Tầm quan trọng của phân tích dữ liệu ngày một lớn, bằng chứng cụ thể nhất là sự đầu tư của các ông lớn. Nếu như Microsoft có Power BI, liên tục thống trị bảng xếp hạng công cụ phân tích và trực quan dữ liệu thì Google cũng không chịu thua kém với Google Data Studio.
Google Data Studio hỗ trợ khá nhiều loại biểu đồ khác nhau
Tham khảo:Google Data Studio là gì?
Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này, muốn tìm một công cụ miễn phí để học tập và nghiên cứu, đó chắc chắn là Google Data Studio. Dưới đây là 6 loại biểu đồ phổ biến giúp bạn trực quan hóa mọi loại dữ liệu.
1. Scorecard
Scorecard chỉ hiển thị một số liệu duy nhất nên thường được dùng để hiển thị cho các chỉ số quan trọng. Ví dụ: tổng doanh số (Total Sales), tỷ lệ thoát trung bình của website (average bounce rate)…
Scorecard thường không thể hiện nhiều thông tin
Trong Data Studio, Scorecard xuất hiện dưới dạng con số và tùy chọn, tên của card được tóm tắt. Ngoài ra, định dạng của số được hiển thị tùy vào cách cấu hình số liệu bên trong nguồn dữ liệu.
Để thêm chart vào báo cáo, chọn Insert => Scorecard. Chọn biểu đồ, từ thanh bên phải thực hiện các tùy chọn để cấu hình dữ liệu và cách hiển thị. Đối với dữ liệu, tại cột Data, thay đổi giá trị hiển thị bằng cách kéo thả các trường từ Available Fields vào Metric.
Khu vực cấu hình dữ liệu cho charts nằm bên phải
Bên cạnh đó, Scorecard cho biết con số dựa trên dữ liệu thời gian. Tức là bạn có thể chọn ngày hoặc khoảng ngày tại dòng Default Date Range để so sánh. Tính năng Filter (bộ lọc) cũng được áp dụng khi cần lấy dữ liệu theo yêu cầu.
2. Time series charts
Time series charts bao gồm nhiều loại biểu đồ nhưng đều cùng mục đích biểu thị sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian. Ví dụ: cho biết số phiên truy cập website trong suốt 1 tuần hay lợi nhuận công ty theo quý trong 4 năm gần nhất.
Là loại biểu đồ được dùng để thể hiện sự thay đổi theo thời gian
Trong Google Data Studio, Time series charts hiển thị thời gian ở trục hoành nằm ngang (trục X) và thước đo (trục tung) nằm dọc. Các số liệu riêng lẻ được vẽ như một chuỗi các điểm dữ liệu được gọi là chuỗi đánh dấu (là điểm đánh dấu giữa 2 trục). Ngoài ra, bạn có thể có các trục Y trái và phải riêng biệt, khi có nhiều thước đo khác nhau.
Để thêm biểu đồ dữ liệu theo thời gian vào báo cáo, chọn Insert => Time series. Việc cấu hình biểu đồ dạng này sẽ bao gồm 2 thông số cho trục tung (metric) và trục hoành (dimension). Ngoài ra, còn được bổ sung thêm tính năng Interactions để người dùng thao tác, các tính năng như so sánh theo khoảng thời gian, thêm bộ lọc, chức năng hiển thị (STYLE) vẫn được giữ nguyên.
Khái niệm dimension ở đây là loại dữ liệu, giá trị dimension là tên, mô tả hoặc các đặc điểm của loại dữ liệu. Mặc định, nếu dữ liệu ngày tháng (date dimension) trong nguồn dữ liệu của bạn hợp lệ, nó sẽ được sử dụng cho trục hoành.
Khái niệm metric hay số liệu đo lường là giá trị được dùng cho trục Y. Được chứa trong dimensions, cung cấp thang đo và chuỗi dữ liệu cho biểu đồ. Bạn có thể hiển thị cùng lúc 5 metric cho 1 biểu đồ dữ liệu thời gian.
3. Bar charts
Bar charts hay biểu đồ thanh là loại biểu đồ quá đổi quen thuộc khi phân tích dữ liệu. Đặc biệt, khi thực hiện các so sánh giữa 2 đối tượng, kích thước cột sẽ đại diện cho độ lớn của giá trị. Trong đó, một trục của biểu đồ sẽ hiển thị các danh mục (dimension), đối tượng cụ thể cần so sánh và trục còn lại là giá trị (metric), số liệu.
Biểu đồ thanh với 2 cách hiển thị stacked bars và grouped bars (từ trái qua)
Để thêm biểu đồ thanh vào báo cáo, chọn Insert => Bar chart. Tương tự biểu đồ dữ liệu theo thời gian, cần nhập 2 thông số cho trục tung và trục hoành. Tính năng Interactions cho phép người dùng tương tác với sản phẩm cuối, các chức năng bộ lọc, style không đổi.
Tùy vào số lượng dimensions trong biểu đồ, nếu có 1 dimensions chuỗi dữ liệu đến từ metric, có thể thêm tối đa 5 metric. Nếu có 2 dimensions, chuỗi dữ liệu đến từ dimension thứ hai. Khi biểu đồ gồm 2 dimensions, nó có thể biểu thị bất kì số lượng chuỗi dữ liệu nhưng chỉ 1 metric.
Một trong 2 loại biểu đồ trên có thể được hiển thị dưới dạng nhóm, giúp so sánh các giá trị trong một chuỗi hoặc biểu đồ xếp chồng. Rất tốt trong việc hiện thị hiệu ứng tích lũy các giá trị chuỗi.
4. Geo map
Geo map hay biểu đồ dạng bảng đồ địa lý cung cấp một cách để trực quan số liệu trên các khu vực. Trong Google Data Studio, geo map dựa trên trực quan Google’s GeoChart. Một biểu đồ geo map sẽ yêu cầu 3 thông tin: 1 dimension địa lý (Country, City, Region…), 1 metric số liệu (Sessions, Population…) và khu vực phóng to của bản đồ.
Geo map cần 3 thông tin cho 1 chart là dimension, metric và zoom area
Loại dimension địa lý được chọn sẽ quyết định cách dữ liệu của bạn được sắp xếp trên bản đồ. Ví dụ: để nhóm dữ liệu của bạn theo thành phố, chọn 1 dimension chứa tên hoặc mã thành phố. Các giá trị thực tế được dùng để mã hóa thông tin địa lý phải phù hợp với tiêu chuẩn có liên quan được dùng cho dimension. Một số loại dữ liệu địa lý chỉ có thể sử dụng trong các nguồn dữ liệu cụ thể.
Geo map cũng được cung cấp các tính năng như Default date range, Interactions hay Style. Một số thay đổi phải kể đến như dimensions lúc này là Geo dimensions, Filter trở thành Geo Filter, thêm tính năng Zoom Area.
5. Pie charts
Pie charts hay biểu đồ tròn đã quá gần gũi với chúng ta, kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Pie charts giúp trực quan dữ liệu trong một hình tròn, với các phần của hình tròn sẽ đại diện cho các chuỗi dữ liệu. Kích thước của các phần sẽ tương ứng với số lượng hoặc giá trị của số liệu. Thông thường, biểu đồ tròn được dùng để so sánh một vài điểm dữ liệu với sự khác biệt lớn về tỷ lệ.
Biểu đồ tròn khi thể hiện cùng một dữ liệu ở 2 cách
Để thêm biểu đồ tròn vào báo cáo, chọn Insert => Pie chart. Trong Google Data Studio, biểu đồ tròn có dimension đại diện cho số lượng và tên của các phần, trong khi, metric xác định kích thước mỗi phần. Bạn được hỗ trợ tối đa 10 phần trong một biểu đồ tròn và các dữ liệu bất kỳ không thuộc phần nào sẽ được tự động gom vào một phần tên là Others (khác).
Pie charts vẫn sở hữu những cài đặt tương tự như các charts khác. Điều này đồng nghĩa, bạn phải cung cấp thông tin cần thiết như dimensions, metrics để hiển thị biểu đồ. Ngoài ra, bạn có thể cấu hình các tính năng như Sort (sắp xếp), Default date range, Filter (bộ lọc), Interactions (tương tác).
Trên đây là 6 loại biểu đồ phổ biến được sử dụng để phân tích dữ liệu trong Google Data Studio. Mỗi loại sẽ phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau của nhà phân tích, cần vận dụng một cách hợp lý để đạt hiểu quả tốt nhất. Các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật tại website bacs.vn.
Bạn đọc có nhu cầu học tập, nghiên cứu Google Data Studio nói riêng và lĩnh vực phân tích dữ liệu nói chung. Hãy liên hệ ngay cho BAC để được tư vấn khóa học phù hợp theo nhu cầu, công việc và trình độ của mình nhé!.
Nguồn tham khảo: support.google.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Tham khảo chương trình đào tạo:
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì ?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung