Có nhiều cách khác nhau để tạo một báo cáo trong Power BI. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu tạo một báo cáo cơ bản trong Power BI service từ một Excel dataset. Tham khảo bài viết bên dưới nếu bạn là người mới.
Cụ thể: nhúng tệp dữ liệu, thêm một Radial Gauge vào báo cáo, thêm một biểu đồ và slicer vào báo cáo, ghim các biểu đồ từ một báo cáo vào dashboard và ghim toàn bộ một báo cáo.
Tham khảo: Power BI service là gì?
Power BI service hỗ trợ tạo báo cáo tương tự Power BI Desktop
Khi bạn đã hiểu được những khái niệm cơ bản của việc tạo một báo cáo, chúng ta sẽ tiếp tục với bước tiếp theo với nhiều chủ đề nâng cao.
1. Nhúng tệp dữ liệu
Phương pháp này tạo một báo cáo bắt đầu bằng một tệp dữ liệu và một khung báo cáo trống. Để thực hiện điều này, bạn cần tệp dữ liệu Retail Analysis sample Excel. Tải tệp dữ liệu mẫu tại đây và lưu nó vào OneDrive for Business hoặc trên máy tính.
Tham khảo: Hướng dẫn tải và sử dụng tệp dữ liệu mẫu trên Power BI
Bước 1: Bắt đầu từ việc tạo báo cáo trong Power BI service workspace, chọn một workspace đã có sẵn hoặc tạo mới như hướng dẫn trong ảnh.
Bước 2: Bên dưới thanh điều hướng chọn Get data.
Bước 3: Tiếp tục chọn Files và mở tệp Retail Analysis sample mà bạn đã lưu.
Bước 4: Trong ví dụ này, chọn Import.
Bước 5: Khi tệp dữ liệu đã được nhúng, chọn View dataset.
Bước 6: Xem một tệp dữ liệu mở trình chỉnh sửa báo cáo. Bạn sẽ thấy một khung trống và các công cụ chỉnh sửa. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng các công cụ trong trình làm việc báo cáo hãy tham khảo bài viết bên dưới.
Tham khảo: Giao diện chỉnh sửa báo cáo trong Power BI
Khu vực làm việc tương tự trên Power BI Desktop
2. Thêm một Radial Gauge vào báo cáo
Sau khi tệp dữ liệu đã được nhúng, hãy bắt đầu trả lời các câu hỏi. Chief Marketing Officer (CMO) của chúng tôi muốn biết kết quả thực tế đạt được so với các mục tiêu doanh thu đã đề ra trong năm nay. Gauge là một lựa chọn trực quan khá tốt để hiển thị các thông tin loại này.
Bước 1: Trong thanh Fields, chọn Sales > This Year Sales >Value như ảnh minh họa.
Mở rộng các trường để chọn giá trị cần sử dụng
Bước 2: Chuyển đổi loại biểu đồ thành Gauge như đã dự định, bằng cách chọn biểu tượng nửa vòng tròn trong thanh Visualizations.
Bước 3: Kéo trường Sales > This Year Sales > Goals vào Target value trong thanh Visualizations. Các trường được lồng vào nhau, chú ý xem ảnh minh họa bên dưới để kéo đúng trường cần sử dụng.
Bước 4: Như vậy là chúng ta đã hoàn tất câu trả lời cho CMO. Đây là lúc chúng ta sẽ lưu lại báo cáo, chọn File > Save.
3. Thêm một biểu đồ và slicer vào báo cáo
CMO vẫn còn thêm một vài câu hỏi khác cần được trả lời. Yêu cầu thứ nhất, hãy so sánh doanh số năm nay và năm trước và yêu cầu thứ hai là tìm kiếm theo quận.
Bước 1: Đầu tiên, hãy tạo một số thứ trên khu vực làm việc. Chọn Gauge và di chuyển nó vào góc bên phải, sau đó, kéo và thả một trong các góc của biểu đồ để điều chỉnh kích thước của nó sao cho nhỏ lại.
Bước 2: Bỏ chọn biểu đồ Gauge vừa tạo bằng cách nhấp vào một vùng trống bất kì trong khu vực làm việc. Trong cột Fields, chọn Sales > This Year Sales > Value và chọn Sales > Last Year Sales.
Kéo thả các giá trị vào đúng vị trí để hiển thị kết quả mong muốn
Bước 3: Chuyển đổi thành dạng Area bằng cách chọn biểu tượng Area template từ cột Visualizations.
Bước 4: Chọn Time > Period và thêm nó vào dòng Axis bên trong cột Visualizations.
Bước 5: Để sắp xếp các biểu đồ theo các khoảng thời gian, chọn các hình ellipses và chọn Sort by Period.
Bước 6: Bây giờ, hãy thêm vào slicer. Tiếp tục, bỏ chọn các biểu đồ mà bạn đã tạo bằng cách nhấp vào một vùng trống bất kì trong khu vực làm việc. Sau đó, chọn biểu tượng Slicer template trong thanh Visualizations và chúng ta sẽ có một slicer trống.
Bước 7: Từ cột Fields, chọn District > District, di chuyển và thay đổi kích thước của slicer.
Bước 8: Sử dụng slicer để tìm kiếm các mẫu và thông tin theo quận như yêu cầu mà CMO đã đưa ra.
Sử dụng slicer như một bộ lọc để lấy thông tin theo từng quận
Bây giờ, thì bạn đã hoàn tất việc tạo một báo cáo đơn giản trên Power BI service. Đồng thời, trả lời cho các câu hỏi bằng những biểu đồ trực quan sinh động. Bạn có thể tùy ý sử dụng tệp dữ liệu để khám phá nhiều tính nắng khác của Power BI. Khi đã tìm ra các phân tích thú vị, hãy ghim nó vào dashboard.
4. Ghim các biểu đồ từ một báo cáo vào dashboard
Bạn sẽ cần tạo một dashboard riêng bằng cách sử dụng một trong những báo cáo Power BI.
Bước 1: Trong báo cáo, rê chuột qua các biểu đồ mà bạn muốn ghim và chọn biểu tượng. Power BI sẽ mở ra giao diện Pin to dashboard.
Bước 2: Chọn nơi để ghim, có thể là một dashboard đã tồn tại hoặc tạo mới một dashboard.
- Dashboard đã tồn tại: Chọn tên của dashboard từ menu đổ xuống, các dashboards được chia sẻ với bạn sẽ không xuất hiện ở đây.
- Dashboard được tạo mới: Nhập tên của một dashboard mới.
Bước 3: Trong một vài trường hợp, các mục mà bạn ghim, có thể có một chủ đề đã được áp dụng. Ví dụ, các biểu đồ được ghim từ một Excel workbook, nếu vậy, chọn biểu đồ để áp dụng.
Bước 4: Chọn Pin. Một tin nhắn thành công (gần góc trên bên phải) thông báo cho bạn các biểu đồ đã được thêm vào dashboard.
Bước 5: Từ thanh điều hướng, chọn dashboard với ô mới, chỉnh sửa các hiển thị hoặc hành vi của ô và chọn ô để quay lại báo cáo.
5. Ghim toàn bộ một trang báo cáo
Một lựa chọn nữa là ghim toàn bộ trang báo cáo vào một dashboard. Đây là cách đơn giản để ghim cùng lúc nhiều biểu đồ, khi ghim toàn bộ trang, các ô đang hoạt động. Vì thế, bạn có thể tương tác với chúng trên dashboard, các thay đổi bạn thực hiện trên bất kì biểu đồ nào trong trình chỉnh sửa như thêm một bộ lọc, đổi loại biểu đồ đều được thể hiện trong dashboard.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất để làm việc với báo cáo trên Power BI service. Trong nội dung tiếp theo BAC sẽ mang đến nhiều hướng dẫn thú vị, đừng quên đón đọc tại website bacs.vn.
Bạn đọc quan tâm lĩnh vực phân tích dữ liệu nói chung và Power BI nói riêng hãy tham gia ngay khóa học tại BAC. Hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số Hotline: 0909 310 768 để được tư vấn lộ trình học phù hợp với nhu cầu, công việc, trình độ.
Nguồn: docs.microsoft.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung