1. Giới thiệu chung về các background của Business Analyst
Business Analyst (BA) là một ngành nghề yêu cầu rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Vì vậy để có thể trở thành một BA, bạn cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo.
Ngành Hệ thống thông tin quản lý:
Được coi là một ngành về Công nghệ Thông tin(CNTT), chỉ khác là nó đi sâu hơn vào công việc tổng hợp các dữ liệu theo yêu cầu của công ty bao gồm: Vận hành, sản xuất, kinh doanh, xử lý thông tin phục vụ cho mục đích của công ty, doanh nghiệp. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin. Phân tích dữ liệu chính xác, kết nối trực tiếp giữa các bên liên quan trong công ty, doanh nghiệp với các chuyên gia về CNTT.
Đây được cho là ngành phù hợp nhất để làm BA, ưu điểm của ngành Hệ thống thông tin quản lý là các bạn được đào tạo cả 2 mảng về kinh doanh và kiến thức cơ bản về CNTT. Đây là một lợi thế lớn khi các bạn bắt đầu với nghề BA. Người BA sẽ phải giao tiếp với những bên liên quan khác nhau trong dự án nên cần hiểu được ngôn ngữ cả về nghiệp vụ kinh doanh, kiến thức về CNTT để khơi gợi, phân tích yêu cầu tốt, từ đó kết hợp để đưa ra được những giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT):
Khi theo học ngành này, bạn sẽ được lựa chọn các chuyên ngành khác nhau như kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, mạng máy tính, v.v.
Nhóm ngành kinh tế – quản lý:
Ngoài hai nhóm ngành nói trên, sinh viên học ngành kinh tế – quản lý cũng có thể trở thành một BA sau này. Nhóm ngành kinh tế – quản lý có thể bao gồm các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, v.v.
Business Analyst có thể là người từ nhiều Background khác nhau
2. Ưu điểm và nhược điểm của dân CNTT khi làm Business Analyst
2.1 Ưu điểm:
Có tư duy logic và khả năng phân tích tốt
Người học CNTT thường được đào tạo để suy luận logic và giải quyết vấn đề, kỹ năng này rất hữu ích khi phải phân tích yêu cầu kinh doanh và tìm ra các giải pháp hiệu quả.
Có nền tảng và hiểu về CNTT
Đa số dân CNTT đã được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc với nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó họ hiểu rõ về cách các hệ thống và ứng dụng hoạt động, từ đó có thể thích nghi linh hoạt với những đổi mới liên tục về yêu cầu của người dùng.
Có kiến thức về hệ thống thông tin
Dân CNTT thường có kiến thức vững về cách các hệ thống thông tin được thiết kế, triển khai và quản lý. Họ hiểu về cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và các thành phần khác của hệ thống thông tin, giúp họ dễ dàng nhận diện và phân tích cách mà dữ liệu được tạo ra, lưu trữ và truyền tải trong môi trường kinh doanh.
Có khả năng lập trình và truy vấn dữ liệu
Dân CNTT thường có kiến thức vững về các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu và các công nghệ liên quan. Điều này giúp họ hiểu rõ cách hoạt động của các hệ thống và cách tương tác với dữ liệu.
Có khả năng học ngôn ngữ lập trình mới nhanh chóng
Đa số các ngôn ngữ lập trình thường có nhiều đặc điểm chung về cú pháp và logic lập trình, do đó khi đã vững kiến thức về một ngôn ngữ lập trình, dân CNTT có thể dễ dàng áp dụng những nguyên tắc và kỹ thuật tương tự để nắm bắt khái niệm và học hỏi thêm ngôn ngữ mới một cách dễ dàng và nhanh chóng.
2.2 Nhược điểm:
Thiên về kỹ thuật hơn là kinh doanh
Người làm trong lĩnh vực CNTT thường có xu hướng tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của vấn đề, trong khi công việc của Business analyst đòi hỏi họ phải có cái nhìn rộng hơn về các yêu cầu kinh doanh và các quy trình hoạt động của tổ chức.
Thiếu kỹ năng giao tiếp và tương tác
Dân CNTT đa số là ít nói tuy nhiên vai trò của BA cần phải giao tiếp rất nhiều, điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc trình bày thông tin cho các bên liên quan và môi trường làm việc nhóm trong một dự án.
Khó khăn trong trao đổi với các bên liên quan
Khi giao tiếp với các bên liên quan không phải là người có chuyên môn về CNTT, người trong ngành có thể gặp khó khăn trong việc tương tác, giải thích các vấn đề về hệ thống, về code,...
Không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh cụ thể
Vì đa số chỉ tập trung vào tư duy lập trình, người trong ngành CNTT có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nghiệp vụ cụ thể như tài chính, bảo hiểm, bán lẻ,...
2.3 Các kỹ năng cần bổ sung và cải thiện khi trở thành Business Analyst:
Một số đề xuất cải thiện cho những người học ngành CNTT muốn trở thành Business Analyst:
Tham gia các khóa học và đào tạo: Tham gia các khóa học về phân tích kinh doanh, quản lý dự án, và kỹ năng giao tiếp để phát triển các kỹ năng cần thiết cho vai trò BA. Có thể tham khảo các khóa học đào tạo phân tích nghiệp vụ hoặc các khóa học luyện thi chứng chỉ BA tại BAC.
Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ: Hiểu rõ về quy trình nghiệp vụ và quy trình làm việc của công ty là rất quan trọng. Đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến, hoặc tìm kiếm mentor để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
Thực hành phân tích yêu cầu: Tìm cách tham gia vào các dự án và thực hành phân tích yêu cầu dự án. Điều này có thể giúp áp dụng kiến thức CNTT vào thực tế và phát triển kỹ năng phân tích.
Tăng cường kỹ năng giao tiếp: Cải thiện kỹ năng giao tiếp bao gồm viết báo cáo, thuyết trình và làm việc trong nhóm.
Tìm kiếm cơ hội học hỏi: Tìm kiếm cơ hội học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong vai trò BA hoặc từ các mentor để học hỏi từ kinh nghiệm thực tế và phát triển nhanh chóng hơn.
Liên tục cải thiện: Duy trì tinh thần học hỏi liên tục và luôn cải thiện bản thân để trở thành BA xuất sắc.

Người trong ngành CNTT cần bổ sung thêm một số kỹ năng để hoàn thành tốt công việc BA
3. Ưu điểm và nhược điểm của dân trái ngành khi làm Business Analyst:
Khi được đào tạo trong cách ngành kinh tế, bạn sẽ được học về kinh tế học vi mô và vĩ mô, bao gồm cung cầu, giá cả, thị trường và hành vi tiêu dùng. Hay các kiến thức về kế toán, tài chính và marketing cũng rất cần thiết để hiểu về quy trình kinh doanh và quản trị dự án, quản lý trong môi trường doanh nghiệp. Khi bước sang lĩnh vực phân tích nghiệp vụ, bạn sẽ có những lợi thế và cả một số hạn chế cần cải thiện, cụ thể:
3.1 Ưu điểm:
Có kiến thức bài bản về chuyên ngành: quản trị, kinh doanh, và tài chính
Giúp họ hiểu rõ hơn về mục tiêu kinh doanh, phân tích yêu cầu công việc, hiểu biết về các quy trình làm việc và giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp cởi mở hơn, gặp gỡ và trao đổi cùng khách hàng/ đối tác nhiều hơn. Cũng như một marketer phải nắm bắt được insight của khách hàng thì các bạn ấy sẽ dễ dàng tạo câu chuyện trao đổi cùng khách hàng của mình theo cách tự nhiên nhất để nắm bắt những yêu cầu, từ đó đưa ra nhiều giải pháp tối ưu cho khách hay khai thác những cơ hội mới mang về cho nhóm mình.
Tư duy phản biện
Kỹ năng này có vẻ như đã được đào tạo kỹ lưỡng ngay từ khi còn là sinh viên, luôn đặt câu hỏi tại sao xoay quanh để đi tới tận cùng vấn đề, vừa để hiểu sâu, hiểu rõ tránh những nhầm lẫn cũng như để nắm chắc "bằng chứng" nếu có tranh cãi sau này.
Hiểu biết về thị trường và khách hàng
Hiểu biết về thị trường và khách hàng giúp dự đoán và đáp ứng được nhu cầu của họ thông qua các giải pháp công nghệ.
3.2 Nhược điểm:
Thiếu các kiến thức nền tảng liên quan đến CNTT
Đặc biệt là về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin: Do đó, họ sẽ gặp khó khăn khi làm những việc đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, dẫn đến khó khăn trong việc lấy yêu cầu, phân tích và đưa ra các giải pháp chuyên sâu về kỹ thuật.
Không am hiểu thuật ngữ chuyên môn
Mọi người trong nhóm thường quen gọi bằng những từ viết tắt như một sự mặc định; các fresher cần dành thời gian hiểu tất cả các từ viết tắt, tên gọi trong các tài liệu lĩnh vực liên quan.
Khó khăn trong việc đào tạo mới
Có thể mất thời gian và nỗ lực để học và nắm vững các khái niệm và công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT.
Khó khăn trong việc hiểu và áp dụng các phương pháp Agile và DevOps
Môi trường phát triển phần mềm hiện đại yêu cầu sự linh hoạt và làm việc theo nhóm, điều này có thể là thách thức đối với người có background kinh tế.
Người trái ngành cần bổ sung thêm một số kỹ năng để hoàn thành tốt công việc BA
3.3 Các kỹ năng cần bổ sung và cải thiện khi trở thành BA:
Dưới đây là một số đề xuất cải thiện cho những người có background kinh tế muốn trở thành Business Analyst trong lĩnh vực CNTT:
Tìm hiểu về CNTT: Tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong CNTT như phát triển phần mềm, quy trình Agile, quản lý dự án, và các công nghệ mới như AI, IoT, blockchain, v.v. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực và cách CNTT ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Tham gia các khóa học và đào tạo chuyên ngành: Tham gia các khóa học về phân tích nghiệp vụ phần mềm để hiểu rõ hơn về quy trình phát triển sản phẩm, thu thập yêu cầu, và làm việc với các nhóm phát triển. Có thể tham khảo ở BAC để được tư vấn các khóa học phù hợp và theo nhu cầu.
Phát triển kỹ năng phân tích: Tăng cường kỹ năng phân tích với việc học về phân tích yêu cầu, phân tích dữ liệu và phân tích quy trình. Điều này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu kinh doanh và chuyển đổi chúng thành yêu cầu kỹ thuật.
Tìm kiếm cơ hội học hỏi: Tìm kiếm cơ hội học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong vai trò BA hoặc từ các mentor trong ngành CNTT. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế và giúp bạn áp dụng kiến thức kinh tế vào lĩnh vực CNTT.
Liên tục cải thiện: Duy trì tinh thần học hỏi liên tục và luôn cải thiện bản thân để trở thành BA xuất sắc trong ngành CNTT.
Trên đây là toàn bộ những ưu điểm và bất lợi của dân CNTT và người trái ngành trong nghề Business Analyt mà
BAC đã tổng hợp. Hy vọng rằng những chia sẻ của
BAC sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất được cập nhật tại
BAC's Blog bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
Internet
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của
IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public,
BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC