Ngân hàng là một trong những lĩnh vực mà sự xuất hiện của nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst - BA) là vô cùng quan trọng. Họ giúp các hoạt động được duy trì một cách trơn tru và thúc đẩy những cải tiến quy trình. Nếu bạn thắc mắc các nhà BA làm gì trong lĩnh vực ngân hàng thì bài viết này chính xác là dành cho bạn.
1. Lĩnh vực ngân hàng (banking) là gì?
Ngân hàng về bản chất là một hệ thống phức tạp để tạo điều kiện cho dòng tiền và các dịch vụ tài chính hoạt động thuận lợi. Trong đó, có nhiều hoạt động khác nhau diễn ra để quản lý tiền và cung cấp nhiều sản phẩm cho cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Ngân hàng cho phép gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, vay vốn cá nhân hoặc kinh doanh,...
Ngân hàng là một hệ thống phức tạp với nhiều hoạt động tài chính
Để mang lại sự tiện lợi và hiệu quả, các ngân hàng ngày nay ứng dụng rất nhiều công nghệ. Ngày nay, khách hàng có thể truy cập tài khoản của mình mọi lúc, mọi nơi thông qua các ứng dụng và trang web. Vai trò của ngân hàng không chỉ gói gọn trong việc lưu trữ tiền hoặc thanh toán mà còn liên quan đến nhiều chức năng khác như quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, bảo hiểm, ngoại hối,...
2. Sự phát triển của ngân hàng
Sự ra đời của công nghệ đã thay đổi cách ngân hàng hoạt động. Quá trình số hóa đã cách mạng hóa ngành ngân hàng. Các nền tảng ngân hàng trực tuyến đã cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản của họ ở mọi nơi và mọi lúc thông qua thiết bị di động hoặc máy tính. Các công ty công nghệ tài chính (Fintech) cũng đã nổi lên và cung cấp các dịch vụ sáng tạo như cho vay ngang hàng và ví kỹ thuật số.
Những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain và phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục định hình lĩnh vực ngân hàng. Trải nghiệm khách hàng được nâng cao, các quy trình được tối ưu hóa, phát hiện lỗi tự động và hơn thế nữa.. Ngành ngân hàng sẽ không ngừng phát triển để duy trì sự phù hợp trong bối cảnh luôn thay đổi.
3. Các sản phẩm chính của ngân hàng
Ngân hàng cung cấp các sản phẩm đáp ứng những nhu cầu tài chính khác nhau. Các sản phẩm ngân hàng phổ biến phải kể đến như tài khoản tiết kiệm, tài khoản vãng lai hoặc tài khoản thanh toán. Qua đó, ngân hàng sẽ cung cấp các khả năng giao dịch như viết séc, chuyển tiền điện tử, thẻ ghi nợ…. giúp khách hàng quản lý hiệu quả các khoản chi tiêu.
Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng có giá trị cho xã hội
Ngoài ra, các ngân hàng còn cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau. Các sản phẩm này sẽ hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu tài chính của mình. Ngoài ra, thẻ tín dụng cũng là một sản phẩm phổ biến khác, cho phép khách hàng ghi nợ hoặc trả góp.
Bên cạnh đó, các giao dịch ngoại hối như các trao đổi tiền tệ hoặc các tùy chọn chuyển tiền quốc tế cũng rất được quan tâm. Những dịch vụ này dành cho khách du lịch hoặc những người tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới. Đây là những sản phẩm thiết yếu giúp ngân hàng duy trì hoạt động và cung cấp giá trị cho xã hội.
4. Các quy trình ngân hàng chính
Các quy trình quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động xuyên suốt và chất lượng dịch vụ. Mục tiêu là phải quản lý các giao dịch tài chính hiệu quả và duy trì sự hài lòng của khách hàng. Do đó, các quy trình này luôn được chú trọng và cải tiến theo thời gian.
Một trong những quy trình chính là mở và duy trì tài khoản. Các ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin, xác minh và mở tài khoản cho khách hàng mới. Một quy trình khác là phát hành và xử lý khoản vay. Các ngân hàng tiếp nhận yêu cầu vay, phân tích, đánh giá và cung cấp khoản vay nếu được chấp thuận.
Ngoài ra, quy trình xử lý thanh toán cũng rất quan trọng trong ngân hàng. Đây là quy trình xử lý các giao dịch thông qua các kênh như ATM, ngân hàng trực tuyến hoặc ứng dụng di động. Không thể thiếu là quy trình quản lý rủi ro, nhằm xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Và còn rất nhiều quy trình khác, các BA sẽ cùng các nhóm CNTT làm việc để đảm bảo mọi thứ vận hành trơn chu. Những quy trình ngân hàng quan trọng này các các BA có tay nghề cao, hiểu được sự phức tạp trong từng bước trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của quy định.
5. Xu hướng trong lĩnh vực ngân hàng
Xu hướng trong ngành ngân hàng sẽ liên tục phát triển và được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong công nghệ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các xu hướng quan trọng có thể kể đến như sự gia tăng của ngân hàng kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, công nghệ chuỗi khối,....
Các xu hướng sẽ tiếp tục định hình bối cảnh của ngành. Do đó, BA phải luôn luôn cập nhật để có thể đánh giá các yêu cầu kinh doanh và đề xuất những giải pháp phù hợp.
6. Ngân hàng có thể tận dụng công nghệ thông tin như thế nào?
Các ngân hàng ngày nay ứng dụng CNTT để hợp lý hóa hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh. Bằng cách triển khai các nền tảng ngân hàng trực tuyến, giờ đây người dùng dễ dàng xem số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và thậm chí đăng ký vay hoặc thẻ tín dụng mọi lúc, mọi nơi.
Ứng dụng công nghệ trở thành xu hướng của các ngân hàng ngày nay
Bên cạnh đó, việc sử dụng phân tích dữ liệu còn giúp các ngân hàng đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt. Các ngân hàng có thể xác định xu hướng và cá nhân hóa các dịch vụ phù hợp thông qua phân tích dữ liệu khách hàng. Từ đó, chất lượng dịch vụ được cải thiện và mang lại sự hài lòng.
Công nghệ thông tin cũng đã tăng cường các biện pháp bảo mật trong ngành ngân hàng. Bằng các phương pháp mã hóa tiên tiến, các kỹ thuật xác thực sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt hoặc giọng nói sẽ tăng thêm lớp bảo mật. Những công nghệ mới như AI, điện toán đám mây hay tiếp tục hứa hẹn nhiều cải tiến thú vị.
7. Vai trò của các nhà phân tích kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng
BA là người đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Họ sẽ phân tích, lập tài liệu và chuyển đổi các yêu cầu kinh doanh thành những thông số kỹ thuật chức năng mà cả nhóm kỹ thuật và các bên liên quan không phải kỹ thuật đều có thể hiểu được. Nói cách khác, BA là người thu hẹp khoảng cách giữa các giải pháp công nghệ và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Lĩnh vực ngân hàng chứng kiến các BA làm việc chặt chẽ với nhiều phòng ban khác nhau để xác định các cơ hội cải tiến quy trình và đổi mới. Họ sẽ tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, phân tích kỹ lưỡng và cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động, trải nghiệm của khách hàng, quản lý rủi ro, tuân thủ và lợi nhuận.
Ngoài ra, BA ngân hàng cần hiểu các sản phẩm ngân hàng phức tạp mà các tổ chức tài chính cung cấp. Điều đó nhằm đảm bảo BA có thể phân tích các yêu cầu và đề xuất các giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Chưa dừng lại, BA ngân hàng phải luôn cập nhật các xu hướng mới như chuyển đổi số, đổi mới công nghệ tài chính, thay đổi về quy định (như PSD2) và an ninh mạng. Việc này sẽ cho phép họ dự đoán các thách thức và đề xuất các chiến lược chủ động giúp các ngân hàng duy trì khả năng cạnh tranh trong bối cảnh không ngừng thay đổi. Một BA ngân hàng cần kết hợp các kỹ năng kỹ thuật như công cụ phân tích dữ liệu, các kỹ năng giao tiếp và một nền tảng vững chắc về các nguyên tắc tài chính.
Tóm lại, BA sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng. Họ cần có chuyên môn trong cả quy trình kinh doanh và công nghệ thông tin. Điều đó sẽ giúp các tổ chức tài chính vượt qua những thách thức phức tạp trong khi tối ưu hóa hoạt động để cải thiện sự hài lòng của khách hàng và đạt mục đích cuối cùng.
Mong rằng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò của một Business Analyst trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu bạn quan tâm đến khóa học phân tích nghiệp vụ ngân hàng thì có thể tham khảo ngay dưới đây. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Tham khảo: Khóa học phân tích nghiệp vụ ngân hàng
Nguồn tham khảo:
https://www.adaptiveus.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC