Trong nền kinh tế trên thị trường các doanh nghiệp chính là đầu tàu của nền kinh tế và rủi ro phải gánh chịu pháp lý rất cao. Vậy làm thế nào để họ có thể kiểm soát rủi ro một cách tốt nhất?
Thay đổi tư duy để kiểm soát tốt rủi ro pháp lý
1. Tìm hiểu về rủi ro pháp lý
Theo COSO, rủi ro pháp lý được định nghĩa là các sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Ta có thể hiểu đơn giản nó chính là sự kiện pháp lý có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mục tiêu của chủ thể pháp lý.
Rủi ro pháp lý là gì?
Ví dụ: Một doanh nghiệp B thực hiện chương trình quảng cáo bốc thăm trúng thưởng khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Hậu quả: Doanh nghiệp B có nguy cơ bị cơ quan quản lý đề nghị dừng chương trình quảng cáo này. Ngoài ra còn bị xử phạt vi phạm hành chính – Đây chính là rủi ro pháp lý.
Tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp B có thể bị xử phạt hoặc không bị phạt. Điều này sẽ phụ thuộc vào quyết định của cơ quan quản lý.
Rủi ro có nguồn gốc và rủi ro không nguồn gốc
Căn cứ vào tác động của rủi ro (risk impact) đối với mục tiêu của doanh nghiệp rủi ro pháp lý có thể được chia thành 02 loại (rủi ro cao, rủi ro thấp). Dựa trên tần suất của rủi ro (risk probility) ta có thể chia thành rủi ro có tần suất cao và rủi ro có tần suất thấp. Nếu xét về nguồn gốc rủi ro người ta phân loại rủi ro pháp lý thành rủi ro có nguồn gốc bên trong và rủi ro có nguồn gốc bên ngoài.
2. Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro pháp lý
Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro pháp lý
Thông thường rủi ro pháp lý được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau ( thiên tai, địch họa, bạo loạn, khủng bố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hành vi bất cẩn v.v…)
Tuy nhiên khi lấy nguyên nhân dẫn đến rủi ro làm tiêu chí phân loại thì rủi ro pháp lý gồm 02 nguyên nhân sau:
2.1 Nguyên nhân khách quan
- Do sự kiện bất khả kháng.
- Do thay đổi chính sách pháp luật.
- Do thay đổi của thị trường,…
Nguyên nhân rủi ro pháp lý khách quan và nguyên nhân chủ quan
2.2 Nguyên nhân chủ quan
- Yếu tố văn hóa
- Thói quen hành xử
- Thiếu kiến thức chuyên môn,…
3. Rủi ro pháp lý đến và hậu quả để lại
Các doanh nghiệp có vai trò chủ đạo và là đầu tàu của nền kinh tế. Vì vậy một khi rủi ro pháp lý xảy ra sẽ dẫn đến những tổn thất lớn vô cùng.
Hậu quả mà rủi ro pháp lý để lại là gì?
Cụ thể như:
- Gây ra thất thoát về vật chất.
- Uy tín của doanh nghiệp suy giảm
- Thậm chí gây ra hậu quả phá sản.
☞ Vậy để bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro, ngành khoa học kiểm soát nội bộ đã đưa ra nhiệm vụ quan trọng là “hoạt động kiểm soát rủi ro”.
4. Đề phòng và khắc phục rủi ro pháp lý đúng cách
Đề phòng và khắc phục rủi ro pháp lý đúng cách
Các doanh nghiệp cần có nhận thức sớm về việc kiểm soát rủi ro và xây dựng công cụ để phòng bị. Nhận diện và đánh giá đầy đủ từng rủi ro pháp lý giúp kiểm soát và triệt tiêu các nguyên nhân khiến rủi ro phát triển thành sự cố cho doanh nghiệp.
Để ứng xử đúng cách khi rủi ro xảy ra, các doanh nghiệp cần có hệ thống kiểm soát nội bộ. Tham khảo 04 phương pháp kiểm soát rủi ro pháp lý sau:
4.1 Né tránh rủi ro (avoid)
Né tránh rủi ro
Để né tránh rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy tắc pháp luật trong lĩnh vực mình hoạt động. Một doanh nghiệp từ khi mới hoạt động đến khi kết thúc hoạt động kinh doanh,.. Nếu tuân thủ môi trường pháp lý (legal environment) mà những nhà làm luật đã dành cho họ thì khả năng kiểm soát các rủi ro pháp lý ở doanh nghiệp dễ dàng vô cùng.
Tôn trọng những quy định đôi bên thỏa thuận để tránh xuất hiện rủi ro
Ngoài ra việc tuân thủ các luật chơi riêng giữa mình và đối phương và các doanh nghiệp khác cũng rất quan trọng. Tôn trọng những quy định mà đôi bên đã thoả thuận với nhau và không nên đơn phương thực hiện các hành động có nguy cơ xuất hiện tranh chấp bất lợi cho mình (potential legal risks).
