Khi nhắc đến khái niệm telesales, hầu hết mọi người đều nghĩ đến công việc gọi điện thoại cho khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, một người telesales còn phải đảm nhiệm nhiều chức năng khác trong tổ chức. Nội dung lần này, BAC xin tổng hợp những điều cơ bản về telesales như công việc, kỹ năng, kiến thức,…
Telesales là người tác động trực tiếp lên doanh số công ty
1. Telesales là gì?
Telesales là một danh từ ghép hình thành từ tiền tố là “tele-” nhằm chỉ một khoảng cách khá xa về mặt địa lý và hậu tố là “-sales” mang ý nghĩa bán hàng, kinh doanh. Từ đó, có thể hình dung một cách khái quát về công việc telesales là hoạt động bán hàng thông qua hình thức điện thoại. Nhân viên telesales có thể dễ dàng liên hệ và tiếp thị sản phẩm bất kể khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc bán hàng mà còn rất nhiều trách nhiệm khác tùy vào lĩnh vực, doanh nghiệp, tổ chức nơi mà telesales đang công tác.
2. Công việc của một Telesales là gì?
Mặc dù, công việc chính hằng ngày của telesales vẫn là gọi điện thoại để tư vấn cho khác hàng về các thông tin dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, nhưng đó chưa phải là tất cả.
- Một nhân viên telesales thường trực thuộc bộ phận kinh doanh hoặc marketing, họ không chỉ gọi điện theo danh sách khách hàng có sẵn mà còn có thể thực hiện tìm kiếm khách hàng mới.
- Thu thập và phân loại thông tin khách hàng là công việc rất phù hợp với họ. Việc trao đổi trực tiếp thông qua gọi điện giúp telesales hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng hơn bất kỳ ai.
- Tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ khi có những cuộc gọi đến.
- Quản lý kết quả công việc, phân tích, đánh giá hiệu quả, báo cáo, đề xuất thay đổi để đảm bảo chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.
Đặc trưng của công việc telesales giúp họ trở thành người có sự am hiểu sâu rộng về sản phẩm, dịch vụ của công ty đồng thời nắm bắt cả thông tin khách hàng. Chính vì vậy, tùy theo lĩnh vực mà họ đang làm sẽ có những công việc cụ thể khác nhau.
3. Thu nhập của nghề Telesales
Thu nhập là điều mà ai cũng quan tâm khi quyết định theo đuổi một công việc và telesales cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, khi nhắc đến lương của telesales, bạn cần hình dung về hai khoản thu nhập thường gọi là lương cứng và lương mềm. Trong đó, lương cứng chính là mức thu nhập cố định mà bạn sẽ nhận được khi hoàn thành các công việc được giao. Lương mềm là thu nhập nhận được khi có khách hàng mua hàng hoặc đồng ý sử dụng dịch vụ do bạn tư vấn, còn gọi là chốt đơn.
Nghề telesales có thu nhập rất hấp dẫn
Lương cứng của nghề telesales hiện nay không quá cao, tùy vào khối lượng công việc. Nhưng hầu hết doanh nghiệp sử dụng telesales để tăng doanh số bán hàng nên họ không giao quá nhiều công việc khác. Ngược lại, lương mềm không hề bị giới hạn và cũng chính là điểm hấp dẫn của nghề này. Lương mềm là phổ biến là phần trăm doanh số bán hàng của telesales, bán càng nhiều thì thu nhập càng cao, một số công ty còn thưởng thêm khi đạt hoặc vượt chỉ tiêu.
4. Làm thế nào để trở thành một Telesales giỏi?
Với mức thu nhập hấp dẫn và nhu cầu tuyển dụng cao như hiện nay, telesales đang là công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, công việc nào cũng có những yêu cầu khác nhau, đặc biệt, để trở thành một chuyên gia, các bạn phải trang bị cho mình từ kiến thức đến kỹ năng. Dưới đây là một vài yếu tố mà bạn nên lưu ý nếu muốn trở thành một telesales giỏi trong tương lai.
- Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại: Việc giao tiếp qua điện thoại sẽ có những điểm khác biệt riêng, bạn phải học từ những điều cơ bản nhất như bắt đầu câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện, nắm bắt thông tin,…
- Kỹ năng bán hàng: Để bán được hàng, bạn sẽ cần nhiều kiến thức và kỹ năng từ sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ cho đến nhu cầu, tâm lý của khách hàng, cách thuyết phục, đàm phán để chốt đơn hoặc có được khách hàng tiềm năng.
- Kết hợp công nghệ: Trong thời đại tiến bộ như hiện nay, bạn sẽ nhanh chóng lạc hậu nếu không biết cách kết hợp công nghệ vào công việc. Cách sử dụng các ứng dụng liên lạc, kết nối mạng xã hội để hiểu nhu cầu khách hàng, các phần mềm quản lý cuộc gọi, phân loại thông tin khách hàng.
- Chịu đựng áp lực: Dù telesales là công việc mơ ước của nhiều người nhưng không phủ nhận áp lực mà những người telesales phải gánh chịu. Doanh số, thời gian, KPI, nếu không có một tinh thần thép thì bạn sẽ sớm phải từ bỏ.
Những yêu cầu kể trên dù khó khăn nhưng đồng thời cũng là cơ hội để rèn luyện những phẩm chất tốt mà mọi công việc đều yêu cầu. Hiện nay, telesales đã trở thành công việc rất phổ biến, xuất hiện ở mọi lĩnh vực bất động sản, tài chính, bảo hiểm,…. Không ít telesales có được thu nhập “khủng” sau nhiều năm tích góp, trau dồi các kiến thức và kỹ năng. Nếu bạn là một người mới thì hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, khóa học dưới đây với các kiến thức được tổng hợp, thiết kế khoa học, trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bắt đầu chặng đường trở thành telesales.
Tham khảo: Khóa học Telesales – bán hàng qua điện thoại
Mong rằng với những thông tin được BAC tổng hợp và chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được các thắc mắc của bạn đọc. Vẫn còn rất nhiều điều thú vị sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog, đừng quên đón đọc.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC