Business Analyst là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp. Để đạt được sự thành công, các nhà quản lý cần sử dụng các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ hiệu quả để đưa ra các quyết định chiến lược và tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp. BA bao gồm một loạt các kỹ thuật và phương pháp khác nhau, từ việc thu thập và phân tích dữ liệu đến đánh giá rủi ro và cơ hội, từ phân tích thị trường đến đánh giá hiệu quả về mặt tài chính. Mỗi kỹ thuật đều có vai trò và ứng dụng riêng, bên cạnh đó việc lựa chọn và kết hợp chúng một cách phù hợp là một yếu tố quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.
 
Tuy nhiên, vấn đề thường gặp là trong quá trình làm việc, nhiều BA có thể quên chi tiết về cách họ đã sử dụng một kỹ thuật phân tích nghiệp vụ cụ thể trong quá khứ ra sao. Điều này có thể gây khó khăn khi cần tham khảo lại hoặc chia sẻ thông tin với đồng nghiệp hay quản lý. Sau đây BAC sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này đồng thời hỗ trợ các nhà phân tích nghiệp vụ phát triển chuyên môn Business Analyst với việc tạo và duy trì một portfolio chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu nhé.
 
1. Tầm quan trọng của việc tạo cho mình một portfolio 
Việc tạo một portfolio là một cách hữu hiệu để theo dõi các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ đã được sử dụng cùng kết quả của nó. Portfolio là bộ sưu tập tài liệu và thông tin liên quan đến các phân tích nghiệp vụ, bao gồm cả kỹ thuật đã sử dụng và cách thực hiện chúng. Không chỉ vậy, portfolio còn đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Khi phát triển sâu hơn trong sự nghiệp, portfolio có thể trở thành một công cụ hữu ích để:
  • Hỗ trợ cung cấp các sản phẩm phân tích tương tự: portfolio chứa các tài liệu tham khảo và ví dụ, giúp xây dựng các sản phẩm phân tích chất lượng và đáng tin cậy.
  • Giải thích phương pháp phân tích và kết quả: Bằng cách sử dụng ví dụ minh chứng và thông tin cụ thể, bạn có thể dễ dàng giải thích các phương pháp phân tích và kết quả cho đồng nghiệp và quản lý mới.
  • Ghi lại sự phát triển và mức độ tăng trưởng chuyên môn: portfolio là một cách thức để ghi lại sự phát triển trong lĩnh vực BA, từ việc áp dụng các kỹ thuật mới đến việc đạt được các kết quả tích cực.
  • Truyền cảm hứng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu: portfolio có thể truyền cảm hứng và khích lệ những người khác trong việc khám phá và nghiên cứu các phương pháp phân tích nghiệp vụ.
2. Cách tạo và duy trì một portfolio chuyên nghiệp
Business Analyst có thể được thực hiện trong ngữ cảnh của một dự án hoặc sáng kiến cụ thể, là phần của quy trình trước hoặc sau dự án, hoặc hỗ trợ cho các hoạt động đang diễn ra. Trong suốt sự nghiệp, một nhà phân tích nghiệp vụ có thể tiếp xúc với nhiều phương pháp, lĩnh vực kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp khác nhau. 
 
Mặc dù, sách được rất nhiều BA quan tâm - BABOK bao gồm 50 kỹ thuật cũng không thể trở thành chuyên gia trong tất cả các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ! Mặc dù một số kỹ thuật sẽ trở thành trụ cột của BA, nhưng các kỹ thuật khác có thể sẽ không được sử dụng thường xuyên để hỗ trợ trong các trường hợp nhất định. Phần phân tích và ra quyết định cuối cùng thường đạt được bằng cách lựa chọn cẩn thận và kết hợp nhiều kỹ thuật để xây dựng một bức tranh tổng thể với các quan điểm khác nhau. Bối cảnh kinh doanh, sở thích và hiểu biết của các bên liên quan, các ràng buộc của dự án và kinh nghiệm cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỹ thuật của BA.
Tạo danh portfolio là một cách hay để theo dõi các kỹ thuật bạn đã sử dụng trong quá khứ. Hồ sơ portfolio của bạn có thể bao gồm:
  • Mẫu công việc: Nếu có thể, hãy lưu giữ các bản sao của kết quả phân tích nghiệp vụ mà bạn đã tạo ra ở quá khứ để tham khảo trong tương lai.
  • Mẫu: Templates là một công cụ đặc biệt hữu ích cho những kỹ thuật có cấu trúc được thực hiện không thường xuyên. Các mẫu chung có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các lĩnh vực và bối cảnh kinh doanh khác nhau.
  • Các bài viết và tài liệu tham khảo: Ghi lại các nguồn bạn đã tham khảo khi thực hiện phân tích, bằng cách giữ các bản sao và/hoặc duy trì một danh mục các sách, bài viết và trang web hữu ích.
  • Nhật ký công việc: Các mô tả tường thuật có thể được sử dụng để ghi lại chi tiết những gì bạn đã làm và cách bạn thực hiện nó để tham khảo trong trường hợp bạn cần thực hiện một nhiệm vụ tương tự trong tương lai. Sử dụng nhật ký công việc để ghi lại thông tin về bối cảnh kinh doanh, các nhiệm vụ được thực hiện, các bên liên quan đã tham khảo ý kiến và các kỹ thuật được sử dụng trong việc tạo ra một bản phân tích. Nhật ký công việc đặc biệt hữu ích trong các trường hợp hợp đồng, quyền riêng tư và bảo mật của doanh nghiệp ngăn cản bạn giữ bản gốc thành quả công việc của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ trong các mục nhật ký công việc của mình, Ví dụ như sơ đồ tư duy, mô hình, quy trình,...
  • Tài liệu khóa học: Bao gồm thông tin từ bất kỳ khóa học, nhóm nghiên cứu hay hội nghị nào bạn tham dự.
3. Một số điều cần xem xét cho hồ sơ của bạn
  • Duy trì: Bạn nên xem xét công việc của mình và thêm vào portfolio của bạn thường xuyên. Mặc dù việc bảo trì đều đặn được khuyến khích thực hiện tuy nhiên thời điểm bắt đầu vào dự án, kết thúc công việc và cuối năm là thời điểm tốt để ghi lại những gì bạn đã học được, đạt được và thông tin bạn muốn giữ lại.
  • Sắp xếp: Cách bạn sắp xếp portfolio của mình phụ thuộc rất nhiều vào bản thân bạn và cách bạn làm việc. Tuy nhiên, việc sắp xếp của bạn phù hợp với lĩnh vực kiến thức BABOK hoặc các giai đoạn của quy trình phân tích nghiệp vụ là một điểm khởi đầu tốt. Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng các quy ước đặt tên và từ khóa để gắn thẻ các mục danh mục trong hồ sơ nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm.
  • Ghi nhớ bối cảnh: Có vô số kỹ thuật có thể được áp dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng được chấp nhận. Bạn nên lưu hồ sơ công việc của bạn kèm theo một số thông tin bối cảnh để tự nhắc nhở về tình hình kinh doanh, các bước trung gian, kỹ thuật bổ sung và vấn đề bạn gặp phải trên hành trình đi đến sản phẩm hoàn thiện.
  • Những điều tốt, xấu, tồi tệ: bạn không nên tập trung vào điều tiêu cực nhưng hãy nhớ rằng những trải nghiệm tồi tệ cũng là cơ hội học hỏi. Sử dụng một mục nhật ký công việc để suy ngẫm và phản ánh về một tình huống mà một phương pháp cụ thể không hiệu quả có thể mang lại những bài học hữu ích cho tương lai, cũng như giúp bạn vượt qua những trải nghiệm tồi tệ.
  • Lưu ý đến vấn đề bản quyền: hãy nhớ rằng bản quyền cho công việc mà bạn đã được trả tiền để sản xuất cho một thực thể khác có thể được nắm giữ bởi một bên thứ ba. Hãy cẩn thận để tôn trọng tất cả bản quyền. Khi còn phân vân, hãy gỡ bỏ thông tin cá nhân hoặc sử dụng các bản ghi nhật ký công việc thay cho bản gốc. Trong những trường hợp bạn sở hữu bản quyền, bạn vẫn cần cẩn thận khi chia sẻ tài liệu này vì đó là tài sản trí tuệ của bạn!
  • Sáng tạo: trong khi hầu hết các minh chứng trong portfolio của bạn sẽ dựa trên các vai trò chuyên nghiệp của bạn, thì vẫn có rất những cách sáng tạo khác để xây dựng nó. Nhiều khía cạnh trong cuộc sống có thể được hưởng lợi từ việc áp dụng phân tích nghiệp vụ chặt chẽ, chẳng hạn như kiểm soát ngân sách gia đình, chọn khu vực tốt nhất để chuyển đến, hoặc hỗ trợ một tổ chức cộng đồng. Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng sử dụng các kỹ thuật trong cuộc sống nói chung có thể là một cách hay để thử các kỹ thuật mới. Hãy áp dụng các kỹ thuật trong bối cảnh khác nhau và xây dựng các ví dụ để rút ra trong tương lai, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu hành trình phân tích nghiệp vụ của mình.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức thu vị. Cùng BAC phát triển chuyên môn Business Analyst với việc tạo và duy trì một portfolio chuyên nghiệp bạn nhé! Vì hồ sơ chỉ có thể phát huy toàn bộ sức mạnh khi bạn quyết tâm chăm chút và sử dụng nó. Nếu bạn quan tâm đến công việc BA thì đừng quên thường xuyên cập nhật kiến thức bổ ích tại BAC's Blog nhé!
Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC