Peer Review là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong quá trình làm việc của nhà phân tích nghiệp vụ. Khi thời gian hạn hẹp và áp lực ngày càng gia tăng, có lẽ nhiều người cảm thấy việc thực hiện đánh giá đồng nghiệp (Peer Review) là một hoạt động khó để thực hiện tốt và tự đặt câu hỏi giá trị thực sự của việc này là gì? Bài viết ngay sau đây, hãy cùng BAC tìm hiểu tầm quan trọng của Peer Review đối với Business Analyst nhé.
 
Peer Review

 

1. Peer Review là diễn ra như thế nào?
Đánh giá đồng nghiệp (Peer Review) đơn giản là việc chia sẻ kết quả phân tích với các nhà phân tích nghiệp vụ khác trước khi chúng được chia sẻ với bất kỳ các bên liên quan. Những người đồng nghiệp đánh giá này sẽ có thể chia sẻ những quan sát và hiểu biết hữu ích về kết quả, dù có hay không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể. Nếu điều gì đó không rõ ràng đối với bất kỳ ai tham gia vào quá trình Peer Review thì có khả năng nó cũng sẽ gây khó khăn cho khách hàng, nhà cung cấp hay các bên liên quan khác.
 
2. Tại sao Peer Review vô cùng quan trọng đối với công việc BA?
Hầu hết các BA thường có xu hướng hướng tới chủ nghĩa hoàn hảo và khi họ càng làm việc lâu mà không có phản hồi thì sẽ càng thất vọng khi nhận được bất kỳ phản hồi tiêu cực nào. Việc chấp nhận và hoàn thiện để giải quyết các phản hồi về bản thảo cuối cùng sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với bản thảo thô sơ ban đầu. Thực tế, có rất nhiều lợi ích của việc đánh giá đồng nghiệp từ nhiều góc độ khác nhau.
 
2.1. Lợi ích đối với producer:
 
Producer có thể cung cấp những giả định trong công việc của họ, dù đó là một tiêu chí chấp nhận, một mô hình phức tạp hay một document. Producer sẽ có cơ hội để phát hiện các lỗi và loại bỏ các giả định. Peer Review là một cách để cải thiện chất lượng mà không phải lo lắng về danh tiếng hoặc các mối quan hệ. Nó cung cấp cơ hội để đảm bảo tính nhất quán cao hơn giữa các sản phẩm của nhà phân tích nghiệp vụ và rút ra bài học từ các lĩnh vực kinh doanh khác.
 
2.2. Người đánh giá ngang hàng (peer reviewer):
 
Quan sát cách người khác làm việc cũng có thể giúp bạn học hỏi rất nhiều, dù họ có kinh nghiệm nhiều hơn hay ít hơn bạn và ở bất kỳ vị trí nào trong doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc đóng góp giá trị cho công việc của đồng nghiệp, bạn cũng có thể học hỏi thông qua việc đánh giá họ.
 
2.3. Các bên liên quan:
 
Bất kỳ doanh nghiệp, nhóm phát triển hay các bên liên quan trong dự án nếu đã thực hiện đánh giá/ xác nhận/ phê duyệt sản phẩm cuối sẽ hưởng lợi rất nhiều nếu quá trình Peer Review được diễn ra. Bởi lẽ, một số lỗi và sự mập mờ sẽ được giải quyết, giúp tiết kiệm thời gian và tăng độ tin cậy vào chất lượng của sản phẩm đầu ra.
 
3. Tam giác đánh giá

Peer Review 1

Mô hình tam giác đánh giá cho rằng người tạo ra kết quả đầu ra phải phát hiện và sửa chữa số lượng lỗi nhiều nhất trong giai đoạn đánh giá. Mô hình có ba phần cụ thể bao gồm:
 
3.1. Tự đánh giá (Self-Review):
 
Tự đánh giá nhấn mạnh sự cần thiết của việc đánh giá riêng biệt để tạo ra kết quả phân tích, hoạt động này gồm các bước như:
  • Kiểm tra tiêu chuẩn (tuân thủ mẫu, nhận diện thương hiệu và hướng dẫn)
  • Kiểm tra giả định (cung cấp từ khóa, bảng thuật ngữ.)
  • Kiểm tra khả năng tiếp cận (khả năng đọc, khả năng tương thích với công nghệ hỗ trợ, văn bản thay thế cho hình ảnh)
  • Kiểm tra tính hợp lý
  • Kiểm tra lỗi
  • Kiểm tra chính tả và ngữ pháp.
3.2. Đánh giá từ đồng nghiệp (Peer Review):
 
Peer Review cũng liên quan đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn và có giá trị ngay cả khi người đánh giá không có kiến thức chuyên môn liên quan. Họ có khả năng nhận ra và phản biện lại các giả định đã được đưa ra, phát hiện các vấn đề logic. Họ cũng có thể chia sẻ những hiểu biết và quan sát từ kinh nghiệm của họ, chẳng hạn như mức độ chi tiết và định dạng được ưa thích bởi các đối tượng nội bộ khác nhau.
 
3.3. Đánh giá từ các bên liên quan (Stakeholder Review):
 
Stakeholder Review không nên chứa những lỗi mà chúng ta có thể dễ dàng phát hiện thông qua quá trình Self-Review hoặc Peer Review. Điều này không có nghĩa là BA chỉ nên chia sẻ những kết quả hoàn hảo và hoàn chỉnh nhất, mà là BA đang tạo điều kiện tốt nhất cho bên liên quan phát hiện ra những khoảng trống và những lỗi cơ bản bằng cách loại bỏ các lỗi ở mức độ thấp. 
 
Tùy thuộc vào số lượng bên liên quan và mức độ phức tạp của kết quả đầu ra mà việc thực hiện đánh giá nhóm thường tốt hơn là thực hiện đánh giá dựa trên nhận xét. Dưới đây là một số lý do chính như:
  • Các bên liên quan đã thực sự nhìn thấy những gì đang được xem xét và đã được xác nhận.
  • Ngăn chặn nhiều bên liên quan đưa ra những quan sát giống nhau hay ngăn chặn những xung đột không đáng có.
 
Peer Review không chỉ giúp cải thiện chất lượng công việc mà còn tạo ra một cộng đồng làm việc mạnh mẽ và phát triển. Nó khuyến khích sự cộng tác, trao đổi kiến ​​thức và xây dựng lòng tin trong tổ chức. Một môi trường làm việc mà Peer Review được coi trọng cũng tạo động lực và sự cam kết cao hơn từ các thành viên nhóm, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự tiến bộ của tất cả mọi người. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết cực kỳ bổ ích của BAC tại BAC's Blog nhé.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.batimes.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC