Trong mô hình INVEST chữ “S” đóng vai trò rất quan trọng (S là viết tắt của Small). Nhưng nhỏ đến mức nào? Vì “nhỏ” mang tính tương đối nên nhiều User Stories phải được chia thành các phần chi tiết hơn để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nhà phát triển. Hiện nay, ý tưởng “chia” User Stories thành nhiều User Stories đơn giản hơn (nhỏ hơn) được áp dụng rất phổ biến. Vậy, những kỹ thuật nào bạn có thể sử dụng để chia nhỏ User Stories?
1. Tập trung vào một ý tưởng duy nhất
Khi một User Story chứa các liên từ như “và”, “nhưng”, “hoặc” thì thường sẽ có thể chia thành nhiều story đơn giản hơn, mỗi story sẽ mô tả một hành động hoặc một thành phần riêng lẻ.
Để xem Story có phù hợp với thủ thuật này hay không, bạn hãy kiểm tra xem các liên từ ở cả hai bên từ “và” có xuất hiện với các chủ đề, động từ và đối tượng khác nhau hay không. Hay nói cách khác là xác định xem nó có phải một câu ghép không.
Ví dụ user story 1: “Là người nộp đơn yêu cầu bảo hiểm ô tô, tôi có thể điều hướng đến màn hình Bảo hiểm, nhập dữ liệu cá nhân và xe (dữ liệu kết nối) và nộp đơn trực tuyến (câu kết hợp) để yêu cầu bảo hiểm ô tô.”
Để đơn giản hóa quá trình này, hãy chia nó thành nhiều story như sau:
- Là người nộp đơn, tôi có thể điều hướng đến màn hình Bảo hiểm để chọn bảo hiểm mong muốn.
- Là người nộp đơn, tôi có thể nhập dữ liệu cá nhân và phương tiện để tính phí bảo hiểm.
- Là người nộp đơn, tôi có thể nộp đơn trực tuyến để yêu cầu bảo hiểm ô tô.
Đây là một ví dụ về cách đơn giản hóa User Story bằng việc chia nhỏ và tập trung vào một ý tưởng duy nhất. Bằng phương pháp này, user story sẽ dễ hiểu và ít bị hiểu lầm hơn.
2. Cung cấp giá trị nghiệp vụ gia tăng
Đôi khi một story người dùng phức tạp, các tính năng hoặc epic (large user story) có thể được chia thành nhiều user story nhỏ để dần dần làm rõ giá trị nghiệp vụ của story gốc trong nhiều lần lặp lại.
Ví dụ User Story 2: “Để tăng cường việc chia sẻ kiến thức của lớp, giáo viên có thể tự động chỉ định học sinh vào các nhóm riêng lẻ, đảm bảo mỗi nhóm có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành bài tập.”
Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia story thành các phần cốt lõi đơn giản và sau đó tăng cường nó với story tiếp theo? Cụ thể như sau:
“Để hoàn thành bài tập, giáo viên có thể cho học sinh thực hành theo nhóm.”
Đây là một User Story đơn giản cung cấp giá trị nghiệp vụ lớn. Sau khi thành công, các lần lặp tiếp theo có thể triển khai 4 User Stories còn lại như sau:
- Để cân bằng các kỹ năng cần thiết nhằm hoàn thành bài tập, giáo viên có thể thay đổi thành phần của một nhóm.
- Để tối ưu hóa trải nghiệm học tập, giáo viên có thể xác định các kỹ năng cần thiết để hoàn thành mỗi bài tập.
- Để xây dựng một đội ngũ hiệu quả, giáo viên có thể nắm vững các kỹ năng của từng học sinh.
- Để xây dựng một đội ngũ hiệu quả, giáo viên có thể kết hợp các kỹ năng của các nhóm học sinh với các kỹ năng cần thiết để hoàn thành bài tập.
3. Chia User Stories theo vai trò của người dùng (User Roles)
Đôi khi, cách tốt nhất để phân chia User Story là kiểm tra các loại người dùng khác nhau trong vai trò người dùng đại diện. Vậy họ sẽ sử dụng sản phẩm cuối cùng như thế nào? Mỗi nhu cầu riêng biệt có thể được giải quyết trong một Sub-story khác nhau. Khi bạn chia nhỏ story dựa trên nhu cầu của từng người dùng mới, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết các thành phần đều tập trung vào một story, trong khi những người dùng khác chỉ có những thay đổi nhỏ.
4. Phân chia User Stories theo tiêu chí chấp nhận (Acceptance Standards)
Bạn có thể sử dụng các tiêu chí chấp nhận cho từng Story để chia nhỏ các User Stories lớn. Bằng cách này, việc lập kế hoạch và thực hiện các story nhỏ hơn một cách độc lập trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn không chỉ có được sự linh hoạt mà còn có khả năng kiểm soát chất lượng dễ dàng khi có thể xem xét từng story. Nếu một story người dùng có kết quả kém hoặc không theo kế hoạch, nó sẽ không ảnh hưởng đến chu trình hoạt động và các tính năng khác của bạn.
Bài viết này, BAC đã đem đến cho bạn 4 kỹ thuật hỗ trợ BA đắc lực trong việc chia nhỏ user stories. Hy vọng rằng bạn đã có thể chọn một kỹ thuật phù hợp với bản thân và doanh nghiệp. Hãy thường xuyên ghé thăm BAC’s Blog để thu thập thêm nhiều kiến thức thú vị về Business Analyst hơn nữa nhé.
Tham khảo bài viết liên quan: 8 kỹ thuật hỗ trợ chia nhỏ User Stories (Phần 2)
Nguồn tham khảo:
https://www.businessanalysisexperts.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC