Qua bài viết 6 loại biểu đồ phổ biến trong Google Data Studio, BAC đã giới thiệu đến bạn đọc những biểu đồ thường dùng để phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, để làm rõ hơn công dụng của từng loại, chúng ta sẽ đi vào ví dụ thực tiễn bằng cách tạo Dashboard từ các biểu đồ này.
Dashboard mẫu thu được sau khi phân tích và trực quan dữ liệu
Nếu bạn chưa biết về Google Data Studio hoặc chưa có tài khoản sử dụng hãy tham khảo bài viết bên dưới. Bạn có thể xem video demo và làm theo, trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, thắc mắc hãy để lại bình luận để được trợ giúp.
Tham khảo: Google Data Studio là gì?
Video demo
1. Chuẩn bị dữ liệu
Nhận dữ liệu mẫu bằng cách đăng nhập tài khoản email vào Google Analytic
Để thực hiện phân tích này, bạn cần một dữ liệu mẫu, chúng ta sẽ lấy dữ liệu có sẵn từ Google Analytics tại đây. Đăng nhập tài khoản email và nhấn nút ACCESS DEMO ACCOUNT. Tại trang Analytics, nhấn Uncheck all and save (Bỏ chọn tất cả và lưu), kết quả thu được một dữ liệu mẫu.
Dữ liệu mẫu có tên Master View được thêm vào tài khoản
Đăng nhập vào trang Google Data Studiotại đây, tạo một báo cáo trống và chọn loại dữ liệu Google Analytics. Đối với các bạn nhận được thông báo yêu cầu cấp phép cho tài khoản hãy xác minh bằng cách nhập mã từ điện thoại.
Xác thực tài khoản bằng mã nhập từ điện thoại
Sau khi xác minh, sẽ xuất hiện một tài khoản có tên Demo Account. Kết nối đến dữ liệu có tên Master View, đây cũng chính là dữ liệu mẫu mà chúng ta đã thêm vào tài khoản email trước đó.
Sau khi xác thực chọn đúng dữ liệu để kết nối
2. Phân tích và trực quan dữ liệu
Hoàn tất bước chuẩn bị dữ liệu, đến với bước phân tích và trực quan ta sẽ bắt đầu bằng Scorecard. Scorecard khá đơn giản, dễ sử dụng nhưng bạn cũng có thể chọn các loại biểu đồ khác tùy nhu cầu. Bài viết này, BAC sẽ thực hiện theo thứ tự trong video demo để các bạn làm theo.
2.1 Scorecard
Tìm kiếm và kéo thả để thay đổi giá trị hiển thị
Để chèn Scorecard, tại khu vực làm việc chọn menu Insert => Scorecard. Điều chỉnh kích thước và đặt lại vị trí cho đối tượng vì Dashboard còn nhiều biểu đồ khác. Chú ý vào nội dung trong Scorecard, đó chính là vị trí Metric ở cột Data bên phải. Hãy thay thế nó bằng giá trị Sessions, bằng cách nhập “Sessions” vào ô tìm kiếm của Available Fields và kéo thả vào Metric.
Thêm các khoảng thời gian để thực hiện so sánh
Ngay bên dưới Metric là mục Default date range cho phép bạn chọn các khoảng thời gian để so sánh. Ở đây, chúng ta sẽ so sánh Sessions (phiên truy cập website) theo từng giai đoạn bằng cách chọn thời gian. Hoặc bạn có thể chọn tùy chọn được cung cấp sẵn là Previous Year để so sánh với năm trước. Nhấn “Apply”, lúc này ngoài thông tin Sessions, sẽ có thêm dữ liệu tăng giảm phần trăm sau khi so sánh.
Tạo một bộ lọc để lấy dữ liệu cần phân tích
Tiếp theo, chọn “ADD A FILTER” ngay bên dưới để tạo một bộ lọc. Điền các thông số như Name (tên bộ lọc): US Only (lọc kết quả từ Mỹ), Select a Field (chọn trường): nhập vào Country và chọn từ gợi ý, chọn phép tính: Equal to (=) và điền tên “United States“, nhấn SAVE để lưu.
Đổi tên hiển thị Scorecard tại Metric của cột Data
Thay vì lấy tất cả phiên truy cập vào website, bạn đã lọc được các phiên đến từ Mỹ. Nếu cảm thấy tên của Scorecard không còn phù hợp, hãy đổi tên cho nó bằng cách nhấn vào chữ “AUT” ở Metric và nhập một tên mới.
Bây giờ, hãy trả nó về cái tên cũ là Sessions và tắt bộ lọc US Only đã tạo, rê chuột vào tên bộ lọc, nhấn dấu X. Đừng lo, nó không xóa bộ lọc đi hẳn, khi bạn nhấn nút ADD A FILTER sẽ thấy tất cả bộ lọc đã tạo.
Tab Style giúp chỉnh sửa cách hiển thị của biểu đồ
Tiếp theo, chuyển qua Tab STYLE và thay đổi các giá trị Background và Border. Cứ lựa chọn bất kì kiểu nào bạn thích bao gồm cả màu sắc sao cho phù hợp với nội dung của báo cáo.
Tạo biểu đồ bằng thao tác Copy, Paste để giữ các cài đặt Style
Sau khi hoàn tất, sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + c” và “Ctrl + v” để tạo ra một Scorecard tương tự. Lặp lại thao tác đến khi báo cáo có tổng cộng 4 Scorecard, lần lượt thay đổi giá trị cho 3 card vừa tạo thành Revenue, Transactions và Ecommerce Conversion Rate. Bạn còn nhớ cách làm chứ, nếu quên hãy kéo lên phía trên để xem lại nhé.
2.2 Time series chart
Thay đổi loại biểu đồ nhưng vẫn giữ Style từ biểu đồ gốc
Sử dụng lại thao tác tạo Scorecard ở trên và tạo card thứ năm, mở rộng kích thước của card và chọn biểu đồ Time series chart từ cột bên phải. Kết quả là bạn vừa tạo ra một biểu đồ theo thời gian hiển thị cùng dữ liệu và có cùng tùy chỉnh STYLE.
2.3 Bar chart
Thay đổi các giá trị ở cột Data để phân tích dữ liệu
Áp dụng thao tác tạo biểu đồ mới trên chính biểu đồ vừa tạo và chọn kiểu Bar chart cho nó. Thay thế dimension mặc định (Date) bằng Default Channel Grouping và chọn lại kiểu sắp xếp các cột Sort: Sessions, Descending. Chuyển sang Tab STYLE và thay đổi số lượng cột thành 5.
Chọn số lượng cột muốn hiển thị tại tab Style
Đọc tiếp phần còn lại:[Phần 02]: Ứng dụng 6 loại biểu đồ trong Google Data Studio tạo Dashboard – Geo map – Area chart and Pie chart.
Nguồn tham khảo: measureschool.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Tham khảo chương trình đào tạo:
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì ?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung