Cách làm CV chuẩn dành cho Business Analyst

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường hoặc đang đi làm lĩnh vực khác muốn chuyển qua lĩnh vực Business Analyst sẽ gặp khó khăn trong việc viết CV đúng không ạ?

BAC sẽ góp ý một số bí quyết nhỏ giúp các bạn có một CV đẹp, gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng nhé.

Trước khi bạn có cơ hội phỏng vấn để thể hiện mình thì CV chính là yếu tốt giúp nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn.

Vậy làm sao để có một CV ấn tượng đến nhà tuyển dụng, làm sao để khi đọc CV của bạn thì bộ phận nhận sự muốn liên lạc với bạn ngay.

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ CV là gì?

CV là viết tắt của từCurriculum Vitae. CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muôn ứng tuyển.

 

Trước tiên, để có thể làm một CV ấn tượng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng thì bạn cần xác định rõ mình sẽ nộp CV vào vị trí nào và ở công ty cụ thể nào? Các bạn không nên làm một CV để gửi cho nhiều công ty vì sẽ không có sự tập trung và khác biệt.

Các bạn nên đọc kỹ JD (Job Description) công việc. Nghiên cứu về công ty thông qua các kênh như website, fanpage, linkedin…

Sau đó căn cứ và JD để có thể viết CV cụ thể và phù hơp với yêu cầu nhà tuyển dụng.

Một CV chuẩn cơ bản cần có các yếu tố sau:

  1. Personal information
  • Họ và tên: Ghi đầy đủ và chính xác.
  • Ngày sinh
  • Thông tin liên lạc: Số điện thoại và email.

Lưu ý email đặt tránh gây ấn tượng chưa chuyên nghiệp như: meoconngocnghech@gmail.com, hay changtrailangtu@gmail.com… Đây cũng là một lý do CV bị loại nhiều nhất.

  • Hình ảnh. Lựa chọn hình ảnh cá nhận đẹp và lịch sự nhất có thể.
  1. Summary và Objective

Giới thiệu về những điểm đáng ghi nhận, nổi bật về công việc trong quá khứ, nếu là sinh viên thì là công việc làm thêm hoặc hoạt động nghiên cứu khoa học hay giải thưởng. Mục tiêu bạn nói đến định hướng dài hạn và ngắn hạn trong thời gian sắp tới tại công ty. Ghi cụ thể và có khả năng làm được.

Ví dụ:Tôi đã từng làm UX designer cho công ty X, đã trải qua các dự án Y thành công về lĩnh vực giáo dục. Trong thời gian đó tôi được làm việc Mục tiêu của tôi trong thời gian tới là trở thành một BA chuyên nghiệp, đóng góp cho sự phát triển của công ty.  

  1. Education and Background

Ghi tên cụ thể ngành học và trường. Nếu tốt nghiệp khá, giỏi thì ghi thêm điểm. Nếu tốt nghiệp trung bình thì chỉ nên ghi ngành học và trường học.

  1. Professional Background

Là nhưng chương trình đào tạo ngắn hạn, chứng chỉ chuyên môn mà bạn đạt được. Nên liệt kê những khóa học và chứng chỉ liên quan đến công việc được đào tạo? Ví dụ:

  • Đã từng tham giá khóa đào tạo Business Analysis tại BAC tích lũy 36 PD (Profesional Development) của IIBA.
  • Đã tham gia khóa ứng dụng BI trong doanh nghiệp của BAC.
  • Đã tham gia khóa lập trình web tại cty ABC 
  • Đã tham gia khóa SQL tại BAC năm 2021
  1. Working experience.

Ở phần này, nếu làm nhiều công ty, mỗi công ty lại làm một ví trí khác nhau nên cần phải chia tách ra rõ ràng và ghi cụ thể công việc làm, cố gắng ghi các công việc có liên quan đến JD BA đang tuyển.

  • Ví trí đã làm
  • Dự án
  • Bạn làm gì tại dự án đó. Gạch đầu dòng một số công việc bạn phải làm có liên quan đến BA.
  • Bạn học được gì từ công việc đó (Mục này thường bị bỏ qua tuy nhiên lại rất quan trọng để đánh giá khả năng tổng hợp và học hỏi của bạn)
  1. Professional Skill

Liệt kê các kĩ năng chuyên môn mà bạn có. Nên liệt kê các kĩ năng liên quan trực tiếp đến công việc BA hoặc công việc liên quan. Có thể chia ra.

  • Kĩ năng mềm (Giao tiếp, phân tích, xử lý vấn đề, đàm phán, quản lý thời gian…)
  • Kĩ năng chuyên môn (Tiếng anh, thiết kế, lập trình ….)
  1. Achievement and awards

Liệt kê các giải thưởng đặc biệt, gây ấn tượng. Đặc biệt các giải thưởng liên quan đến lĩnh vực đang làm. Ví dụ: Tham gia cuộc thi Hackathon và được giải a,b,c. Tham gia thiết kế web/app…

  1. Sở thích

Có thể ghi thêm như chơi thể thao, du lịch, viết Blog.  Nếu giỏi về nghệ thuật có thể ghi rõ và đính kèm một số link rút gọn nếu có.

  1. Người Tham Khảo

Bạn có thể ghi thêm thông tin người xác nhận nếu có. Lựa chọn người tham khảo hiểu bạn, đánh giá tốt về bạn nếu bộ phận nhận sự họ liên lạc để xác nhận.

Những điểm lưu ý khi làm CV:

  • Ghi ngắn gọn, súc tích, không dùng từ quá hoa mỹ, khoa trương
  • Đúng chính tả, đồng bộ tiếng anh hoặc tiếng việt, hạn chế lẫn lộn ngôn ngữ. Nên làm CV bằng tiếng anh đối với vị trí BA.
  • Định dạng văn bản chuẩn
  • Ghi những nội dung biết rõ hoặc biết cụ thể và đọc kĩ CV lại trước khi phỏng vấn.

Tóm lại: CV tốt là bước đầu tiên giúp bạn có cơ hội phỏng vấn. Làm tốt CV cũng là một kĩ năng tổng hợp và trình bày dành cho BA. Việc có được công việc ngoài CV còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn và đặc biết là tính cách, thái độ của ứng viên dành cho công việc và công ty. Tải mẫu BA CV do BAC gợi ý. 

Bạn có thể đọc thêm các kĩ năng dành cho BA tại đây: http://www.bacs.vn/vi/blog/ky-nang/nhung-ki-nang-can-thiet-cho-mot-ba-moi-vao-nghe-phan-1-226.html

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC

Previous Post
Next Post