Trong phần trước, chúng ta đã điểm qua 5 công cụ phân tích kinh doanh đầu tiên. Để không bỏ lỡ những thông tin quan trong, các bạn có thể xem lại trước khi tiếp tục. Ở phần này, hãy cùng BAC khám phá các công cụ còn lại trong danh sách.
Tham khảo: Top 10 công cụ phân tích kinh doanh hàng đầu năm 2024 (Phần 1)
1. Zoom
Một trong những kỹ năng quan trọng cần có ở các nhà phân tích kinh doanh là giao tiếp. Công cụ không thể thiếu đối với các chuyên gia trong vai trò này chính là Zoom. Đây là nền tảng hội nghị truyền hình cho phép kết nối với tất cả các thành viên trong nhóm, các bên liên quan và khách hàng từ mọi nơi trên toàn cầu.
Zoom giúp kết nối các thành viên một cách hiệu quả
Với các tính năng như nền ảo, chia sẻ màn hình và phòng họp nhóm, Zoom góp phần tăng cường khả năng cộng tác trong các cuộc họp và thuyết trình. Các nhà phân tích kinh doanh cũng có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu, lên ý tưởng và thu thập phản hồi theo thời gian thực.
Ngoài ra, tính năng ghi âm cho phép các nhà phân tích xem lại các cuộc thảo luận hoặc buổi đào tạo một cách thuận tiện. Công cụ này còn có khả năng lên lịch trước các cuộc họp đảm bảo quản lý thời gian hiệu quả cho các chuyên gia bận rộn. Zoom giúp hợp lý hóa các quy trình giao tiếp bằng cách cung cấp nền tảng đáng tin cậy cho các cuộc họp và cộng tác ảo.
2. ChatGPT từ Open AI
ChatGPT mang đến khả năng tạo ra văn bản giống con người một cách dễ dàng. Công cụ này kết hợp các thuật toán trí tuệ nhân tạo tiên tiến để cung cấp phản hồi chính xác và phù hợp với ngữ cảnh, khiến nó trở thành tài sản vô giá cho các nhà phân tích kinh doanh.
ChatGPT giúp cho việc phân tích dữ liệu, truyền đạt thông tin chi tiết và quá trình cộng tác giữa các thành viên trong nhóm được liền mạch hơn. Cho dù bạn muốn soạn thảo báo cáo, lên ý tưởng hay tham gia vào các cuộc thảo luận thì ChatGPT luôn là người bạn đồng hành lý tưởng.
Với khả năng khai thác quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ChatGPT có thể hiểu các truy vấn phức tạp và đưa ra câu trả lời mạch lạc trong thời gian thực. Điều đó giúp cho công cụ này thay đổi cuộc chơi trong phân tích kinh doanh. Có thể nói, ChatGPT chính là công cụ bạn phải trang bị trong hành trang của mình.
3. Confluence từ Atlassian
Confluence là một công cụ cộng tác mạnh mẽ giúp các nhà phân tích kinh doanh tạo, sắp xếp và chia sẻ tài liệu dự án nhanh chóng, dễ dàng. Sở hữu giao diện thân thiện với người dùng và nhiều mẫu tùy chỉnh, Confluence giúp mọi người giao tiếp và thống nhất ý kiến.
Confluence hỗ trợ việc quản lý tài liệu và chia sẻ với các thành viên
Tính năng chính của Confluence là tập trung thông tin vào một nơi. Điều này giúp cho các thành viên trong nhóm truy cập các tài liệu quan trọng, ghi chú cuộc họp và cập nhật dự án, đảm bảo rằng mọi người luôn làm việc theo thông tin đã được thống nhất.
Công cụ này còn có khả năng tích hợp liền mạch với nhiều phần mềm khác, như Jira và Trello. Bằng cách này, nó cho phép quy trình làm việc suôn sẻ giữa các nhóm và bộ phận khác nhau. Sự kết hợp sẽ giúp nâng cao năng suất, loại bỏ các rào cản và thúc đẩy quá trình hợp tác trong toàn bộ tổ chức.
4. Jira từ Atlassian
Jira là một công cụ mạnh mẽ để quản lý dự án một cách hiệu quả trong suốt quá trình triển khai. Jira giúp bạn tạo nhiệm vụ, theo dõi tiến độ và cộng tác với các thành viên khác trong nhóm. Quy trình làm việc dễ dàng tùy chỉnh để thích ứng với yêu cầu của từng dự án là thế mạnh của Jira. Dù bạn đang làm việc trên các phương pháp Agile hay Scrum, Jira đều có thể đáp ứng tốt.
Jira sở hữu giao diện trực quan mà ngay cả người mới bắt đầu cũng dễ dàng điều hướng và tận dụng tối đa tiềm năng của nó. Jira trao quyền cho các nhà phân tích kinh doanh để đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu thời gian thực.
Jira còn có thể tích hợp với các công cụ khác như Confluence và Slack. Nhờ đó, tất cả thành viên trong dự án sẽ được kết nối với nhau tại cùng một nơi. Sự thấu hiểu và thông tin dự án được truyền đạt thông suốt giữa tất cả các thành viên. Nếu bạn cần một công cụ quản lý dự án toàn diện để hợp lý hóa các quy trình và nâng cao năng suất, thì đó chắc chắn là Jira của Atlassian.
5. MS Office của Microsoft
MS Office của Microsoft được xem là một kho công cụ của mọi nhà phân tích kinh doanh. Các ứng dụng như Excel, Word, PowerPoint và Outlook sẽ giúp bạn quản lý dữ liệu, tạo bản trình bày có sức ảnh hưởng và giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan.
MS Office được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khắp thế giới
Trong đó, Excel là một công cụ cực kỳ hữu ích để phân tích dữ liệu thông qua các hàm, bảng tổng hợp và biểu đồ. Excel có thể giúp đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên xu hướng và mô hình trong các con số. Trong khi Word có khả năng ghi lại các yêu cầu, kế hoạch dự án và báo cáo một cách dễ dàng mà vẫn duy trì được giao diện chuyên nghiệp. Còn PowerPoint sẽ trình bày các phát hiện hoặc đề xuất một cách trực quan nhằm giúp các bên liên quan dễ hiểu thông tin phức tạp. Cuối cùng, Outlook sẽ hợp lý hóa hoạt động liên lạc bằng cách quản lý email và lịch biểu một cách hiệu quả.
Trên đây là những công cụ phân tích kinh doanh hàng đầu trong năm 2024. Hy vọng rằng các thông tin được tổng hợp trong bài sẽ giúp bạn tìm ra công cụ phù hợp với nhu cầu. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nguồn tham khảo:
https://www.adaptiveus.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC