Sự khác nhau giữa BPMN và Flowchart

1. Khái niệm

1.1. BPMN

BPMN (Business Process Modeling Notation) là mô hình hóa trực quan của một quy trình trong doanh nghiệp, thể hiện thông qua bộ các ký hiệu chuẩn. BPMN giúp các bên liên quan (chủ doanh nghiệp, bộ phận thiết kế dữ liệu, bộ phận phân tích nghiệp vụ,…), những người làm kỹ thuật lẫn không làm kỹ thuật đều có thể hiểu đồng nhất về quy trình nghiệp vụ.
 
Một số ký hiệu cơ bản:
 
Những ký hiệu BPMN thường gặp
 
Ví dụ: Quy trình giữ vững hạnh phúc gia đình
Nguồn: thinhnotes.com
 
1.2. Flowchart
 
Flowchart là một biểu đồ thường được sử dụng để thể hiện các bước tuần tự được thực hiện trong một quy trình nào đó. Có thể được sử dụng trong quy trình sản xuất, quy trình dịch vụ (khám bệnh, đặt vé máy bay,…) hoặc các quy trình hành chính.
 
Những ký hiệu thường hay sử dụng: 
 
Những ký hiệu Flowchart thường gặp
 
Ví dụ: Quy trình ứng phó với sự cố phát sinh
phan-mem-ve-flowchart

 
Nguồn: resources.base.vn
 
2. Phân biệt giữa Flowchart và BPMN
  • Flowchart không có quy tắc thống nhất như BPMN
Flowchart là một sơ đồ mô tả một quy trình, một hệ thống hoặc một thuật toán máy tính, những loại biểu đồ này không có các quy tắc và biểu tượng thống nhất. Một số biểu tượng được sử dụng thường xuyên, nhưng người vẽ có thể tùy chọn sử dụng loại khác theo cách mà họ thấy nó hợp lý và phù hợp với quy trình.
Cách để vẽ BPMN giống như cách bạn tạo ra Flowchart, nhưng điều khác biệt là BPMN có những thành phần và ký hiệu chuyên dụng riêng của nó.
BPMN có những quy tắc thống nhất, chúng là nền tảng để mô hình hóa các quy trình kinh doanh. Nhờ có BPMN mà bạn có thể mô hình hóa các quy trình kinh doanh phức tạp, chẳng hạn như mô hình nhờ vào việc sử dụng các loại ký hiệu Exception, Decision và Events.
 
Dưới đây là ví dụ để thấy rõ sự khác nhau giữa 2 loại biểu đồ này:
 
Nguồn: Learning and Sharing for Business Analyst
 
Vì BPMN có nhiều ký hiệu và quy chuẩn mà Flowchart không có, nó dễ dàng để thể hiện những quy trình phức tạp trong công ty. Tuy nhiên khi sử dụng nó thì bắt buộc phải đào tạo cho nhân viên biết ý nghĩa của từng ký hiệu, không thì rất khó để hiểu và nắm bắt. Còn Flowchart thì không cần giải thích thì mọi người cũng sẽ dễ dàng hiểu được.
 
Mong rằng với những gợi ý trên đây bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích khi bắt tay vào chọn một mô hình cho việc vẽ quy trình trong doanh nghiệp. Vẫn còn rất nhiều nội dung thú vị sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog, đừng quên đón đọc.
 
Nguồn tham khảo: 

 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan SQL: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post