BABOK v3, quyển sách được xem là kinh thánh dành cho các Business Analysts (BA). Sách đề cập đến nhiều kỹ thuật và các lĩnh vực kiến thức khác nhau. Đây vừa là lợi thế vừa tạo ra khó khăn cho người học để có thể ghi nhớ tất cả những gì được viết trong sách.
Tham khảo: BABOK là gì?
BABOK v3 chứa tổng cộng 50 kỹ thuật khác nhau, một con số khổng lồ với bất kỳ ai. Khả năng ghi nhớ của con người cho phép chúng ta “lưu trữ ” từ 5 đến 7 đối tượng cùng lúc và khi vượt quá con số này sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì thế, để một người nhớ tất cả 50 kỹ thuật là điều bất khả thi.
Babok v3 cung cấp khá nhiều kiến thức cho các Business Analysts
Để khắc phục điều này và giúp các BA không cần phải mở sách ra tra cứu thường xuyên, LN, một nhà tư vấn quản lý và phân tích kinh doanh với hơn 25 năm kinh nghiệm đã cho ra đời một sơ đồ tư duy. Babok Techniques Mindmap hay sơ đồ tư duy kỹ thuật Babok được biết sẽ giúp bạn tiết kiệm đến 40 giờ để chuẩn bị cho kỳ thi International Institue Business Analysis (IIBA).
Sơ đồ tư duy giúp bạn ghi nhớ tất cả kỹ thuật trong Babok
Tuy nhiên, cũng theo tác giả, sơ đồ này cũng nhận phải những đánh giá trái chiều từ các BA. Mối quan hệ giữa các tasks và kỹ thuật là rất nhiều, mỗi task trong BABOK v3 có thể sử dụng nhiều kỹ thuật và ngược lại một kỹ thuật có thể dùng cho nhiều task. Nhưng chúng ta có thể đặt một kỹ thuật vào một lĩnh vực kiến thức.
1. Tại sao nên nhóm các kỹ thuật BABOK?
Con số 50 là rất lớn, vì thế, dù là phương pháp nào để nhóm các kỹ thuật đều có lợi cho các BA. Một ưu điểm khác là khi tiến hành nhóm những kỹ thuật này lại, chúng ta sẽ biết được những đặc điểm chung của chúng.
Việc phân chia các kỹ thuật khơi gợi nhu cầu (elicitation techniques) dựa trên nhóm và cá nhân là rất thực tế. Đặc điểm chung của tất cả những kỹ thuật khơi gợi dựa trên nhóm là:
- Sẽ có một điều hành viên, vì một hoạt động nhóm sẽ hiệu quả hơn với một điều hành viên.
- Khó sắp xếp lịch.
- Rất tốt khi có được sự đồng thuận.
- Các vấn đề và xung đột giữa các cá nhân khá phổ biến trong kỹ thuật này.
Ngoài ra, còn có những điều chung về ưu và nhược điểm của tất cả các kỹ thuật khơi gợi dựa trên nhóm và cá nhân. Tương tự, tất cả kỹ thuật trong nhóm Static và Dynamic cho định nghĩa thiết kế phân tích yêu cầu (Requirements analysis design definition (RADD) sẽ có các thuộc tính chung.
2. Mục tiêu của sơ đồ tư duy kỹ thuật BABOK v3
Sơ đồ này sẽ cố gắng để giải thích mối quan hệ giữa các kỹ thuật và lĩnh vực kiến thức (knowledge areas) trong BABOK. Những gì tác giả đang làm là điều chỉnh các kỹ thuật với các lĩnh vực kiến thức sử dụng nó nhiều nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những kỹ thuật này không xuất hiện trong các lĩnh vực khác.
3. Lưu ý
Bạn cần ghi nhớ rằng nhiệm vụ (tasks) và kỹ thuật (techniques) là mối quan hệ nhiều – nhiều (many to many). Việc học là cách chuẩn bị con đường thông minh không phải con đường gian khổ.
Mong rằng bài viết được BAC chia sẻ hôm nay đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Vẫn còn rất nhiều kiến thức sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog, đừng quên đón đọc.
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC