Trở thành nhà phân tích nghiệp vụ PRO trong lĩnh vực Bảo hiểm (BAI)

  • Các bạn đang làm Business Analyst trong các ngành khác như ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, Tester, System Analyst,… muốn học chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm để phục vụ công việc.

  • Bạn là chuyên gia có kinh nghiệm lập trình trong Java, .NET,…

  • Bạn là nhân viên trong ngành tài chính, ngân hàng, Marketing,…

  • Các bạn sinh viên chuyên ngành bảo hiểm, tài chính ngân hàng định hướng trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ phần mềm cho các công ty bảo hiểm.

  • Sinh viên chuyên ngành BIS/MIS/E-commerce quan tâm đến lĩnh vực Phân tích Nghiệp vụ Phần mềm dành cho ngành bảo hiểm, muốn làm quen với các kiến thức cơ bản cũng như tìm hiểu về con đường sự nghiệp của một BA.

  • Sinh viên các ngành kinh tế, quản trị, nhân sự, ngoại ngữ, … có định hướng theo nghề BA và muốn xây dựng nền tảng nghiệp vụ vững chắc, thử sức mình với các tình huống/dự án thực tế trước khi bước vào nghề BA.

  • Những bạn có mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ phần mềm.

Trong bài viết này, BAC sẽ đề cập đến chủ đề liên quan đến nghề phân tích nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo hiểm (Business Analysis for Insurance – BAI). Theo bạn, BA ngành bảo hiểm có giống với các BA trong các lĩnh vực khác không?

Nếu bạn cho rằng “Đã làm BA thì BA ở lĩnh vực nào cũng na ná nhau, cũng đi workshops, làm rõ các yêu cầu (requirements), tài liệu hoá yêu cầu,… thôi mà. Kiến thức về lĩnh vực đó không quan trọng lắm!” thì có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi trải nghiệm thực tế đấy… Bạn có biết rằng: Kiến thức nền trong lĩnh vực mình đang hoạt động là vô cùng quan trọng. Nếu bạn là người mới tham gia vào ngành bảo hiểm, một trong những thách thức chính mà bạn sẽ phải đối mặt là thu thập “kiến thức lĩnh vực bảo hiểm” cần thiết. Hãy suy nghĩ xem, nếu không có kiến thức về lĩnh vực bảo hiểm, làm cách nào để bạn điều hành một dự án bảo hiểm thành công cho cả nhóm, cho khách hàng, và cho các bên liên quan? Hãy tưởng tượng: Bạn đang tham dự một hội thảo để thu thập các yêu cầu cho một hệ thống bảo hiểm cốt lõi mới và có một câu hỏi được đặt ra cho bạn “Làm cách nào để chúng tôi quản lý doanh nghiệp mới và bảo lãnh trong hệ thống mới này?” hoặc “Chúng tôi giải quyết việc thanh toán và thu phí bảo hiểm qua hệ thống như thế nào?” Nếu bạn không thể trả lời hoặc thậm chí không hiểu các stakeholders đang nói gì, vậy là bạn đã đánh mất niềm tin của khách hàng, thậm chí bạn đang mạo hiểm với chính uy tín và sự nghiệp của bản thân đấy. 

Cách để giải quyết tình huống trên đơn giản chỉ là bạn hãy thu thập kiến thức về lĩnh vực bảo hiểm để phục vụ cho công việc của mình. Nhưng, bạn sẽ xây dựng và hệ thống kiến thức bằng cách nào đây? Đối với từng cá nhân khác nhau thì mỗi người sẽ có phương pháp phù hợp khác nhau như: đọc sách, trao đổi với chuyên gia trong ngành, tham dự hội thảo, tham gia khoá học để bổ sung kiến thức,… Miễn là bạn cảm thấy phù hợp với bản thân và bạn có thể tiếp thu được, thì đó sẽ là cách tốt dành cho bạn.

Ở bài viết này, BAC sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về BA ngành bảo hiểm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.

1. Kiến thức về lĩnh vực bảo hiểm:

Kiến thức về lĩnh vực bảo hiểm là rộng lớn. Bạn cần nắm vững định nghĩa để xây dựng nền tảng cho bản thân, hiểu cách hoạt động của một công ty bảo hiểm từ đầu đến cuối để bạn có thể có được cái nhìn “toàn cảnh” về các quy trình bảo hiểm. Đồng thời, bạn cần hiểu các loại bảo hiểm khác nhau để có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tính mạng, tai nạn cá nhân & sức khỏe, tài sản & thương vong, bảo hiểm du lịch,… Quan trọng hơn cả, đối với một BA, bạn cần hiểu bảo hiểm kỹ thuật số để bạn có thể hiểu công nghệ kỹ thuật số và di động đang biến đổi các dịch vụ bảo hiểm như thế nào.

