Trong năm 2023, lĩnh vực thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX), hứa hẹn sẽ mang đến những xu hướng mới đầy tiềm năng. Bắt kịp xu hướng UI/UX góp phần mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và nhà thiết kế. Từ việc cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng độ tin cậy, sự chuyên nghiệp đến tạo sự khác biệt để thu hút người dùng, tối ưu hóa chuyển đổi và doanh thu.
Bằng cách áp dụng những thiết kế mới nhất, doanh nghiệp có thể tạo ra giao diện hấp dẫn, dễ sử dụng và đáp ứng được nhu cầu của người dùng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và đạt được thành công cho doanh nghiệp. Dưới đây BAC sẽ giới thiệu đến bạn top 10 xu hướng thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX) nổi bật trong năm 2023. Chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay.
1. Thiết kế tối giản (Minimalism)
Thiết kế tối giản là một xu hướng UI/UX đang trở nên ngày càng phổ biến. Giao diện đơn giản, không quá tải thông tin, sử dụng khoảng trống và phông chữ đơn giản giúp cải thiện khả năng đọc và điều hướng cho người dùng. Điều này giúp người dùng tập trung chú ý , xác định nhanh chóng vị trí của các dữ liệu cần thiết, dễ dàng tương tác với bố cục trang rõ ràng, gọn gàng từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cao.
2. Chế độ ánh sáng thấp và bộ màu biến thiên (Low-light Mode và Variable-color Schemes)
Chế độ tối (dark mode) đang được nhiều người yêu thích sử dụng vì nó giúp họ bảo vệ mắt, tránh các tình trạng mỏi mắt, đau đầu đồng thời tiết kiệm năng lượng và mang lại trải nghiệm thư giãn hơn. Năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm đáng chú ý cho xu hướng này. Bạn nên cân nhắc thêm nút chuyển đổi “chế độ tối” vào giao diện để phù hợp với tùy chọn ngày càng gia tăng này. Hơn thế, để phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn, trang web hoặc ứng dụng của bạn cần hỗ trợ thêm một số cách phối màu và tùy chọn trợ năng.
3. Thiết kế sáng tạo nhờ kết hợp với trí tuệ nhân tạo tạo (Generative AI)
Cơn bão công nghệ với sự ra đời của AI đã giúp một số quy trình thiết kế dễ dàng hơn trước rất nhiều. Adobe cũng sử dụng công nghệ AI trong một số tính năng, ví dụ như công cụ Content-aware Fill và Face-aware Liquify trong Photoshop và công cụ Puppet Warp, Global Edit trong Illustrator. Nhiều trang web sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp các nhà thiết kế đưa ra cách phối màu phù hợp. Vào năm 2023, sẽ có nhiều công cụ hơn để hỗ trợ các nhà thiết kế giải quyết các vấn đề của UI/UX. Đồng thời, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ hỗ trợ quy trình thiết kế và tạo ra những giải pháp sáng tạo giúp nhà thiết kế giải quyết các thách thức trong trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu suất làm việc.
4. Bottom Navigation 2.0
Ngày nay, điện thoại thông minh với màn hình lớn hơn rất tốt cho tính đa nhiệm vì chúng có thể hiển thị nhiều thông tin hơn cùng một lúc trên màn hình. Kích thước màn hình lớn khiến các phần tương tác của một vài thiết kế khá xa so với chuyển động tự nhiên của ngón tay cái. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng.
Giờ đây, ngày càng có nhiều ứng dụng chuyển các yếu tố điều hướng quan trọng xuống cuối màn hình. Bởi lẽ người dùng gặp nhiều bất tiện khi di chuyển tay lên trên cùng. Do đó, thanh điều hướng phía dưới đã trở thành tiêu chuẩn cho thiết kế ứng dụng. Nó cho phép người dùng truy cập nhanh vào các chức năng cơ bản của ứng dụng. Một số ứng dụng dành cho thiết bị di động hiện rất chú trọng đưa các phần điều hướng chính của ứng dụng xuống phía dưới màn hình. Điều này giúp người dùng dễ dàng điều hướng hơn trên các thiết bị di động có màn hình lớn.
5. Sử dụng thành phần giao diện người dùng dạng thẻ (Card User Interface Element)
Thẻ là một phần tử thiết kế phổ biến, được sử dụng để hiển thị thông tin một cách trực quan và có tổ chức. Thẻ giúp sắp xếp dữ liệu một cách hiệu quả và tạo sự thu hút cho người dùng. Trong năm 2023, các nhà thiết kế nên sử dụng thẻ nhiều hơn trong công việc của họ, đặc biệt là khi tạo ứng dụng hay phiên bản trang web dành cho thiết bị di động. Đây là xu hướng UI/UX chính của năm 2023. Thẻ là một không gian lưu trữ linh hoạt cho dữ liệu. Các bài viết xem trước về mục, blog, phim, hình ảnh, hướng dẫn,... có thể được hiển thị bằng cách sử dụng phương pháp này. Nếu được triển khai đúng cách, thẻ có thể phân loại dữ liệu của giao diện một cách hiệu quả và cải thiện khả năng sử dụng của người dùng.
6. Micro-interactions và Animations hấp dẫn
Việc sử dụng các hiệu ứng nhỏ như micro-interactions và hoạt ảnh (animations) sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng. Những tương tác nhỏ này cung cấp phản hồi tức thì và tạo điểm nhấn, điều hướng người dùng thông qua giao diện và tạo thêm cảm giác tương tác thú vị. Những lựa chọn mang tính thẩm mỹ tinh tế này mang đến cho trang web hoặc ứng dụng của bạn sự sống động và đặc biệt hơn từ đó thúc đẩy tương tác và doanh số bán hàng. Hãy đảm bảo rằng bất kỳ animations hay micro-interactions nào bạn sử dụng đều cải thiện trải nghiệm người dùng và phù hợp với phong cách hình ảnh nhất quán với thương hiệu của bạn.
7. Chuyển từ Adobe XD sang Figma
Adobe XD là công cụ nguyên mẫu cho nhiều người dùng Adobe Creative Cloud. Điều này một phần là do ai quen thuộc với bất kỳ sản phẩm nào của Adobe đều có thể sử dụng nó dễ dàng. Nhưng điều gì xảy ra sau thương vụ mua lại Figma trị giá 20 tỷ USD của Adobe? Liệu rằng Figma và Adobe XD có thể tồn tại cạnh nhau không? Có vẻ như Figma sẽ tiếp tục tồn tại. Vì đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Figma, Dylan Field tuyên bố rằng công ty sẽ duy trì sự độc lập và nỗ lực phát triển Figma Design và FigJam hơn nữa.
Ngoài ra, những đổi mới của Adobe trong hình ảnh số, video, vector, 3D, trí tuệ nhân tạo, học máy,... chắc hẳn đều sẽ hữu ích cho Figma. Ngay cả Adobe cũng thừa nhận rằng Figma là công cụ tạo nguyên mẫu và cộng tác tốt hơn Adobe XD. Adobe XD sẽ được duy trì, nhưng sẽ bị giới hạn nguồn lực được cấp phát trong tương lai, điều này có thể dẫn đến việc ngừng hoạt động của phần mềm này.
Như vậy, Figma đang trở thành một công cụ phổ biến trong việc tạo mẫu và hợp tác thiết kế. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển sau khi Adobe mua lại Figma.
8. Neumorphism
Thiết kế phẳng (flat design) và skeuomorphism kết hợp lại trong neumorphism. Đây là một phong cách thẩm mỹ sử dụng bóng, gradient và màu sắc tương phản để nhấn mạnh các thành phần giao diện người dùng. Neumorphism tạo ra một diện mạo gần như 3D, mang lại cảm giác mềm mại, sống động và không kém phần nổi bật.
9. Micro-interactions phức tạp
Tất cả phần mềm hầu hết đều chứa micro-interactions phức tạp. Micro-interactions được thể hiện qua các chức năng như “Like”' trên Instagram và “Retweet” trên Twitter. Các cử chỉ và điều khiển không cần chạm là ví dụ về micro-interactions phức tạp mở ra những khả năng mới trong thiết kế giao diện thân thiện với người dùng. Trong năm 2023, sự phổ biến của Micro-interactions sẽ ngày càng gia tăng mức độ phổ biến.
10. Thiết kế có cấu trúc
Structured Design (Thiết kế có cấu trúc) là một xu hướng lâu đời trong lĩnh vực thiết kế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư rất nhiều thời gian và nguồn lực để tạo ra một hệ thống và trải nghiệm thiết kế thống nhất. Material Design, Ant Design và Fluent Design System là những framework thiết kế miễn phí nổi tiếng nhất. Ngoài ra còn có rất nhiều công cụ thiết kế miễn phí thay thế có sẵn khác.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn năm bắt được top 10 xu hướng thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UX/UX) nổi bật trong năm 2023. Truy cập BAC's Blog để tìm hiểu những xu hướng thú vị hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC