Trong lĩnh vực quản trị dự án và phân tích nghiệp vụ, vị trí Business Analyst ngày càng được trọng dụng. BA đóng vai trò là cầu nối giữa các bên liên quan, như công ty, khách hàng và nhóm phát triển, nhằm đảm bảo rằng yêu cầu và mục tiêu kinh doanh được hiểu rõ và thực hiện một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Roadmap Business Analyst và những điều cần lưu ý để trở thành một BA thành công.
Roadmap Business Analyst là gì?
Roadmap là một công cụ quản lý dự án sử dụng để lập kế hoạch và định hướng chi tiết cho việc phát triển và triển khai sản phẩm hoặc dự án. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc cần thực hiện, các giai đoạn và mốc thời gian quan trọng.
Roadmap Business Analyst là một kế hoạch chi tiết mà các BA sử dụng để phát triển và nâng cao kỹ năng và vai trò của mình trong lĩnh vực phân tích kinh doanh. Nó bao gồm các bước cụ thể, kỹ năng cần phát triển và các khóa học hoặc chứng chỉ có thể theo học. 
Việc nắm rõ Roadmap Business Analyst mang đến rất nhiều lợi thế cho BA, điển hình như:
  • Xác định hướng đi phù hợp, giúp BA xác định các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để tiến bộ trong lĩnh vực này.
  • Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, từ đó lập kế hoạch và thực hiện từng bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
  • Giúp BA phát hiện ra các cơ hội nghề nghiệp và lộ trình phát triển trong lĩnh vực Business Analyst.
  • Tự nhìn nhận, đánh giá kỹ năng hiện tại và xác định những kỹ năng cần phát triển từ đó tập trung vào việc cải thiện để tiến bộ.
Một số lĩnh vực công việc nổi bật trong Roadmap Business Analyst
Business Requirement Analysis (BRA)
Vị trí nhân viên Business Requirement Analysis có tên viết tắt là BRA được nhiều người lựa chọn khi tìm việc. Đây là bộ phận có nhiệm vụ định hướng giải pháp về mặt business cho tổ chức, doanh nghiệp.
Business Requirement Analysis (BRA) tập trung vào việc hiểu và định nghĩa các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh và đề xuất giải pháp về mặt business cho doanh nghiệp. BRA thường được thực hiện bởi các Business Analyst (BA) hoặc các chuyên gia phân tích yêu cầu.
Business System Analyst (BSA)
BSA là một vai trò trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phân tích hệ thống. Một Business System Analyst là người kết hợp các khía cạnh kinh doanh và công nghệ thông tin để hiểu và định nghĩa yêu cầu kỹ thuật và chức năng của một hệ thống thông tin. 
System Analyst (SA)
SA là bộ phận chuyên xử lý các vấn đề của doanh nghiệp liên quan đến các giải pháp công nghệ, họ đóng vai trò như người nghiên cứu, phân tích và đưa ra các yêu cầu về hệ thống thông tin và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Functional Analyst (FA)
FA có vai trò nghiên cứu, phân tích và định nghĩa các yêu cầu chức năng của một hệ thống hoặc phần mềm dựa trên yêu cầu của người dùng cuối. Một số vị trí nổi bật của lĩnh vực này bao gồm: nhân viên ERP, CRM,…
Agile Analyst (AA)
AA có nhiệm vụ phân tích và đưa ra giải pháp dựa trên phương pháp Agile. Họ là người hỗ trợ quá trình phân tích và giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm phát triển Agile. Chẳng hạn như Business Analyst, Product Owner trong team Scrum,..
Lộ trình thăng tiến của một Business Analyst 

Lộ trình thăng tiến cho một Business Analyst có thể khá linh hoạt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: kinh nghiệm, năng lực cá nhân và cơ hội trong tổ chức. Dưới đây là lộ trình thăng tiến phổ biến hiện nay của Business Analyst:
Business Analyst (Entry-level) 
Entry-level bao gồm những đối tượng BA đang thực tập, mới ra trường hoặc đã từng có kinh nghiệm từ 1-2 năm. Đây thường là vị trí bắt đầu cho một người mới gia nhập lĩnh vực Business Analysis và chưa có nhiều kinh nghiệm. Công việc chính thường tập trung vào việc thu thập yêu cầu, thực hiện phân tích cơ bản và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến dự án.
Junior level
Junior level là những đối tượng đã có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Business Analyst. Công việc chính của Junior level là hỗ trợ dự án cho các Senior BA.
Senior Business Analyst
Sau khi có kinh nghiệm làm việc và hiểu rõ hơn về quy trình và phương pháp Business Analysis, một Business Analyst có thể tiến lên vị trí Senior. Ở mức này, họ đảm nhận các dự án lớn hơn, có trách nhiệm cao hơn trong việc phân tích yêu cầu kỹ thuật và chức năng, và có khả năng lãnh đạo nhóm Business Analyst.
Lead Business Analyst
Với kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo tiên phong, một Business Analyst có thể tiến lên vị trí Lead. Vai trò này bao gồm đứng đầu các dự án, điều phối nhóm Business Analyst, định hướng chiến lược và thúc đẩy sự phát triển chuyên môn.
Business Analysis Manager/Director
Đối với những Business Analyst có kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc, có thể tiến lên các vị trí quản lý như Business Analysis Manager hoặc Director. Vai trò này tập trung vào quản lý và phát triển các hoạt động Business Analysis trong tổ chức, định hướng chiến lược và đảm bảo sự tương tác hiệu quả giữa các bộ phận trong tổ chức.
Tuy nhiên, lộ trình thăng tiến có thể khác nhau tùy thuộc vào tổ chức và ngành công nghiệp cụ thể. Việc tiếp tục học tập, đào tạo và xây dựng mạng lưới chuyên gia trong lĩnh vực Business Analysis cũng rất quan trọng để thăng tiến trong sự nghiệp. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức chuyên ngành hữu ích cho BA, đừng quên tham khảo các bài viết tại BAC's Blog nhé!
Nguồn tham khảo:
Internet

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC