Đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, giữ chân khách hàng trở thành một nhiệm vụ cũng như mục tiêu cực kỳ quan trọng. Để thành công trong việc này, phân tích dữ liệu trở thành một công cụ quyền năng. Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn hành vi, nhu cầu và sở thích về khách hàng đồng thời tạo ra các chiến lược hợp lý nhằm duy trì sự hài lòng của khách hàng. Và trong bài viết dưới đây, BAC sẽ chứng minh cho bạn thấy tại sao phân tích dữ liệu là chìa khóa chủ chốt mở ra cánh cửa thành công trong việc giữ chân khách hàng. Chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay.
1. Hiểu hành vi và sở thích người tiêu dùng thông qua việc phân khúc khách hàng
Ví dụ: một công ty kinh doanh bán lẻ phụ kiện điện tử thông qua việc bán hàng phát hiện ra rằng một số lượng lớn khách hàng thường xem trước sản phẩm trực tuyến trước khi đến mua tại cửa hàng. Như vậy, thông qua phân tích dữ liệu, công ty có thể tối ưu hóa website để cung cấp trải nghiệm mượt mà, bắt mắt hơn, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và duy trì lượng khách hàng.
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy phân tích dữ liệu cho phép doanh nghiệp phân khúc khách hàng thành các nhóm nhỏ dựa trên các yếu tố khác nhau như hành vi mua hàng, sở thích hay hành trình mua hàng của khách hàng. Việc phân loại giúp công ty nhận biết các mẫu hành vi cũng như nhu cầu cụ thể của từng phân khúc, qua đó tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho từng nhóm khách hàng.
2. Thích ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian thực
Nhu cầu của khách hàng không ngừng thay đổi theo thời gian và bị tác động bởi các yếu tố khách quan như xu hướng thị trường, biến động kinh tế hay ảnh hưởng xã hội. Như vậy, phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp thích nghi với những thay đổi trên trong thời gian thực. Việc này được thực hiện thông qua việc theo dõi ý kiến phản hồi của khách hàng, động thái và tương tác trên mạng xã hội cũng như xu hướng mua sắm gần nhất để có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.
Ví dụ thực tế: Một công ty dịch vụ du lịch sau khi sử dụng phân tích dữ liệu để theo dõi xu hướng du lịch mới dựa trên sở thích của khách hàng. Họ nhận thấy rằng một lượng lớn khách hàng đang quan tâm đến các tour du lịch mạo hiểm và khám phá thiên nhiên, do đó công ty đã xem xét điều chỉnh chương trình tour của mình để đáp ứng nhu cầu này đồng thời thu hút và duy trì khách hàng trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay.
3. Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và tăng lượng tương tác
Thông qua việc theo dõi, ghi nhận các chỉ số về tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ phản hồi và lợi nhuận từ các chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược của mình để đạt được kết quả tốt hơn. Ngoài ra, phân tích dữ liệu không chỉ cung cấp thông tin về hiện tại mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng và dự đoán nhu cầu tương lai của khách hàng với việc phân tích các dữ liệu lịch sử thị trường.
4. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Ngày nay, khách hàng luôn mong muốn những trải nghiệm được cá nhân hóa. Họ muốn doanh nghiệp nhìn nhận và hiểu rõ nhu cầu và sở thích độc đáo của mình. Như vậy, doanh nghiệp cần phân loại cơ sở khách hàng và tùy chỉnh các nỗ lực tiếp thị để có thể tiếp cận đúng điểm chạm và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
5. Dự báo hành vi tương lai của khách hàng
Mô hình dự đoán dựa trên dữ liệu lịch sử là một phần quan trọng trong việc dự báo hành vi khách hàng trong tương lai. Chẳng hạn như một hãng hàng không sử dụng xu hướng đặt chỗ trong quá khứ và các yếu tố bên ngoài như ngày lễ, tết để dự đoán thời điểm nhu cầu tăng cao cho các tuyến bay cụ thể. Điều này cho phép hãng điều chỉnh giá cả và ước tính khả năng chỗ ngồi một cách phù hợp và tối đa hóa doanh thu.
6. Thúc đẩy sự tham gia của khách hàng thông qua phản hồi
Phản hồi từ khách hàng là một kho tàng thông tin quý giá cho doanh nghiệp. Thông qua khảo sát, lượt đánh giá và các tương tác trên mạng xã hội, khách hàng có thể cung cấp những thông tin quan trọng và thực tế về trải nghiệm mua hàng của họ. Một vài công cụ phân tích dữ liệu hiện nay có thể tổng hợp và phân tích những phản hồi này và giúp nhà phân tích dữ liệu xác định các vấn đề cần cải thiện.
Ví dụ: một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nhận thấy một vài phàn nàn về dịch vụ chậm chạp. Sau khi ghi nhận, họ khắc phục vấn đề ngay lập tức và đưa ra sự cam kết của mình đối với trải nghiệm của khách hàng trong tương lai. Qua đó, nhà hàng có thể biến khách hàng không hài lòng thành những người ủng hộ trung thành.
7. Yếu tố đạo đức
Mặc dù phân tích dữ liệu có thể là chìa khóa chủ chốt mở ra cánh cửa thành công trong việc giữ chân khách hàng nhưng yếu tố đạo đức cũng cần quan tâm đặc biệt. Doanh nghiệp cần có trách nhiệm xử lý dữ liệu một cách minh bạch, tôn trọng quyền riêng tư, đảm bảo sự đồng ý và bảo vệ thông tin nhạy cảm của khách hàng.
Phân tích dữ liệu đã trở thành một mỗi nối trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng. Việc DA phân tích dữ liệu không chỉ là một tiến bộ công nghệ mà đó là một sự thay đổi trong cách doanh nghiệp hiểu và phục vụ tài sản quý giá nhất của họ chính là khách hàng. Tuy nhiên, quyền lực này cần đi đôi với trách nhiệm đạo đức.
Mong rằng kiến thức của bài viết trên đã đem lại nhiều điều thú vị đến bạn. Tiếp tục nâng cấp bản thân thông qua những bài viết tại BAC's Blog nhé.
Nguồn tham khảo:
https://www.thinkful.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC