SCRUM là gì?

Trong những năm gần đây, các công ty phần mềm tìm hiểu và áp dụng Scrum ngày càng nhiều hơn. Mô hình kinh doanh ngày càng thay đổi và phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là công nghệ phát triển phầm mềm cũng cần linh hoạt, phát triển nhanh và hiệu quả cao hơn.

Khung Scrum ra đời với mục tiêu giải quyết các vấn đề phức tạp nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và linh hoạt hơn.

1. Vậy Scrum là gì?

Scrum là một khung (Framework) trong đó mọi người có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, cung cấp sản phẩm một cách hiệu quả và sáng tạo với giá trị cao nhất có thể. 

Đặc điểm của Scrum có thể hiểu trong một câu nói khá phổ biến đó là “Scrum easy to understand difficult to master” tức là Scrum tưởng đối dễ hiểu nhưng khó để áp dụng một cách thành thạo nhất. Scrum có các đặc điểm sau:

  • Nhẹ
  • Đơn giản, dễ hiểu
  • Khó thành thạo

Scrum là một khung quy trình đã được sử dụng để quản lý công việc trên các sản phẩm phức tạp kể từ đầu những năm 1990. Scrum không phải là một quá trình, kỹ thuật cụ thể. Thay vào đó, nó là một khung trong đó bạn có thể sử dụng các quy trình và kỹ thuật khác nhau. Scrum làm rõ hiệu quả tương đối của quản lý sản phẩm và kỹ thuật làm việc của bạn để bạn có thể liên tục cải thiện sản phẩm, nhóm và môi trường làm việc.

Khung Scrum bao gồm các nhóm Scrum và các vai trò, sự kiện, tạo tác và quy tắc liên quan của chúng. Mỗi thành phần trong khung phục vụ một mục đích cụ thể và rất cần thiết cho sự thành công và cách sử dụng của Scrum.

2. Công dụng của Scrum
  • Nghiên cứu và xác định thị trường khả thi, công nghệ và khả năng sản phẩm
  • Phát triển sản phẩm và cải tiến sản phẩm
  • Phát hành sản phẩm và cải tiến sản phẩm liên tục
  • Giữ sản phẩm bền vững và liên tục đổi mới sản phẩm.

Scrum được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như để phát triển phần mềm, phần cứng, phần mềm nhúng, mạng lưới chức năng tương tác, xe tự hành, trường học, chính phủ, tiếp thị, quản lý hoạt động của các tổ chức và hầu hết mọi thứ chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Bản chất của Scrum là một nhóm nhỏ người. Nhóm cá nhân rất linh hoạt và thích ứng. Scrum tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong việc chuyển giao kiến ​​thức lặp và gia tăng.

3. Lý Thuyết của Scrum
  • Tính minh bạch: Những thông tin liên quan đến quá trình phát triển cần được thông tin đầy đủ đến các vai trò trong nhóm Scrum. Thông tin truyền tải đến các vai trò là chính xác và đồng nhất.  Ví dụ định nghĩa thế nào là “Xong” của một nhiệm vụ cũng cần thống nhất, hay sự thay đổi ngôn ngữ lập trình của sản phẩm cũng cần được thông báo đến toàn team phát triển.
  • Kiểm tra: Người sử dụng Scrum phải thường xuyên thanh tra các tạo tác và tiến độ đến đích để phát hiện các bất thường không theo ý muốn. Tần suất thanh tra không nên quá dày để khỏi ảnh hưởng đến công việc. Việc kiểm tra có hiệu quả nhất khi người kiểm tra có đủ năng lực và vào thời điểm thích hợp.
  • Thích Ứng: Nếu trong quá trình phát triển, người kiểm tra xác định được vấn đề nào đó gây ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của sản phẩm thì cần phải có sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp. Sự điều chỉnh này cần được thống nhất và tiến hành sớm để tránh các sai sót nghiệm trọng xảy ra.
4. Nhóm Scrum

Một nhóm Scrum là nhóm tự quản, liên chức năng, các thành viên trong nhóm luôn hỗ trợ và cùng nhau phát triển. Nhóm Scrum được tạo ra để tối ưu hóa sự sáng tạo, linh hoạt và năng suất, hiệu quả. Một Scrum team bao gồm các vị trí sau:

 

  • Product Owner
  • Scrum Master
  • Nhóm phát triển sản phẩm
5. Các sự kiện trong Scrum
  • Sprint: Một trong như sự kiện quan trọng nhất của Scrum là Sprint. Trái tim của Scrum chính là sprint. Một sprint chuẩn kéo dài từ 2-4 tuần.  Đây là khoảng thời gian phát triển sản phẩm và phát hành sản phẩm. Một sprint không nên ngăn hơn 2 tuần hoặc kéo dài hơn 4 tuần.
  • Sprint Plan:  Lên kế hoạch công việc, trả lời các câu hỏi làm sao và làm thế nào để gia tăng hiệu quả công việc trong sprint sắp tới.
  •  Daily Scrum: Là cuộc họp diễn ra khoảng 15 phút hằng ngày. Trong cuộc họp ngắn này sẽ trả lời các câu hỏi tôi đã làm gì trong ngày hôm qua, tôi cần làm gì trong ngày hôm nay, tôi có đang gặp trở ngại gì không. Mục tiêu của cuộc họp này là giúp nâng cao năng suất và giải quyết khó khăn để đạt mục tiêu.
  • Sprint review:  Trong cuộc họp này sẽ trao đổi những gì đã hoàn thành trong sprint vừa qua, bàn về các việc phải làm trong sprint sắp tới. Cuộc họp này sẽ có sự tham gia của các bên liên quan, giúp nâng cao sự tưởng tác và hiệu quả.
  • Cải tiến Sprint: Là cuộc họp nhóm tự kiểm tra về con người, quy trình, công cụ và các mối quan hệ. Nhận biết và sắp xếp các danh mục chủ chốt và cải tiến dự định.

6. Tạo Tác Scrum

Các tạo tác Scrum hiển thị các công việc hoặc các giá trị bằng nhiều cách hữu ích để cung cấp tính minh bạch cũng như các cơ hội cho việc thanh tra và thích nghi. Các tạo tác Scrum được thiết kế để tối đa hóa tính minh bạch và thông suốt của các thông tin chính yếu nhằm đảm bảo mọi người có cùng cách hiểu thống nhất trong qua trình phát triển.

  • Product Backlog: Product Backlog là một danh sách được sắp xếp của tất cả mọi thứ được biết là cần thiết trong sản phẩm. Đây là nguồn yêu cầu duy nhất cho bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với sản phẩm. Chủ sở hữu sản phẩm (Product owner) chịu trách nhiệm về Product Backlog.
  • Sprint Backlog: Sprint Backlog là tập hợp các hạng mục Product Backlog được chọn cho một Sprint.
  • Increment: Là tập hợp tất cả các hạng mục Product Backlog đã được hoàn thành trong suốt Sprint hiện tại và những Sprint trước đó. Cuối Sprint, gói tăng trưởng mới phải thỏa mãn điều kiện “Hoàn thành”, có nghĩa là nó phải ở trạng thái sử dụng được và thỏa mãn định nghĩa của Nhóm Scrum về “Hoàn thành”.
7. Định Nghĩa Xong (Done)

Khi một mục tồn đọng của sản phẩm được mô tả là “hoàn thành”, mọi người phải hiểu “hoàn thành” có nghĩa cụ thể là gì. Mặc dù việc xác định rõ định nghĩa này hoàn toàn phụ thuộc vào từng nhóm Scrum, nhưng mọi thành viên phải chia sẻ chung một cách hiểu về việc hoàn thành một công việc, để đảm bảo tính minh bạch và thông suốt.

Đây chính là “Definition of Done” cho nhóm Scrum nó được dùng để đánh giá khi nào công việc thực sự hoàn thành trên mỗi gói tăng trưởng của sản phẩm.

Nguồn tham khảo bài viết: https://www.scrumguides.org

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN về Agile/Scrum tại BAC
  1. http://www.bacs.vn/vi/blog/kien-thuc/agile-la-gi-scrum-la-gi-6131.html
  2. http://www.bacs.vn/vi/blog/nghe-nghiep/chung-chi-csm-va-psm-1843.html
Các khóa học liên quan Agile/Scrum dành cho các nhân và doanh nghiệp
  1. Chuyên Gia Ứng Dụng Agile
  2. Scrum Master Trong Dự Án – Luyện Thi Psmi
  3. Scrum Framework in Pratice

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC

Previous Post
Next Post