5 Bí Quyết Giúp “BA-ING “ Làm Việc Hiệu Quả

Bạn là một chuyên viên viên Phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA)? Và bạn luôn muốn công việc của mình hiệu quả hơn?

Có rất nhiều cách để giúp bạn, chẳng hạn như việc đi học ở các khoá học nghiệp vụ để nâng cao kiến thức, hoặc tự học và trau dồi thêm các công cụ hỗ trợ cho công việc hiệu quả hơn, v.v… Tuy nhiên có những thứ mà đa phần ở các khoá học phân tích nghiệp vụ đó, hay là việc bạn tự học để bổ sung kiến thức, thì nó vẫn chưa thực sự hỗ trợ nhiều trong việc nâng cao hiệu quả công việc trong nghề BA.

Vậy bí quyết cho các “BA-ing” là gì?

Đó chính là những “practical tips (ứng dụng thực tế)” – là những đúc kết từ những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Phân tích nghiệp vụ – những người mà chúng ta có thể học hỏi từ họ rất nhiều điều, đặc biệt là những điều mà ít khi nào chúng ta được học ở các khoá học nghiệp vụ.

Ở bài viết này, chúng tôi mang đến cho bạn những bí quyết giúp các chuyên viên Phân tích nghiệp vụ đạt hiệu quả cao trong công việc hơn, được chia sẻ bởi cô Shelly Evangelista – chuyên viên tư vấn nghiệp vụ, cô có trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

1.    Luôn làm việc có mục tiêu

Cho dù khi bạn đang thực hiện một việc gì đó (chẳng hạn như bạn đang khảo sát một vấn đề, hay tham gia cải tiến quy trình nghiệp vụ,…) thì bạn phải biết được lý do tạo sao bạn làm công việc đó, vì đó là điều cần thiết để đo lường hiệu suất công việc của bạn. Nếu bạn hoàn thành được tất cả mục tiêu của mình đặt ra, thì lúc đó, bạn đã thực hiện công việc rất hiệu quả rồi đấy! Thậm chí biết đâu bạn còn có thể có thêm những ý tưởng mới để tạo nên sự “hoàn chỉnh của hoàn chỉnh” thì sao?

2.    Bất cứ khi nào có thể, hãy “bình duyệt” với đồng nghiệp của mình

Những đồng nghiệp của bạn, là những người sẽ cung cấp cho bạn những thông tin phản hồi mang tính góp ý, xây dựng. Nó vô dùng giá trị vì lúc đó sẽ không có khái niệm gọi là “định kiến” về vấn đề đang được đánh giá trong tài liệu của bạn. Chính điều này sẽ giúp bạn hiểu những vấn đề đang được nói đến một cách rõ ràng, súc tích hơn.

3.    Hiểu được những vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ

Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về lĩnh vực nghiệp vụ hoặc những vấn đề liên quan, để bạn có thể nói chuyện/trình bày vấn đề một cách tự tin và thể hiện kiến thức của mình. Điều này sẽ giúp bạn khẳng định mình trong mắt khách hàng, thấu hiểu những vấn đề/khó khăn của họ, đồng thời cũng giúp bạn tạo nên mối quan hệ công việc tốt hơn.

4.    Hãy luôn vẽ ra cho mình một bức tranh với những từ ngữ bạn có

Các dạng sơ đồ khối (Flowchart) và các biểu đồ (Diagram) thì rất là đa dạng, nhưng chúng luôn mô tả được câu chuyện của vấn đề. Điều này sẽ giúp tối thiểu hoá việc giải thích sai vấn đề và cũng giải quyết được việc mỗi người sẽ có những cách thức tìm hiểu vấn đề khác nhau.

5.    Cứ mạnh dạn đặt câu hỏi nếu bạn không biết

Đặt câu hỏi không phải là dấu hiệu của sự bất lực. Trong thực tế, việc này thể hiện  rằng bạn luôn luôn muốn học hỏi, luôn muốn biết đầy đủ về một vấn đề để có thể hiểu vấn đề một cách cặn kẽ. Nói chung, không có gì gọi là vô ích, việc bạn đặt câu hỏi cũng cho thấy rằng bạn đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của công việc.

Nguồn tham khảo:Shelly Evangelista – Business Consultant, Enterprise Service Delivery

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập BAC – Ngô Nguyễn Thảo Phương

Previous Post
Next Post
Exit mobile version