Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ dự án nào chính là tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả duy nhất và để làm được điều này cần thu thập rất nhiều yêu cầu. Sau đó, tất các các yêu cầu cần được quản lý, ưu tiên, tài liệu hóa và kiểm tra tính khả thi đối với doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm cho những công việc này được gọi là “Business Requirements Analyst”.

Business Requirements Analyst là người xử lý các yêu cầu trong dự án

1. Business Requirements Analyst là gì?

Khi vòng đời của một dự án bắt đầu, đó là lúc Business Requirements Analyst tham gia. Đôi khi, nhà phân tích sẽ sẵn sàng cho chu trình hoàn chỉnh của một dự án, phân tích và hỗ trợ trong từng giai đoạn. Nếu phải làm việc trên nhiều dự án đồng thời, họ có thể tham gia bất cứ khi nào được yêu cầu.

Ngày nay, Business Requirements Analyst (còn được gọi là Requirements Analyst) đóng góp trong hầu hết mọi lĩnh vực như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Cơ sở hạ tầng, Ngân hàng…. Nền tảng giáo dục của họ cũng đa dạng tùy theo lĩnh vực mà họ phục vụ và các nhà phân tích này có thể làm MBA, kỹ sư hoặc kỹ thuật viên. Trái với suy nghĩ chung, thường tin rằng công việc phân tích chỉ dành cho người học Công nghệ thông tin và máy tính.

Chuyên môn của các Business Requirements Analysts đến từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm trong những lĩnh vực mà họ tham gia. Khả năng phân tích và đánh giá vấn đề là rất quan trọng, ngoài ra, một số kỹ năng khác như giao tiếp, tài liệu các khái niệm và yêu cầu kinh doanh, kỹ thuật cũng không thể bỏ qua.

Để đáp ứng nhu cầu công việc, các nhà phân tích có thể tham gia các khóa đào tạo để bổ sung, nâng cao kỹ năng cần thiết như giao tiếp, mô hình dữ liệu và các kỹ năng riêng theo từng ngành nghề.

2. Trách nhiệm của một Business Requirements Analyst

Các Business Requirements Analysts thường phải đảm nhiệm nhiều công việc

Mặc dù công việc của một Business Requirements Analyst có ranh giới khá mờ nhạt và chức năng công việc của họ có thể thay đổi tùy theo bản chất của dự án. Dưới đây là chi tiết là những trách nhiệm mà các nhà phân tích cần phải hoàn thành.

  • Hiểu và giúp quản lý dự án tạo ra các trường hợp kinh doanh của dự án bằng cách đảm bảo tất cả các yêu cầu cấp cao được liệt kê trong phạm vi dự án.
  • Tiến hành phân tích chi phí lợi nhuận để chứng minh tính khả thi của giải pháp đề xuất. Trong phân tích này, một so sánh được thực hiện giữa số tiền được chi cho dự án với lợi ích thu được.
  • Xác định các bên liên quan có tham gia bằng cách lấy danh sách từ các bên liên quan ban đầu hoặc tiến hành nghiên cứu đề phân tích tầm ảnh hưởng và những người tham gia vào dự án.
  • Tổng hợp các yêu cầu từ các bên liên quan chính bằng cách sử dụng các kỹ thuật như brainstorm, requirement workshops, focus group….
  • Xác thực các yêu cầu với các bên liên quan và cố gắng đạt được sự thống nhất trước khi bắt đầu xây dựng giải pháp.
  • Phân tích và diễn giải các yêu cầu về khả năng tồn tại của chúng so với mục tiêu kinh doanh. Điều cuối cùng mà bất kì khách hàng nào cũng muốn là một sản phẩm hoặc dịch vụ đầy đủ chức năng có thể giải quyết vấn đề của dự án.
  • Khuyến nghị các giải pháp thay thế, bổ sung các giá trị và tháo gỡ nút thắt giải pháp cho các bên liên quan. Vì một Business Requirements Analyst có kiến thức ở cả kỹ thuật và kinh doanh, họ có thể đề xuất các giải pháp mà người khác có thể không nghĩ đến.
  • Tài liệu các yêu cầu bằng cách tạo ra các use cases, tài liệu đặc tả chức năng và yêu cầu. Ngoài ra, phân loại yêu cầu là yêu cầu chức năng hay phi chức năng, hoạt động và kỹ thuật, theo đó tách chúng trong các tài liệu khác nhau.
  • Không phải tất cả yêu cầu đều quan trọng và khả thi, cần xem xét phạm vi và lịch trình của một dự án. Vì thế, các yêu cầu này cần được quản lý và ưu tiên bởi Business Requirements Analyst bằng cách làm việc với các chủ doanh nghiệp.
  • Các yêu cầu về nguyên mẫu và mô hình là một bước quan trọng để người dùng cuối cảm thấy rằng họ sẽ nhận được khi kết thúc dự án.
  • Đạt được yêu cầu từ các bên liên quan chính bằng cách đảm bảo tất cả họ đều có cùng mức độ hiểu biết về các yêu cầu, sau đó, nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của họ về các yêu cầu được phát triển.
  • Quản lý, xác nhận các yêu cầu mới có ảnh hưởng và tác động đến các yêu cầu hiện có của dự án.
  • Hỗ trợ phát triển và thử nghiệm sản phẩm, các Business Requirements Analysts thường hỗ trợ công việc kiểm thử các tính năng của các dự án của họ lẫn những dự án khác của đội nhóm kiểm thử.
  • Là một phần của Change Control Board – Một trách nhiệm không bắt buộc, khi có bất kì thay đổi yêu cầu nào, Business Requirements Analysts sẽ được yêu cầu đánh giá nhu cầu của thay đổi, tác động đối với dự án, đề xuất các giải pháp thay thế.
  • Chuẩn bị tài liệu hoặc hướng dẫn người dùng cuối sử dụng – Một nhà phân tích có thể phải thực hiện công việc này nếu người viết kỹ thuật không hoặc người dùng cuối muốn một hướng dẫn từ người có kiến thức kinh doanh.
  • Cung cấp các bản thuyết trình, các phiên trình chiếu khi được người quản lý dự án yêu cầu hoặc trong trường hợp Điều phối viên dự án không có mặt.
3. Một số kỹ năng cần có ở một Business Requirements Analyst

Mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ yêu cầu những kỹ năng đặc thù

Những kỹ năng phổ biến và đặc thù sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà Business Requirements Analyst hoạt động, dưới đây là những kỹ năng để bạn tham khảo:

  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng hình dung và tạo mẫu
  • Kỹ năng giao tiếp bằng cả văn bản và lời nói
  • Kỹ năng khơi gợi yêu cầu
  • Kỹ năng mô hình hóa yêu cầu 
  • Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng tạo điều kiện và quan sát
  • Kiến thức cơ cấu kinh doanh
  • Kỹ năng mô hình hóa quy trình

Mong rằng những thông tin được BAC tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này có thể tìm hiểu khóa học Business Analyst dành cho người mới tại BAC để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại website bacs.vn.

Nguồn tham khảo:

https://thebusinessanalystjobdescription.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung - BAC