4.2 Giảm thiểu nguy cơ xuất hiện rủi ro (mitigate/reduce risks)
Giảm thiểu nguy cơ xuất hiện rủi ro
Để giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho doanh nghiệp, cách phổ biến thông thường được các chuyên gia pháp lý tư vấn chính là gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn thực hiện giao dịch hoặc ý tưởng kinh doanh của mình.
Dù các ý kiến của cơ quan nhà nước có thể không đồng nhất. Tuy nhiên việc lựa chọn cách xử lý dựa trên pháp luật ban hành và giám sát thực thi bởi cơ quan nhà nước, nguy cơ doanh nghiệp gánh chịu rủi ro pháp lý sẽ ít xuất hiện hơn.
4.3 Chuyển giao rủi ro pháp lý (transfer risks)
Chuyển giao rủi ro pháp lý (transfer risks)
Doanh nghiệp càng lớn, quy mô kiểm soát rủi ro pháp lý càng khó. Nguyên nhân:
- Các doanh nghiệp có nhiều ngành nghề kinh doanh
- Sử dụng nhiều lao động
- Tổ chức nhiều phòng ban, bộ phận nhiều cấp độ.
Từ đó CEO không thể kiểm soát hết mọi hoạt động của doanh nghiệp. Kể cả trường hợp đã thực hiện hoạt động phân quyền.
Bằng cách sử dụng dịch vụ pháp lý từ các công ty luật chuyên nghiệp, các doanh nghiệp đã thành công chuyển giao rủi ro pháp lý của mình cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý.
Sử dụng dịch vụ pháp lý từ các công ty luật giảm thiểu nguy cơ rủi ro pháp lý
Ở các công ty luật lớn, công ty luật đa quốc gia có rất nhiều tài sản. Họ thường xuyên đóng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư của mình. Vì vậy nếu trong trường hợp dịch vụ pháp lý mà bạn được cung cấp gặp rủi ro thì các công ty bảo hiểm sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
4.4 Chấp nhận rủi ro (accept risks)
Chấp nhận rủi ro
Không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn 01 trong 03 cách xử lý trên. Vì để đạt mục tiêu kinh doanh, hoặc do các chi phí phát sinh, hoặc do không có sự chọn lựa nào là hoàn hảo để áp dụng cho mọi trường hợp.
Vì muốn đảm bảo được nhiệm vụ mà chủ doanh nghiệp giao cho, đôi khi người quản lý cũng sẽ phải chấp nhận rủi ro để kinh doanh. Cách xử lý này gọi là chấp nhận rủi ro.
Chấp nhận rủi ro chủ động và rủi ro thụ động
Để chấp nhận rủi ro người ta thường phân ra hai trường hợp:
➜ Chấp nhận rủi ro chủ động (active)
- Doanh nghiệp chủ động thực hiện các bước đánh giá rủi ro.
- Đo lường mức độ rủi ro và đưa ra phương án xử lý sự cố trước khi hành động.
➜ Chấp nhận rủi ro thụ động (passive)
- Chấp nhận rủi ro thụ động nghĩa là doanh nghiệp chỉ nhận biết được rủi ro nhưng không đánh giá mức độ, không xây dựng phương án xử lý sự cố khi rủi ro xảy ra.
Vận dụng tốt các công cụ kiểm soát rủi ro giúp kiểm soát tốt rủi ro pháp lý
Từ các thông tin trên hy vọng các doanh nghiệp sẽ có cách ứng xử và vận dụng phù hợp để đưa ra cho mình phương hướng kiểm soát rủi ro tốt nhất. Bên cạnh đó việc vận dụng tốt các công cụ kiểm soát rủi ro sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro pháp lý ngay “ từ trong trứng nước”.
Tìm hiểu các công cụ kiểm soát rủi ro tại khoá học ““Huấn luyện để làm việc trong môi trường luật”
Khóa học “Huấn luyện để làm việc trong môi trường luật” giúp các doanh nghiệp để giải quyết tranh chấp một cách tốt nhất! Tham khảo sơ lược về khoá học qua video sau bạn nhé!
Để đăng ký và tìm hiểu về khóa học bạn có thể truy cập tại đây
Để biết thêm thông tin về các công cụ kiểm soát rủi ro và tìm hiểu sâu hơn về phương pháp kiểm soát rủi ro,… Bạn có thể đăng ký tham gia khoá học luật tại BAC. Hãy gọi về Hotline: 0909 310 768. Đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất!
Tham khảo chương trình đào tạo:
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung