Tester là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều bởi “dân IT” và cả những bạn trẻ trong giai đoạn định hướng tương lai. Tại Việt Nam, Tester đã trở thành công việc phổ biến, được biết đến với thu nhập hấp dẫn và mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Dưới đây là những điều mà bạn cần biết về Tester.

Tester là công việc hấp dẫn trong ngành IT

1. Tester là gì?

Tester là người làm công việc kiểm tra thông tin về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được kiểm thử để cung cấp cho các bên liên quan. Tại Việt Nam, nghề Tester còn được biết đến với những tên gọi như Kiểm thử phần mềm hay Thử nghiệm phần mềm.

2. Tester làm gì?

Tùy từng công ty mà công việc của các Tester sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu hết vai trò này đều sẽ làm những việc cụ thể như:

  • Tìm lỗi của các phần mềm
  • Xác minh khả năng đáp ứng các  yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm
  • Hoàn thiện sản phẩm (phần mềm) trước khi đến tay khách hàng
  • Thiết kế, phát triển và thực hiện các kịch bản kiểm thử.
  • Sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm thử phù hợp để đánh giá chất lượng sản phẩm.
  • Phối hợp với các nhóm phát triển để hiểu rõ yêu cầu và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
  • Ghi chép và báo cáo tất cả các lỗi và sự cố tìm thấy trong quá trình kiểm thử.
  • Đề xuất các giải pháp để giải quyết hoặc khắc phục lỗi.

Trong các tổ chức hoặc dự án có quy mô lớn, vai trò của Tester có thể được chia ra nhỏ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, chẳng hạn như Software Tester, Game Tester, Automation Tester,....

3. Tester lương bao nhiêu?

Dựa trên khảo sát của các website tuyển dụng trong nước, mức lương trung bình của Tester tại Việt Nam năm 2023 là khoảng 15,8 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ dao động từ 8 triệu đồng/tháng đối với Tester mới ra trường và lên đến 25 triệu đồng/tháng đối với Tester có kinh nghiệm lâu năm và vị trí cao.

Lưu ý, con số trên chỉ là giả định vì trong thực tế sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến thu nhập của một Tester. Các yếu tố chính có thể kể đến vị trí địa lý, trình độ học vấn, kinh nghiệm,.... Ví dụ, các Tester ở những thành phố lớn có thể nhận được thu nhập cao hơn nhưng đổi lại họ phải chịu sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ hơn.

Một khảo sát về mức lương trung bình ở từng vị trí để các bạn tham khảo:

Mức lương trung bình của Tester theo cấp bậc

  • Fresher Tester: Mức lương trung bình cho vị trí khởi đầu sẽ trong khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng.
  • Junior Tester: Mức lương trung bình của Junior có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng.
  • Senior Tester: Senior Tester tại Việt Nam hiện nay thường có lương trên 20 triệu đồng/tháng.
  • Tester Leader: Với kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm, mức lương trung bình của Leader có thể đạt mốc 25 triệu đồng/tháng. Những Test Leader có kinh nghiệm trên 5 năm hoàn toàn có khả năng chạm ngưỡng 30 triệu/tháng.
  • Tester Manager: Test Manager tại Việt Nam có lương trung bình là 31,4 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ dao động từ 10 triệu đồng/tháng đến 69 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, và quy mô công ty, khảo sát của CareerBuilder năm 2023.
4. Tester học ngành gì?

Muốn làm Tester thì học ngành gì? Đó là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có trường Đại học hay Cao đẳng nào đào tạo Tester. Tuy nhiên, các bạn có thể chọn học ngành Công nghệ thông tin để theo đuổi đam mê với công việc Tester.

Tham khảo: 10 lý do bạn nên học ngành Công nghệ thông tin

Khi học ngành Công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính, khoa học máy tính, hệ thống thông tin,... Đó là những kiến thức hữu ích với các bạn muốn trở thành Tester trong tương lai.

Trong chương trình học của ngành Công nghệ thông tin chính quy, sau các năm học đại cương, bạn sẽ được chọn chuyên ngành. Thông thường, các Tester sẽ chọn ngành Công nghệ phần mềm hoặc Kỹ thuật phần mềm vì nó cung cấp nhiều kiến thức liên quan. Tuy nhiên, đối với các bạn học những chuyên ngành khác vẫn có thể theo đuổi vai trò này.

Tham khảo: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?

5. Tester cần những kỹ năng gì?

Tester cần cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm

Một trong những khó khăn thường gặp với người mới khi bắt đầu công việc của một Tester đó là lượng kỹ năng mà họ cần trang bị. Để trở thành một Tester giỏi, bạn sẽ cần cả những kỹ năng chuyên môn đi kèm với đó là những kỹ năng mềm không kém phần quan trọng. Bạn có thể tham khảo những mục dưới đây để chuẩn bị cho bản thân:

  • Kỹ năng chuyên môn:
    • Làm việc với phần mềm: Bao gồm nhiều phần như kiến thức nền, đọc hiểu các ngôn ngữ lập trình, sử dụng các nguyên tắc, phương pháp, quy trình và công cụ kiểm thử.
    • Sử dụng dữ liệu: Dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu hiện nay. Nếu như trước đây các Tester thường ít hoặc thậm chí là không dùng đến dữ liệu thì giờ đây mọi thứ đã thay đổi. Dữ liệu không chỉ cung cấp những hiểu biết sâu sắc mà còn giúp tối ưu hiệu quả và giảm thời gian làm việc.
    • Cập nhật công nghệ: Đây có thể được xem là kỹ năng chung với tất cả công việc của “dân IT”. Đã có rất nhiều thay đổi sau đại dịch và công nghệ là một trong số đó. Nếu bạn không nhanh chóng cập nhật thì bạn sẽ trở nên lạc hậu. Bạn đã biết đến AI hay ML chưa? Thế còn IoT thì sao?
    • Kỹ năng soạn thảo tài liệu: Có nhiều loại tài liệu xuất hiện trong công việc của các Tester như tài liệu test, báo cáo lỗi, cập nhật, hoàn thiện,.... Vì vậy, trong vai trò Tester, bạn sẽ không thể thiếu kỹ năng này. Bạn có thể hình dung nó như một cách để giao tiếp và tài liệu càng rõ ràng thì nội dung truyền đạt càng chính xác và ngược lại.
  • Kỹ năng mềm:
    • Phân tích: Được xem là kỹ năng cốt lõi trong công việc của các Tester, phân tích xuất hiện trong mọi bước của quy trình kiểm thử. Khi đứng trước các hệ thống phần mềm phức tạp thì phân tích chính là chìa khóa cho mọi dự án.
    • Giao tiếp: Dù Tester yêu cầu rất nhiều kỹ năng kỹ thuật nhưng đó chắc chắn không phải vai trò có thể làm việc độc lập. Trái lại, các Tester sẽ phải làm việc với rất nhiều nhóm bao gồm cả những bên liên quan không có nền tảng công nghệ. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin và nắm bắt yêu cầu để đạt được hiệu quả tốt nhất.
    • Làm việc nhóm: Chỉ giao tiếp thôi là chưa đủ, Tester cần phải biết cách phối hợp với đồng đội vì mục tiêu chung. Vì công việc chính của Tester là kiểm thử nên họ sẽ nhận sản phẩm, sau đó báo lỗi kiểm tra, bao lỗi và cùng phối hợp để sửa lỗi. Có thể thấy, làm việc nhóm là một phần trong cuộc sống của Tester.
    • Tự học: Không ngừng nâng cấp bản thân chính là lời khuyên cho các Tester. Trong một thời đại cạnh tranh như hiện nay, chỉ cần bạn không tiến lên thì người khác sẽ vượt qua bạn.
6. Con gái có nên học Tester?

Vì hầu hết Tester đều có xuất thân IT, nên đại đa số “công dân” đều mang giới tính nam. Tuy nhiên, vai trò này lại có khá nhiều điểm phù hợp với tính cách của các bạn nữ. Ví dụ như sự tỉ mỉ, cẩn thận là một đức tính quan trọng trong công việc kiểm thử, đây là điều mà các bạn nữ thường nổi trội hơn nam. Chính vì vậy, ngay cả khi số lượng Tester nam đã và đang chiếm đa số thì không có lý do gì có thể ngăn cản các bạn nữ trở thành Tester trong tương lai.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có được những thông tin tham khảo hữu ích. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:
https://www.topcv.vn/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC