CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ: Công việc của họ là gì?

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) yêu cầu phải thực hiện được các công việc sau: thu thập thông tin, viết tài liệu, quản lý các yêu cầu; tổ chức các cuộc họp; nghiên cứu tính khả thi/phù hợp, và là cầu nối giữa các nhóm chức năng và nhóm kỹ thuật. Chúng ta thường nhìn vào những công việc trên và nghĩ rằng “Đây là công việc của tôi”. Tuy nhiên, tôi sẽ nói về những  việc mà một BA cần làm như một phần trong “Công việc thực sự” của họ. Đó không phải những kỹ năng và hoạt động họ thực hiện hàng ngày, cũng không phải là những nhiệm vụ họ được phân công và hoàn thành từ dự án này đến dự án khác, nhưng có nhiều lý do đằng sau những kỹ năng và hoạt động đó; đấy cũng là lý do tại sao những dự án CNTT lại đem đến nhiều giá trị cho các doanh nghiệp.

 

 

Từ hơn nửa thế kỷ trước Charles Kettering đã  cho rằng: “Khi một vấn đề được mô tả rõ ràng thì bản thân nó đã tự giải quyết được một nửa” điều đó vẫn đúng cho đến ngày hôm nay. Việc giúp cho khách hàng hiểu rõ họ muốn gì sẽ là bước quan trọng đầu tiên để tiến hành thực hiện dự án. Nếu không  hiểu  thấu đáo điều này, dự án sẽ dễ đi đến thất bại. Đôi khi, để nắm được những điều này từ khách hàng thật không đơn giản.

 

Trong bài viết này, tôi muốn làm rõ cụm từ phổ biến mà các chuyên viên phân tích nghiệp vụ thường dùng là  “Tôi (giúp) giải quyết vấn đề”. Qủa thật, nếu đúng là như thế thì tôi nghĩ rằng công việc thực sự của một BA là giúp cho khách hàng xác định vấn đề chính xác và nhanh chóng.

 

http://huynhvanson.vn/wp-content/uploads/2014/03/Phat-trien-ky-nang-dat-cau-hoi-voi-viec-dat-cau-hoi-that-nhieu.jpg Có bao giờ bạn bắt đầu một dự án mà phía khách hàng yêu cầu bạn phải thực hiện  những việc, và bạn nhận ra rằng đó chính là giải pháp? Có khi nào bạn chủ động nắm các yêu cầu trong cuộc họp và sắp xếp các tài liệu với nhau? Hay bạn hỏi họ tại sao họ lại muốn dự án như vậy, và câu trả lời nhận được là :”bởi vì tôi nói như vậy, đó là lý do”

Dù bằng cách tiếp cận nào đi chăng nữa thì cũng làm bạn gặp khó khăn, do vậy, việc xác định được “Khi nào” và “Bằng cách nào” để giải quyết vấn đề đó chính là một trong những điều giúp nhận ra một BA thực thụ. Đó chính là một phần trong công việc thực sự của BA: Xác định hoặc làm sáng tỏ những vấn đề.

http://www.doanhnhansaigon.vn/ic/y/-/w620h405f1c1-files-articles-2015-1091335-y-tuong-kinh-doanh.jpg

Để làm rõ các vấn đề nhất thiết phải hợp tác chặt chẽ với khách hàng để nắm được yêu cầu và hiểu được vai trò của dự án và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp. Dù vai trò bạn trong dự án thế nào đi chăng nữa thì cũng phải giúp khách hàng biết rõ giá trị của dự án bằng cách chỉ ra phương pháp giải quyết vấn đề của khách hàng như thế nào.

Giống như một vài cấp độ trong kinh doanh, như các dạng yêu cầu, và trong thực thế chúng ta có thể vẽ sơ đồ cho chúng một cách độc đáo. Tôi đã tạo ra một sơ đồ chữ V để hiển thị mối quan hệ giữa vấn đề kinh doanh và các yêu cầu

/resources/uploaded/BAC/Files/Blog/business-analyst-what-is-the-job/TechnicalVSBusiness.png

Bạn sẽ thấy một số chỗ có mũi tên hai chiều, đó là vì những yêu cầu không tồn tại trong không gian. Khi xem xét một yêu cầu tại bất kỳ cấp độ nào thì bạn có thể để chúng trên cấp độ đó và xem vấn đề nào mà yêu cầu được dùng để giải quyết. Khi bạn đào sâu vào vấn đề, chắc chắn phải đặt câu hỏi: ”có phải chúng ta đang giải quyết đúng vấn đề?” điều này có thể dẫn bạn khám phá ra những vấn đề ở cấp độ khác, mà vấn đề đó khi giải quyết có thể làm cho vấn đề bạn đang kiểm tra mất đi sự đơn giản.

Cẩn thận khi làm rõ các vấn đề khi tài liệu về các yêu cầu có thể cải thiện nguồn gốc truy xuất và cung cấp ngôn ngữ phổ biến khi thảo luận các vấn đề về phạm vi dự án. Điều này cũng có thể giúp đỡ với các ưu iên quan trọng của yêu cầu, đó thường là công việc tách những cái ‘phải có’ từ những cái ‘nên có’ và ‘giống như có’. Rõ ràng, nếu một yêu cầu có liên quan đến vấn đề cốt lõi thì hệ thống được thiết kế để giải quyết là phải có, trong khi những yêu cầu không thực sự giải quyết vấn đề có lẽ là không.

Đây là giá trị kinh doanh nhỏ trong giải pháp trong việc tìm kiếm của một vấn đề, đôi khi nó được hiểu như “hãy xây dựng chúng và họ sẽ đến”. Mặt khác, thậm chí là một giải pháp bình thường cho một vấn đề được chia sẻ bởi nhiều người sẽ được chấp nhận và sử dụng. Hãy nhớ rằng những vấn đề và những yêu cầu luôn đi song hành với nhau. Hãy chắc rằng bạn làm việc với khách hàng để hiểu và làm rõ đúng vấn đề, và bạn sẽ thực hiện đúng công việc thật sự của mình.

Nguồn: http://www.businessanalyst.com/

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC.

Previous Post
Next Post