1.1 Rủi ro
1.1.1 Định nghĩa rủi ro:

Khi làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, rủi rokhái niệm đầu tiên được nhắc tới. Phải có rủi ro thì mới có bảo hiểm. Vậy, rủi ro là gì? Tại sao rủi ro và bảo hiểm lại đi song song với nhau?

Hiểu một cách ngắn gọn, rủi ro là những điều không may mắn, không thể lường trước được, thường do nguyên nhân khách quan gây ra. Rủi ro có thể gây thiệt hại cho đối tượng này, nhưng có thể sẽ không gây hại cho đối tượng khác. Ngược lại, những tác hại được cố ý/ lên kế hoạch thực hiện, những sự kiện nguy hiểm có thể lường trước được thì không phải là rủi ro.

1.1.2 Phân loại rủi ro:

Các loại rủi ro cần phân biệt:

  • Rủi ro tài chínhrủi ro phi tài chính
  • Rủi ro thuần tuýrủi ro đầu cơ
  • Rủi ro riêngrủi ro chung
  • Rủi ro có thể được bảo hiểm
  • Rủi ro được bảo hiểmrủi ro loại trừ

Những loại rủi ro có thể được bảo hiểm sẽ bao gồm những tính chất sau đây:

  • Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên
  • Phải đo được, định lượng được về tài chính
  • Phải có số lớn
  • Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội

Những loại rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm rủi ro tài chính, rủi ro thuần tuý, rủi ro riêng, cụ thể:

  • Rủi ro cá nhân: Bệnh tật, thương tật, tàn tật, tử vong,…
  • Rủi ro tài sản: Bao gồm tài sản sở hữu hoặc tài sản sở hữu – Rủi ro trực tiếp – Rủi ro mất mát do hỏa hoạn đối với nhà sở hữu – Rủi ro gián tiếp – Rủi ro mất thu nhập cho thuê do hỏa hoạn đối với tài sản thuê.
  • Rủi ro về trách nhiệm pháp lý: Kết quả từ luật trách nhiệm pháp lý, luật của tiểu bang hoặc án lệ.

Thông thường các rủi ro phi tài chính, rủi ro đầu cơ và rủi ro chung bị loại trừ, không thuộc rủi ro được bảo hiểm. 

1.1.3 Quy trình quản lý rủi ro:

Quy trình quản lý rủi ro là quy trình xử lý rủi ro bằng cách giảm thiểu, loại bỏ hoặc chuyển giao rủi ro,… Chuyển giao rủi ro là một hình thức của bảo hiểm. Mục tiêu của quy trình này nhằm hạn chế tối thiểu các tổn thất do rủi ro gây nên.

Quy trình quản lý rủi ro gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Xác định các rủi ro
  • Bước 2: Đánh giá tần suất xuất hiện rủi ro, mức độ nghiêm trọng và loại rủi ro
  • Bước 3: Xác định tình huống rủi ro tốt nhất
  • Bước 4: Tiến hành
  • Bước 5: Theo dõi kết quả và thực hiện các thay đổi khi cần thiết
1.2 Bảo hiểm là gì:
1.2.1 Định nghĩa

Bảo hiểm là một hoạt động, là phương thức bảo vệ bản thân trước những rủi ro. Nói cách khác, bảo hiểm là một cách để quản lý rủi ro. Bảo hiểm còn được xem như:

  • Hệ thống chuyển giao:

    • Chuyển tổn thất từ bên này sang bên khác.
    • Chia sẻ tổn thất bằng cách lấy tiền chung và chia sẻ tổn thất cho tất cả những người được bảo hiểm.
  • Hoạt động kinh doanh tập hợp các nghiệp vụ tạo ra thu nhập để thanh toán các khoản bồi thường và mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.
  • Hợp đồng chỉ rõ chi phí tổn thất tiềm ẩn được chuyển từ người được bảo hiểm sang người bảo hiểm.

Một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

1.2.2 Các loại bảo hiểm
  • Phân loại theo đối tượng bảo hiểm

    • Bảo hiểm tài sản

    • Bảo hiểm con người

    • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

  • Phân loại theo phương thức quản lý

    • Bảo hiểm tự nguyện

    • Bảo hiểm bắt buộc

  • Phân loại theo mục đích hoạt động

    • Bảo hiểm xã hội

    • Bảo hiểm thương mại

  • Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm (bảo hiểm thương mại)

    • Bảo hiểm nhân thọ

      • Sức khoẻ

      • Thân thể

      • Tính mạng

    • Bảo hiểm phi nhân thọ (đây là loại hình bảo hiểm được quan tâm nhiều ở Việt Nam):

      • Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

      • Bảo hiểm xe cơ giới

      • Bảo hiểm trách nhiệm

      • Bảo hiểm xe hàng hóa

      • Bảo hiểm nông nghiệp

      • Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

      • Bảo hiểm hàng không

      • Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

      • Bảo hiểm tín dụng và rủi ro

      • Bảo hiểm cháy nổ

    • Bảo hiểm sức khỏe

      • Bảo hiểm tai nạn con người

      • Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe

      • Bảo hiểm y tế

1.3 Insurtech

Công nghệ bảo hiểm (hay InsurTech) là gì? Insurtech cho phép các cá nhân tiếp cận nhiều hơn với kiến thức về các sản phẩm bảo hiểm, từ đó cải thiện mô hình ngành bảo hiểm hiện tại để khách hàng có thể đưa ra quyết định tối ưu trong việc lựa chọn bảo hiểm. Các hợp tác InsurTech được cho là sẽ thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số trong toàn ngành và tối đa hóa giá trị. Các công ty bảo hiểm hiện tại và InsurTech phải ngày càng hợp tác và tạo ra một hệ sinh thái InsurTech trên quy mô lớn, thay thế các hệ thống kế thừa và mang đến sự đổi mới kỹ thuật số trong lĩnh vực bảo hiểm để quản trị hiệu quả, yêu cầu bồi thường, định giá và bảo lãnh phát hành linh hoạt. 4 công ty về InsurTech lớn ở Việt Nam lần lượt kể đến INSO, OPES, Papaya, SaveMoney.

2. BA bảo hiểm là ai?
2.1 Định nghĩa

Giải thích một cách đơn giản, BA bảo hiểm (Insurance Business Analysis) hay (Business Analysis for Insurance (BAI)) là người BA được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực bảo hiểm. Vậy nên, trước khi trở thành BA bảo hiểm, bạn cần nắm vững kiến thức, kỹ năng phân tích, kỹ năng mềm,… của một BA trước nhé.

Bạn có thể tham khảo:

  • Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0 để xây dựng và chuẩn chỉnh những kỹ năng cần thiết của một BA. Sau khi hoàn thành khoá học, bạn sẽ nhận được chứng chỉ trị giá 36 giờ PDs quốc tế chuẩn IIBA.

  • BA cho bảo hiểm để trang bị kiến thức và giao lưu với các chuyên gia trong ngành, đặc biệt trang bị thêm kiến thức về bảo hiểm số.

2.2  Những kỹ năng dành cho Insurance Business Analyst

Như định nghĩa về BA bảo hiểm ở trên: BA bảo hiểm cũng chính là người BA mà thôi. Các công việc thường gặp của BA bảo hiểm vẫn là:

  • Làm việc chặt chẽ với BA Lead trong quá trình làm việc;
  • Gợi ý, phân tích (SWOT,…), chỉ định và xác minh các yêu cầu kinh doanh;
  • Tài liệu hoá các yêu cầu, mô hình hoá quy trình nghiệp vụ;
  • Hỗ trợ nhóm kỹ thuật;
  • Phối hợp với nhóm kiểm thử trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau;
  • Và các công việc khác của một BA.

Vì vậy, BA bảo hiểm cũng cần trang bị bộ core skills bao gồm:

  • Kiến thức về lĩnh vực bảo hiểm (Bảo hiểm kinh doanh mới, bảo lãnh phát hành, quản lý chính sách, quản lý nhu cầu bồi thường, tái bảo hiểm, hoá đơn,…)

  • Kỹ năng giao tiếp (Biết cách giao tiếp với các C-levels với tư cách là BA Ngân hàng để thể hiện sự đĩnh đạc, chuyên nghiệp khi nói chuyện với quản lý cấp cao và thuyết phục thành công họ với quan điểm của bạn)

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống,…

  • Kỹ năng tư duy, phản biện (Biết cách lập luận, đặt câu hỏi vào trọng tâm vấn đề, hoặc trả lời câu hỏi đúng trọng tâm và hài lòng các bên liên quan)

  • Kỹ năng phân tích và trình bày (phân tích hoạt động bảo hiểm để bạn xây dựng kỹ thuật và có thể phân tích bất kỳ hoạt động bảo hiểm nào bạn gặp)

  • Khả năng tiếng Anh (Sử dụng tiếng Anh như công cụ để giao tiếp và truyền đạt thông tin với các đối tác nước ngoài)

  • Và các kỹ năng quan trọng khác cần thiết cho sự thăng tiến trong nghề.

Tham khảo các bài viết: 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post