Tất tần tật thông tin về chứng chỉ ISTQB® – Chứng nhận kiểm thử phần mềm quốc tế

1. Chứng chỉ ISTQB® là gì?

ISTQB® (International Software Testing Qualifications Board) là một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp chứng chỉ thẩm định chất lượng của kiểm thử phần mềm có giá trị toàn cầu. Tổ chức được thành lập vào tháng 11 năm 2002 tại Edinburgh (Scotland).

ISTQB® Certified Tester là một chứng chỉ do ISTQB® cung cấp. Đây là một chứng chỉ tiêu chuẩn dành cho những người thực hiện việc kiểm thử phần mềm (software tester). Tính đến tháng 01 năm 2021, ISTQB® đã tổ chức hơn 1.030.000 kỳ thi và cấp hơn 750.000 chứng chỉ tại 129 quốc gia trên toàn thế giới. Sau khi được cấp chứng chỉ, thông tin của người sở hữu ISTQB® được công bố tại Scr.istqb.org

Đề án này dựa trên Body of Knowledge (Syllabus và Glossary) và các quy tắc thi được áp dụng nhất quán trên toàn thế giới, với các bài thi và tài liệu hỗ trợ được cung cấp bằng nhiều ngôn ngữ.

2. Các cấp độ và mô-đun của chứng chỉ ISTQB®

Hình dưới thể hiện đầy đủ các cấp độ và mô-đun hiện có của chứng chỉ ISTQB®:

3. Các lợi ích khi có chứng chỉ ISTQB®:

ISTQB® là chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực kiểm thử, do đó dù bạn mới bước vào nghề hay đã có nhiều kinh nghiệm thì việc sở hữu chứng chỉ này cũng mang lại nhiều lợi ích:

  • Đây là chứng nhận về kỹ năng có giá trị toàn cầu mà các nhà tuyển dụng rất tin tưởng;

  • Xây dựng và phát triển các kỹ năng hỗ trợ cho sự nghiệp tương lai;

  • Nâng cao uy tín nghề nghiệp: Người có chứng chỉ sẽ được sử dụng logo ISTQB® “Certified Tester” hiện hành;

  • Chứng chỉ không có thời hạn.

4. Cấu trúc của danh mục chứng chỉ ISTQB® mới nhất

Chứng chỉ ISTQB® có 03 nhóm chính:

4.1. Nhóm CORE:

Bao gồm 3 cấp độ:

  • ISTQB Foundation Level (CTFL): Đây là mức cơ bản và là chứng chỉ bắt buộc các Tester/QA phải vượt qua nếu muốn chinh phục các level cao hơn. 
  • ISTQB Advanced Level (CTAL): Chứng chỉ thiết kế cho những ai đã có ít nhất khoảng 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bắt buộc đã có chứng chỉ cấp độ Foundation. Cấp độ này bao gồm 3 mô-đun: Sau khi đã đạt được 3 mô-đun này, chứng chỉ hoàn thiện sẽ được cấp:

    • Advanced Level – Technical Test Analyst
    • Advanced Level – Test Analyst
    • Advanced Level  – Test Manager
  • ISTQB Expert level (CTEL): Là chứng chỉ cao cấp dành cho các Manager/Leader trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm hoặc những người có ít nhất 8 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kiểm thử.

    • Expert Level – Test Management
    • Expert Level – Improving the Testing Process
4.2. Nhóm AGILE:

Nhóm này dành riêng cho những ai đang quan tâm đến phương pháp Agile, bao gồm 02 cấp độ:

  • Foundation: Foundation Level – Agile Tester

  • Advanced:

    • Advanced Level  – Agile Test Leadership at Scale

    • Advanced Level  – Agile Technical Tester

4.3 NHÓM SPECIALIST:

Dành cho những ai đang muốn tìm hiểu sâu về kiểm thử ở một lĩnh vực cụ thể, bao gồm các chứng chỉ ở nhiều lĩnh vực như sau: Acceptance Testing, Performance Testing, Mobile Application Testing, Gambling Industry Tester, Automotive Software Tester, Usability Testing, Model-Based Tester, Test Automation Engineer, Security Tester.

5. Nội dung các chứng chỉ cụ thể:
5.1. Chứng chỉ Foundation Level – Certified Tester (Core)

5.1.1 Ý nghĩa

Việc một tester sở hữu chứng chỉ này chứng tỏ người đó:

  • Có thể hiểu các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm và có thể sử dụng các từ ngữ phổ biến trong ngành để giao tiếp hiệu quả;

  • Áp dụng được các kỹ thuật đã có để thiết kế các bài kiểm tra cho nhiều cấp độ;

  • Có thể diễn dải và thực hiện các thử nghiệm dựa trên các thông số kỹ thuật đã cho và báo cáo được kết quả;

  • Nắm được giá trị của việc kiểm thử phần mềm mang lại cho các bên liên quan.

5.1.2 Đối tượng nên thi:
  • Chứng chỉ cơ bản phù hợp cho tất cả những ai cần chứng minh kiến thức thực tế của các khái niệm cơ bản của kiểm thử: Tester, Test Analysts, Test Engineers, Test Consultants,…;

  • Những ai cần có những hiểu biết cơ bản về kiểm thử phần mềm như: Project Managers, Quality Managers, Software Development Managers, Business Analysts, IT Directors,…;

  • Những ai có nhu cầu lấy chứng chỉ cơ bản là điều kiện cần để thi các chứng chỉ ở cấp độ tiếp theo.

5.2. ISTQB Advanced Level
5.2.1 Đối tượng nên thi:

Chứng chỉ thiết kế cho những ai đã có ít nhất khoảng 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bắt buộc đã có chứng chỉ cấp độ Foundation.

Cấp độ này bao gồm 03 mô-đun: Sau khi đã đạt được 3 mô-đun này, chứng chỉ hoàn thiện sẽ được cấp: Technical Test Analyst – Test Analyst – Test Manager
 
5.2.2 Ý nghĩa

Người có chứng chỉ này có thể:

A. Advanced Level – Technical Test Analyst:

 

  • Nhận biết và phân loại các rủi ro điển hình liên quan đến hiệu suất, bảo mật, độ tin cậy, tính di động và khả năng bảo trì của hệ thống phần mềm.

  • Cung cấp các yếu tố kỹ thuật cho việc thực hiện các thử nghiệm để giảm thiểu rủi ro về hiệu suất, bảo mật, độ tin cậy, tính di động và khả năng bảo trì.

  • Lựa chọn và áp dụng các kỹ thuật kiểm thử white-box thích hợp để đảm bảo rằng các kiểm nghiệm cung cấp mức độ tin cậy phù hợp.

  • Tham gia vào các cuộc đánh giá với các nhà phát triển và kiến ​​trúc sư phần mềm, áp dụng kiến ​​thức về các khiếm khuyết trong mã và kiến ​​trúc.

  • Lựa chọn các công cụ thích hợp để tự động hóa các nhiệm vụ kiểm tra kỹ thuật;

  • Hiểu các vấn đề kỹ thuật và khái niệm trong việc áp dụng tự động hóa thử nghiệm.

B. Advanced Level – Test Analyst

  • Đảm bảo thực hiện kiểm thử phù hợp dựa trên vòng đời phát triển phần mềm đang được sử dụng.

  • Xác định mức độ ưu tiên của các bước kiểm thử dựa trên thông tin được cung cấp; lựa chọn các kỹ thuật thích hợp để đảm bảo độ tin cậy dựa trên các tiêu chí về phạm vi xác định.

  • Cung cấp các tài liệu thích hợp liên quan; tham gia vào việc xem xét, đánh giá yêu cầu/câu chuyện người dùng với các bên liên quan.

C. Advanced Level  – Test Manager

  • Quản lý dự án kiểm thử bằng cách hoàn tất nhiệm vụ, mục tiêu và quy trình đã thiết lập
  • Tổ chức và dẫn dắt các buổi phân tích và xác định rủi ro từ đó ước tính, lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát dự án
  • Lập và thực hiện các kế hoạch kiểm thử phù hợp với chính sách và chiến lược của tổ chức
  • Đánh giá và báo cáo tình trạng kiểm thử kịp thời cho các bên liên quan của dự án.
  • Xác định các khoảng trống về kỹ năng và nguồn lực trong nhóm và tham gia tìm nguồn nhân lực phù hợp
5.3. Expert Level – Test Management
5.3.1 Đối tượng nên thi: 
  • Đây là chứng chỉ cao cấp dành cho các Manager/Leader trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm hoặc những người có ít nhất 8 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kiểm thử.
  • Người đứng đầu việc quản lý kiểm thử trong một tổ chức/dự án và có cam kết các yếu tố thành công với ban quản trị.
5.3.2 Ý nghĩa: 
 
  • Test manager cần có khả năng tối ưu và cập nhật các phương pháp mới nhất để đạt được mục tiêu kiểm thử.

  • Có thể tiết kế một phương pháp cụ thể để đạt được mục tiêu/cam kết quản lý ban đầu.

  • Quản lý nhóm kiểm thử và quản lý kiểm thử chung trong toàn tổ chức, đặc biệt là quản lý nhiều dự án khác nhau.

  • Quản lý rủi ro, xem xét, đánh giá, quản lý chất lượng.

B. Chứng chỉ Expert – Improving the Testing Process

  • Dẫn dắt các kế hoạch để cải thiện quy trình kiểm thử trong một tổ chức/dự án; xác định và quản lý các yếu tố thành công quan trọng.
  • Thiết lập và thực hiện các kế hoạch/chiến lược để cải thiện quy trình kiểm thử, có thể đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.
  • Quản lý việc đưa ra các thay đổi đối với quy trình kiểm thử, bao gồm hợp tác với các nhà tài trợ cải tiến.
  • Hiểu và quản lý hiệu quả các vấn đề nhân sự liên quan đến việc đánh giá quá trình kiểm tra và thực hiện các thay đổi cần thiết.
5.4. Chứng chỉ Foundation Level – Agile Tester
5.4.1 Ý nghĩa chứng chỉ:
  • Người có chứng chỉ có đủ kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường Agile.

  • Có thể điều chỉnh kinh nghiệm và kiến thức kiểm thử hiện để phù hợp với các giá trị và nguyên tắc Agile.

  • Hỗ trợ nhóm Agile trong việc lập kế hoạch các hoạt động liên quan đến kiểm thử.

  • Hỗ trợ nhóm Agile trong các hoạt động kiểm thử tự động hoá.

  • Hỗ trợ các bên liên quan của doanh nghiệp trong việc xác định các câu chuyện người dùng, kịch bản, yêu cầu và tiêu chí chấp nhận của người dùng.

5.4.2 Đối tượng nên thi:
  • Các tester đã có kinh nghiệm trong phương pháp luận “Vòng đời phát triển phần mềm truyền thống.”

  • Các tester mới vào nghề có quan tâm đến phương pháp Agile.

  • Developer kinh nghiệm có nhiều kiến thức về kiểm thử đang làm việc trong môi trường Agile.

5.5. Chứng chỉ Advanced Level  – Agile Technical Tester
5.5.1 Ý nghĩa chứng chỉ:

  • Áp dụng các kỹ thuật Agile để thực hiện kiểm thử cung cấp mức độ phù hợp

  • Tạo và triển khai các phương pháp tiếp cận kiểm thử Agile khác nhau bằng cách sử dụng các kỹ thuật thích hợp

  • Hỗ trợ và đóng góp vào các hoạt động tự động hóa thử nghiệm trong một dự án Agile

  • Hỗ trợ nhóm Agile trong việc phân phối và triển khai liên tục

5.5.2 Đối tượng nên thi:

Những người đã đạt được mức độ nâng cao trong sự nghiệp kiểm thử phần mềm và mong muốn phát triển thêm chuyên môn về các khía cạnh kiểm thử kỹ thuật trong bối cảnh Agile

5.6. Chứng chỉ Advanced Level  – Agile Test Leadership at Scale

5.6.1 Ý nghĩa của chứng chỉ:
  • Người đạt được chứng chỉ này có thể: Phát triển một tư duy và văn hoá theo định hướng giá trị.
  • Có thể tổ chức và nâng cao chất lượng và kiểm thử trên nhiều nhóm của tổ chức.
  • Áp dụng các kỹ thuật và quy trình Lean và Agile để phân tích và giải quyết vấn đề và cải thiện kiểm thử trong tổ chức.
5.6.2 Đối tượng nên thi:

Những người làm việc trong một tổ chức theo phương pháp Agile:

  • Test Manager
  • Head of Testing
  • Test Analyst
  • Quality Engineer
  • Quality Assurance
  • Quality Coach
  • Member of an Agile Team
  • Project Manager
  • Release Train Engineer
  • Scrum Master
5.7. Chứng chỉ Acceptance Testing (kiểm thử chấp nhận)

 

5.7.1 Ý nghĩa của chứng chỉ:

Đối với Business Analyst và Product Owner:

  • Tham gia vào các hoạt động kiểm thử chấp nhận của tổ chức bằng cách tham gia vào giai đoạn thiết kế kiểm thử chấp nhận và hỗ trợ việc điều chỉnh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.
  • Đảm bảo chất lượng của quy trình kiểm thử chấp nhận, bao gồm xác nhận và xác minh các hiện vật được sản xuất.

Đối với Tester:

  • Xác định các tiêu chí chấp nhận trong giai đoạn xác định các yêu cầu.
  • Phối hợp hiệu quả với các nhà phân tích kinh doanh và các bên liên quan khác trong tất cả các hoạt động kiểm thử chấp nhận.
  • Hiểu các mục tiêu kinh doanh, giao tiếp với các đơn vị kinh doanh và chia sẻ các mục tiêu chung để kiểm thử chấp nhận.
5.7.2 Đối tượng nên thi:

Bất kỳ ai tham gia vào các hoạt động kiểm thử chấp nhận phần mềm: Product Owner, Business Analyst, Tester, Test Analyst, Test engineer,…

5.8. Chứng chỉ Performance Testing (Kiểm thử hiệu năng)

5.8.1 Ý nghĩa của chứng chỉ:
  • Hiểu các khái niệm cơ bản về kiểm thử hiệu năng. Hiểu các chỉ số hiệu năng và cách thu thập chúng.
  • Xác định rủi ro hiệu năng, mục tiêu và yêu cầu để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan.
  • Thiết kế, triển khai và thực hiện các bài kiểm thử hiệu năng cơ bản. Phân tích kết quả của một bài kiểm thử hiệu năng và nêu các tác động đối với các bên liên quan khác nhau.
  • Giải thích quy trình, cơ sở, kết quả và ý nghĩa của kiểm thử hiệu năng cho các bên liên quan khác nhau.
  • Xác định cách các hoạt động kiểm thử hiệu năng phù hợp với vòng đời phần mềm.
5.8.2 Đối tượng nên thi:
  • Những ai đã có chứng chỉ Kiểm thử chấp nhận và muốn phát triển thêm chuyên môn về kiểm thử hiệu năng

5.9. Chứng chỉ Mobile Application Testing (Kiểm thử ứng dụng di động)
 
5.9.1 Ý nghĩa của chứng chỉ: 
  • Hiểu và xem xét các yếu tố thúc đẩy kinh doanh và công nghệ cho mobile app để tạo chiến lược kiểm thử.
  • Xác định và hiểu những thách thức, rủi ro và kỳ vọng chính liên quan đến việc thử nghiệm một ứng dụng di động.
  • Áp dụng các loại bài kiểm tra phổ biến, như các bài được đề cập trong giáo trình cơ bản trên thiết bị di động.
  • Thực hiện các hoạt động được yêu cầu cụ thể để kiểm tra ứng dụng di động như một phần của các hoạt động chính của quy trình kiểm tra ISTQB®.
  • Xác định và sử dụng các môi trường và các công cụ thích hợp để kiểm thử ứng dụng di động.
5.9.2: Đối tượng nên thi:
  • Những ai đã đạt trình độ cơ bản trong kiểm thử phần mềm và mong muốn phát triển thêm chuyên về kiểm tra ứng dụng di động.

5.10. Chứng chỉ Gambling Industry Tester

5.10.1 Ý nghĩa của chứng chỉ: 
  • Thúc đẩy giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng từ ngữ phổ biến trong ngành cờ bạc.
  • Hiểu các thuộc tính chất lượng cụ thể yêu cầu kiểm thử trong ngành cờ bạc.
  • Hiểu các phương pháp kiểm thử điển hình bằng cách mô tả các phương pháp phát triển và kiểm thử phần mềm tiêu chuẩn trong ngành cờ bạc.
  • Sử dụng các kỹ thuật đã được thiết lập để thiết kế các bài kiểm thử phù hợp với các nhu cầu cụ thể về ngành cờ bạc.
5.10.2 Đối tượng nên thi: 
  • Các chuyên gia đã có kinh nghiệm kiểm thử chuyên sâu ở các phương pháp truyền thống và muốn nhận Chứng chỉ Chuyên gia Kiểm thử ngành cờ bạc.

  • Người kiểm thử mới vào nghề, đã có chứng chỉ Cơ bản và muốn biết thêm về vai trò của người kiểm thử trong ngành công nghiệp cờ bạc.

  • Những ai tương đối mới đối với kiểm thử và được yêu cầu thực hiện các phương pháp, kỹ thuật kiểm thử trong công việc hàng ngày trong các dự án ngành cờ bạc.

  • Bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về kiểm thử phần mềm trong ngành cờ bạc: Project Manager, Quality Managers, Business Analyst, IT directors,…

5.11. Chứng chỉ Automotive Software Tester (Kiểm thử tự động)

5.11.1 Ý nghĩa của chứng chỉ: 
  • Điều chỉnh các kỹ thuật kiểm thử được biết đến từ cấp độ cơ bản cho phù hợp với các yêu cầu cụ thể của dự án
  • Xem xét các yêu cầu cơ bản của các tiêu chuẩn liên quan (Automotive SPICE®, ISO 26262, v.v.) và lựa chọn các kỹ thuật kiểm thử phù hợp.
  • Áp dụng các phương pháp kiểm thử ảo (ví dụ: HiL, SiL, MiL, v.v.) 
5.11.2 Đối tượng nên thi:
  • Những ai đã đạt trình độ cơ bản về kiểm thử phần mềm và muốn phát triển thêm chuyên môn trong lĩnh vực Kiểm thử tự động
5.12. Usability Testing (Kiểm thử khả dụng)

5.12.1 Ý nghĩa của chứng chỉ:
  • Hiểu các khái niệm cơ bản về khả năng sử dụng và kiểm thử khả dụng.
  • Xác định và phân loại mức độ nghiêm trọng của các rủi ro khả dụng
  • Trích dẫn các tiêu chuẩn liên quan về khả năng sử dụng, trải nghiệm người dùng 
  • Thiết lập các thủ tục để các mục tiêu về khả năng sử dụng, trải nghiệm người dùng và khả năng tiếp cận đã nêu có thể được xác minh trên thực tế đối với một sản phẩm nhất định.
  • Thiết kế và giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm thử để đạt được các mục tiêu về khả năng sử dụng, trải nghiệm người dùng và khả năng tiếp cận.
5.12.2 Đối tượng nên thi:
  • Những ai đã đạt trình độ cơ bản về kiểm thử phần mềm và muốn phát triển thêm chuyên môn trong lĩnh vực kiểm thử khả dụng.
5.13. Model-Based Tester (Kiểm thử dựa trên mô hình)

5.13.1 Ý nghĩa của chứng chỉ:
  • Phối hợp với nhóm thử nghiệm dựa trên mô hình sử dụng thuật ngữ tiêu chuẩn và các khái niệm, quy trình và kỹ thuật MBT đã được thiết lập.
  • Áp dụng và tích hợp kiểm thử dựa trên mô hình trong một quy trình kiểm thử.
  • Tạo và duy trì hiệu quả các mô hình MBT bằng cách sử dụng các kỹ thuật đã được thiết lập và thực hành tốt nhất về kiểm tra dựa trên mô hình.
  • Chọn, tạo và duy trì các tạo tác thử nghiệm từ các mô hình MBT xem xét rủi ro và giá trị của các tính năng được thử nghiệm.
5.13.2 Đối tượng nên thi:
  • Những ai đã đạt trình độ cơ bản về kiểm thử phần mềm và muốn phát triển thêm chuyên môn trong lĩnh vực Kiểm thử dựa trên mô hình.
5.14. Test Automation Engineer (Kỹ sư kiểm thử tự động hoá)

5.14.1 Ý nghĩa của chứng chỉ:
  • Phát triển kế hoạch tích hợp kiểm thử tự động trong quá trình kiểm thử.
  • Đánh giá các công cụ và công nghệ tự động hóa phù hợp nhất với từng dự án và tổ chức.
  • Tạo một cách tiếp cận và phương pháp luận để xây dựng một kiến trúc tự động hóa thử nghiệm (TAA).
  • Thiết kế và phát triển (Mới hoặc sửa đổi) các giải pháp tự động hóa thử nghiệm đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
  • Cho phép chuyển đổi thử nghiệm từ phương pháp thủ công sang phương pháp tự động.
  • Tạo báo cáo thử nghiệm tự động và thu thập số liệu.
5.14.2 Đối tượng nên thi:
  • Những ai đã đạt được trình độ nâng cao về kiểm thử phần mềm và mong muốn phát triển thêm chuyên môn của mình trong lĩnh vực Kiểm thử tự động hóa. 
5.15. Security Tester (Kiểm thử bảo mật)

5.15.1 Ý nghĩa của chứng chỉ:
  • Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các bài kiểm thử bảo mật từ nhiều khía cạnh khác nhau – dựa trên chính sách, rủi ro, tiêu chuẩn, yêu cầu và lỗ hổng bảo mật.
  • Phân tích một tập hợp các chính sách và thủ tục bảo mật nhất định, cùng với kết quả kiểm thử bảo mật, để xác định tính hiệu quả.
  • Đối với một kịch bản dự án nhất định, xác định các mục tiêu kiểm thử bảo mật dựa trên chức năng, thuộc tính công nghệ và các lỗ hổng đã biết.
  • Phân tích một tình huống nhất định và xác định cách tiếp cận kiểm thử bảo mật nào có nhiều khả năng thành công nhất trong tình huống đó.
  • Xác định các khu vực có thể cần kiểm thử bảo mật bổ sung hoặc nâng cao.
  • Đánh giá hiệu quả của các cơ chế bảo mật.
  • Giúp tổ chức xây dựng nhận thức về an toàn thông tin.
5.12.2 Đối tượng nên thi:
  • Những ai đã đạt được trình độ nâng cao về kiểm thử phần mềm và mong muốn phát triển thêm chuyên môn của mình trong lĩnh vực Kiểm thử bảo mật.

Trên là các thông tin tổng hợp về chứng chỉ ISTQB®, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan khác như:

Bên cạnh đó, BAC thường xuyên tổ chức các khoá học như:

  • Manual Testing – một trong những phần quan trọng và cơ bản nhất của Kiểm thử phần mềm;

  • Automation Testing – một xu hướng rất “hot” và nhận được nhiều sự quan tâm vì khả năng tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như giảm thiểu sai sót.

  • Khóa học Luyện thi ISTQB – Foundation Level – hỗ trợ các testers trên con đường chinh phục chứng chỉ quan trọng này.

Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ hay có thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ với BAC qua các kênh như:

BAC có cung cấp dịch vụ đào tạo inhouse theo nhóm hoặc theo nhu cầu doanh nghiệp cho các chương trình đào tạo này, hãy cung cấp nhu cầu của bạn ở đâyBAC sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn. 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post