Phân biệt cơ sở dữ liệu (Database) và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)

Một trong những môn học quan trọng khi các bạn theo học ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đó chính là môn cơ sở dữ liệu. Với các bạn trái ngành muốn chuyển qua lĩnh vực IT, cụ thể hơn là Business Analyst, Data Analyst… thì việc học và nắm bắt những kiến thức về cơ sở dữ liệu là rất cần thiết và quan trọng.

1. Database là gì?

Trước khi tìm hiểu về database thì ta cần hiểu đơn giản data là gì? Data là những sự kiện liên quan đến bất kì đối tượng nào trong thế giới thực. Ví dụ tên, tuổi, chiều cao, cân nặng, hình ảnh là dữ liệu liên quan đến bạn. Data cũng có thể là kí tự số, chữ, hình ảnh, file âm thanh, video…

Database hay còn gọi là cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định, đại diện cho một khía cạnh của thế giới thực.

Database khác data ở chỗ là dữ liệu được tập hợp theo một cấu trúc nhất định, thuận tiện cho việc chỉnh sửa dữ liệu (thêm, bớt, sửa, xóa).

Cơ sở dữ liệu giúp cho việc quản lý dữ liệu được tối ưu và khai thác dữ liệu được hiểu quả và dễ dàng hơn.

Ví dụ bảng sau là cơ sở dữ liệu của một sinh viên. Khi cần xem các thông tin liên quan họ có thể tìm kiếm từ mã số sinh viên duy nhất để có các thông tin khác.

Bảng:

Cơ sở dữ liệu có thể sắp xếp thành bảng, hàng, cột, lập chỉ mục để có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin liên quan hơn.

2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu còn được gọi là DBMS (Database Management System). Ở phía trên ta đã hiểu thế nào là data và thế nào là database. Cơ sở dữ liệu thì cần có phần mềm để lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là phần mềm giúp lưu trữ database một cách an toàn, bảo mật.

Bên cạnh đó BDMS cũng giúp đảm bảo được được tính cấu trúc trong cơ sở dữ liệu và ngoài ra còn hỗ trợ đọc, chỉnh sửa, thêm và xóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng.

Để làm được điều này trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu các nhà quản trị hệ thống thường sử dụng ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc: Structured Query Language hay còn gọi là SQL. Bài tiếp theo BAC sẽ giới thiệu mọi người cụ thể về SQL.

Các DBMS hiện tại cho phép thực hiện các nhóm chức năng sau:

  • Định nghĩa dữ liệu: DBMS cho phép tạo, sửa đổi và loại bỏ các định nghĩa xác định tổ chức dữ liệu.
  • Cập nhật: DBMS cho phép chèn, sửa đổi, xóa dữ liệu thực tế
  • Truy xuất: DBMS cung cấp thông tin dưới dạng có thể sử dụng trực tiếp hoặc để xử lý thêm bởi các ứng dụng khác. Dữ liệu được truy xuất có thể được cung cấp ở dạng cơ bản giống như được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hoặc ở dạng mới thu được bằng cách thay đổi hoặc kết hợp dữ liệu hiện có từ cơ sở dữ liệu.
  • Quản trị: DBMS cho phép đăng ký, giám sát người dùng, phân quyền, giám sát hiệu suất, bảo đảm sự toàn vẹn dữ liệu, xử lý kiểm soát đồng thời, khôi phục dữ liệu

Như ví dụ trên ta có thể lưu được thông tin bằng file Excel. Nhưng Excel không được gọi là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu bởi vì Excel không hỗ trợ việc thêm, bớt, xóa, sửa thông tin một cách dễ dàng và các yếu tố trên. Việc lưu trữ với dung lượng lớn, thuận tiện với chia sẻ và bảo mật cao thì Excel chưa đáp ứng được.

Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay trên thị trường:

  • Oracle RDBMS
  • IBM DB2
  • Altibase
  • Microsoft SQL Server
  • SAP Sybase ASE
  • Teradata
  • ADABAS
  • MySQL
  • FileMaker
  • Microsoft Access

Ưu điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu:

  • Kiểm soát dự phòng
  • Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu
  • Thuận tiện cho việc chia sẻ dữ liệu
  • Sao lưu dữ liệu
  • Giao diện tùy biến

Nhược điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  • DBMS khá phức tạp
  • DBMS đòi hỏi về hạ tầng kĩ thuật cao
  • DBMS có giá thành cao

Các loại DBMS phổ biến:

  • Mô hình dữ liệu phân cấp: Trong cơ sở dữ liệu phân cấp, dữ liệu mô hình được tổ chức theo cấu trúc giống như cây. Dữ liệu được lưu trữ theo định dạng phân cấp (từ trên xuống hoặc từ dưới lên). Dữ liệu được biểu diễn bằng mối quan hệ cha-con. Trong DBMS phân cấp cha mẹ có thể có nhiều con, nhưng con cái chỉ có một cha mẹ.
  • Mô hình dữ liệu mạng: Mô hình cơ sở dữ liệu mạng cho phép mỗi đứa con có nhiều cha mẹ. Nó giúp bạn giải quyết nhu cầu mô hình hóa các mối quan hệ phức tạp hơn như các đơn hàng / bộ phận mối quan hệ nhiều-nhiều. Trong mô hình này, các thực thể được tổ chức trong một biểu đồ có thể được truy cập thông qua một số đường dẫn.
  • Mô hình dữ liệu quan hệ: đây là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình này dựa trên việc chuẩn hóa dữ liệu trong các hàng và cột của các bảng. Mô hình quan hệ được lưu trữ trong các cấu trúc cố định và được thao tác bằng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL.
  • Mô hình dữ liệu hướng đối tượng: Trong mô hình dữ liệu hướng đối tượng, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng đối tượng. Mỗi đối tượng có các đặc tính và Phương thức (hành vi của đối tượng). Các đối tượng được trao đổi với nhau qua phương thức. Mỗi đối tượng có thể được sinh ra từ kế thừa các phương thức khác.

Theo dõi thông tin khóa học BAC về: Phân tích dữ liệu với SQL(Data Analysis with SQL)

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Biên soạn và tổng hợp nội dung

Previous Post
Next Post