Đối với những ai đang là Business Analyst hay mong muốn sẽ trở thành nhà phân tích nghiệp vụ trong tương lai thì hẳn đều đã nghe qua về mô hình trực quan (Visual model). Do tính chất công việc của các BA là khai thác, phân tích dữ liệu cũng như trực quan hóa dữ liệu cho các báo cáo dự án phần mềm. Vậy nên việc nắm những mô hình và các công cụ hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, BAC sẽ cùng bạn tìm hiểu về ba mô hình trực quan giúp tăng tỉ lệ thành công cho các dự án của Business Analyst.
Top 3 mô hình trực quan giúp tăng tỉ lệ thành công cho các dự án
1. Sơ Đồ Quy Trình - Process Flow Diagram:
Đối với tất cả các nhà phân tích nghiệp vụ thì sơ đồ quy trình là nền tảng trong việc xây dựng mô hình trực quan cho các dự án. Bởi tất cả các dự án đều phải tuân theo một quy trình nhất định và các BA là trung gian có nhiệm vụ theo dõi, sắp xếp quy trình công việc giữa các bộ phận trong dự án theo một sơ đồ chung. Nên sơ đồ đó cần được súc tích và dễ hiểu cho tất cả mọi người. Mà sơ đồ quy trình có tính phổ quát, bất kể quy mô của công ty, địa điểm hoặc ngành.
Có thể hiểu đơn giản Sơ đồ quy trình là một loại mô hình giúp trực quan hóa quy trình dự án hay quy trình kinh doanh, từ đó giúp cho toàn bộ quy trình được tóm gọn và dễ hiểu hơn cho bất cứ ai cũng theo dõi được. Khi bạn đưa quy trình vào một sơ đồ chung, không chỉ giúp cho các bộ phận trong dự án làm việc nhất quán hơn mà những điểm chưa hiệu quả trong dự án cũng dễ dàng được nhận ra để kịp thời chỉnh sửa. Ngoài ra, việc lựa chọn ngôn ngữ để trực quan hóa quy trình dự án cũng là một vấn đề cần nhắc đến.
Tùy thuộc vào doanh nghiệp và dự án mà bạn lựa chọn loại ngôn ngữ mô hình hóa nào, nhưng với lĩnh vực phân tích nghiệp vụ thì BPMN là sự lựa chọn an toàn và phù hợp nhất. BPMN (Business Process Modeling and Notation) bao gồm tất cả những ký hiệu mô hình hóa cần thiết từ các quy trình cơ bản cho đến phức tạp. BPMN là giải pháp mô hình hóa quy trình nghiệp vụ thông dụng nhất và cũng dễ hiểu cho bất kỳ ai dù có trong chuyên môn hay không.
Process Flow Diagram
2. Sơ Đồ Luồng Dữ Liệu - Data Flow Diagram (DFD):
Trong các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp làm về công nghệ hay phần mềm thì việc phải lưu trữ các tệp dữ liệu khổng lồ là rất bình thường. Nhiệm vụ chính của các nhà phân tích nghiệp vụ là khai thác, xử lý các dữ liệu ấy thành một mô hình hệ thống dữ liệu súc tích, dễ hiểu để sàng lọc các dữ liệu cần thiết cho từng mục đích khác nhau. Chẳng hạn như DFD giúp các BA nắm được yêu cầu tổng quan của khách hàng, giúp họ có cái nhìn tổng thể về các dữ liệu và cơ chế hệ thống dữ liệu nhằm phục vụ cho dự án, doanh nghiệp. Hơn hết, mục đích của mô hình trực quan này là để mô tả cách dữ liệu kinh doanh được tạo, tiêu thụ, lưu trữ, thao tác và vận chuyển qua lại giữa các hệ thống cũng như giữa hệ thống lưu trữ trong doanh nghiệp hay giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Giống như Sơ Đồ Quy Trình, Sơ Đồ Luồng Dữ Liệu cũng hỗ trợ các nhà phân tích nghiệp vụ phát hiện ra những sai sót trong tổng thể một hệ thống dữ liệu nhờ sự súc tích, bao quát của nó. Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc nhờ việc nắm bắt được sớm những yếu điểm thiếu sót của hệ thống dữ liệu này và cải thiện kịp thời.
Data Flow Diagram (DFD)
3. Sơ Đồ Trường Hợp Sử Dụng - Use Case Diagram:
Use case Diagram được hiểu là sơ đồ tính năng của sản phẩm cung cấp cho người dùng, đây là một trong các sơ đồ thuộc UML và là một kỹ năng cần thiết của mọi BA khi chịu trách nhiệm nghiệp vụ cho một dự án bất kỳ. Sơ đồ này sẽ cho người dùng hiểu được sản phẩm này cung cấp những tính năng gì cho người dùng, hoặc người dùng có thể làm được gì với nó. Trong trường hợp của một dự án phần mềm, sơ đồ Use Case được dùng để mô tả sự tương tác giữa các Actor / người dùng với hệ thống trong một dự án. Use case Diagram giúp các BA hiểu được các trường hợp hoạt động của sản phẩm (phần mềm) trong dự án phát triển.
Hầu hết các Use Case được tạo ra muộn trong quá trình yêu cầu hoặc sớm trong giai đoạn thiết kế. Chúng giúp đảm bảo rằng mọi ảnh hưởng tới hệ thống sản phẩm (phần mềm) đều được tính đến trước khi các giao diện của hệ thống được thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh. Vậy nên có thể nói sơ đồ Use Case đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo đầu ra của sản phẩm trong dự án.
Use Case Diagram
Bài viết trên hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về các mô hình trực quan giúp tăng tỉ lệ thành công cho các dự án nghiệp vụ. Nếu bạn có quan tâm về những kiến thức liên quan đến mảng phân tích nghiệp vụ hay quản lý dự án công nghệ. Hy vọng rằng những chia sẻ của BAC sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC