng loại trái cây như bảng theo chiều rộng. Nhóm chuỗi dữ liệu thành các dimensions cũng giúp việc lọc trong Data Studio dễ dàng hơn. Ví dụ bạn có thể xây dựng bộ lọc Fruit = “Apples”.
Hiểu được các tổng hợp trong dữ liệu như sums, averages, medians…. Hãy chú ý cẩn thận không được kết hợp các dữ liệu đó với dữ liệu chưa được tổng hợp trong Data Studio.
2. Kết nối đến Google Sheets
Bước đầu tiên trong việc tạo kết nối đến một nguồn dữ liệu là kết nối đến tập dữ liệu của bạn.
- Bước 1: đăng nhập vào Google Data Studio.
- Bước 2: ở góc trên bên trái nhấn vào dấu cộng sau đó chọn Data Source.
- Bước 3: trong connectors panel, chọn Google Sheets.
- Bước 4: chọn một Spreadsheet và Worksheet.
- Bước 5: tùy chọn, bỏ đánh dấu Use first row as headers. Các trường trong dữ liệu sẽ thay thế bằng cách sử dụng các nhãn cột mặc định như “A”, “B”, “C”,…
- Bước 6: tùy chọn, bỏ đánh dấu Include hidden and filtered cells, chúng sẽ được loại khỏi nguồn dữ liệu.
- Bước 7: tùy chọn, chỉ định một phạm vi ô, mặc khác, toàn bộ bảng tính được sử dụng.
- Bước 8: nhấn CONNECT ở góc trên bên phải, bảng điều khiển trường sẽ xuất hiện.
3. Định hình nguồn dữ liệu
Dữ liệu sau khi kết nối vẫn có thể được chỉnh sửa
Bảng điều khiển trường sẽ chứa tất cả các dimensions (màu xanh lá) và metrics (màu xanh dương) từ tệp dữ liệu. Bạn có thể tinh chỉnh nguồn dữ liệu bằng cách đổi tên hoặc vô hiệu hóa các trường, thêm các trường được tính toán, thay đổi tập hợp và loại dữ liệu.
Thêm một metric
Thêm Metric để lập biểu đồ dữ liệu trong Data Studio
Để them một metric chọn biểu tượng 3 chấm dọc bên cạnh dimension và chọn một trong những chức năng có sẵn. Bạn sẽ cần ít nhất một metric để lập biểu đồ dữ liệu trong Data Studio.
4. Đổi tên nguồn dữ liệu
Data Studio tự động đặt tên cho dữ liệu nguồn tương tự như tên tệp. Nếu muốn bạn có thể đổi tên bằng cách nhấn vào tên trên góc trái và nhập một tên mới.
Ngoài ra, bạn còn có thể đổi tên từ trang chủ DATA SOURCES bằng cách nhấn vào dấu 3 chấm dọc bên phải tên của nguồn dữ liệu.
5. Chia sẻ nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu kết nối đến Data Studio có thể được sử dụng cho những người khác bằng cách chia sẻ.
Cách chia sẻ dữ liệu nguồn trong Google Data Studio
- Bước 1: góc phải trên cùng chọn biểu tượng chia sẻ (có hình người và dấu cộng).
- Bước 2: nhập các địa chỉ email hoặc Google Groups mà bạn muốn chia sẻ.
- Bước 3: với mỗi người hoặc nhóm, lựa chọn quyền sử dụng (permission). Có 2 lựa chọn là:
- Can view: mọi người được phân quyền này có thể xem nhưng không được sửa nguồn dữ liệu.
- Can edit: mọi người được phân quyền này có thể xem và sửa nguồn dữ liệu.
6. Sử dụng nguồn dữ liệu trong báo cáo
Sau khi kết nối dữ liệu sẽ có sẵn để sử dụng cho báo cáo
Bây giờ, bạn có thể sử dụng nguồn dữ liệu để tạo ra các báo cáo sinh động và trực quan.
- Bước 1: tại trang chủ Google Data Studio nhấp vào dấu cộng ở góc trái chọn Báo Cáo.
- Bước 2: chọn Nguồn dữ liệu của tôi, tìm đến tệp đã kết nối và chọn Thêm.
Như vậy là bạn đã có thể sử dụng một nguồn dữ liệu do tự tạo bằng Google Sheet và kết nối với Data Studio. Hy vọng rằng những bài viết được BAC tổng hợp đã mang đến các thông tin hữu ích cho bạn, nếu gặp khó khăn trong quá trình sử dụng hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!
Nguồn tham khảo: support.google.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Tham khảo chương trình đào tạo:
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì ?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
Biên soạn và tổng hợp nội dung