DAX là một trong những chủ đề được người dùng Power BI đặc biệt quan tâm. Nếu bạn chưa biết DAX là gì? Hãy tham khảo bài viết bên dưới. Trong nội dung lần này, BAC sẽ tập trung giới thiệu, phân tích 3 khái niệm quan trọng nhất để giúp bạn học và sử dụng DAX.
Tham khảo: DAX là gì? Tầm quan trọng của DAX trong Power BI
Những khái niệm cơ bản về DAX Power BI
Trước khi bắt đầu, bạn cần biết rằng có rất nhiều yếu tố quan trọng khác nhưng đây là 3 vấn đề quan trọng mà nhất định phải nắm. Đó là Syntax(cú pháp), Function(chức năng) và Context(ngữ cảnh).
1. Syntax
Syntax có thể hiểu là cú pháp, trước khi tạo ra các công thức tính toán, bạn cần biết cú pháp của Power BI. Dưới đây là một ví dụ công thức DAX đơn giản cho một measure. Để thực hành bạn xem lại bài viết cách tạo và dùng measure bên dưới.
Tham khảo: Measure là gì? Cách tạo và sử dụng measure trong Power BI Desktop
Một ví dụ về công thức DAX Power BI
A Tên của measure, ở đây là Total Sales. Vì measure có thể sử dụng lại nhiều lần nên việc đặt tên gợi nhớ thường được khuyến khích.
B Dấu bằng (=) là ký tự bắt đầu của công thức.
C Tên hàm của DAX, ở đây là hàm SUM thực hiện phép tính tổng. Chúng ta sẽ nói về các hàm trong những phần sau.
D Dấu ngoặc dùng để chứa các phần bên trong hàm, sau tên hàm luôn là dấu mở và đóng ngoặc để chứa các phép tính bên trong.
E Bảng được tham chiếu đến, ở đây là Sales.
F Cột được tham chiếu đến trong bảng, ở đây là cột SalesAmount của bảng Sales.
Measure mới được tạo ra sau khi hoàn thành công thức
Công thức trên sẽ tạo ra một measure có tên là Total Sales và có giá trị bằng tổng các giá trị trong cột SalesAmount của bảng Sales.
Đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc về việc liệu chúng ta có thể tạo ra một cột có tên là SalesAmount trong dữ liệu thay vì dùng công thức. Tất nhiên, điều này là hoàn toàn có thể và dễ dàng xử lý bằng Excel.
Dù vậy, trên đây chỉ là một ví dụ về hàm SUM đơn giản. Trong thực tế, DAX sẽ giúp bạn giải quyết những bài toán có độ phức tạp cực cao và nhiều công thức sẽ được hình thành bằng cách sử dụng lại các công thức khác.
Nếu cứ liên tục tạo ra các cột cho từng công thức bạn sẽ có hàng chục thậm chí hàng trăm cột. Tiêu tốn nhiều thời gian để xử lý, gây ra khó khăn cho quá trình quản lý và triển khai.
Một số công thức không báo lỗi nhưng cho kết quả không chính xác
Trở lại vấn đề cú pháp, hiểu và sử dụng đúng cú pháp chính là khái niệm đầu tiên cần nắm. Trong một số trường hợp, cú pháp sai sẽ báo lỗi, tuy nhiên, sẽ có trường hợp cú pháp đúng nhưng trả về giá trị không như mong muốn.
Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy tên cột [SaleAmount] được đặt trước bởi bảng Sales chứa cột Sales[SalesAmount]. Đây cũng chính là quy ước đặt tên khi tham chiếu đến cột trong bảng sẽ đi kèm cả tên bảng, ngay cả khi các cột cùng một bảng và không bắt buộc.
2. Tạo một công thức đơn giản
Trình chỉnh sửa DAX trong Power BI Desktop có tính năng gợi ý cú pháp đúng để giúp bạn chọn đúng các thành phần trong công thức. Hãy cùng thực hiện ví dụ dưới đây và bạn sẽ hiểu được cách dùng gợi ý để viết đúng cú pháp.
- Bước 1: Tải và mở file dữ liệu mẫu trong Power BI Desktop
- Bước 2: Tại cửa sổ Report ở tab FIELDS click phải vào bảng Sales và chọn New Measure.
- Bước 3: Đặt lại tên cho measure mới là Previous Quarter Sales (tên mặc định sẽ là measure, measure1, measure2… nếu bạn không đổi tên).
- Bước 4: Sau dấu bằng nhập vào từ CAL và double-click vào chức năng muốn dùng là CALCULATION. Bạn sẽ sử dụng hàm CALCULATE để lọc con số bạn muốn tính tổng bằng một hàm được chuyển cho nó.
Ở đây được gọi là lồng chức năng(tức chúng ta sẽ lồng thêm 1 hàm bên trong hàm CALCULATE). Hàm CALCULATE sẽ có 2 đối số cần nhập vào, thứ nhất là biểu thức và thức hai là bộ lọc.
- Bước 5: Sau tên hàm CALCULATE là dấu mở ngoặc “(”, nhập vào SUM và chọn hàm SUM từ gợi ý.
- Bước 6: Nhập 3 ký tự Sal, chọn Sales[SalesAmount] từ gợi ý và đóng ngoặc “)”. Đây chính là biểu thức đối số thứ nhất của hàm CALCULATE.
- Bước 7: Dùng dấu phẩy “,” để kết thúc đối số thứ nhất và chuyển đến đối số thứ hai.
- Bước 8: Sử dụng chức năng thời gian thông minh để lọc kết quả SUM(đối số thứ nhất) theo quý. Nhập vào công thức sau dấu phẩy PREVIOUSQUATER(Calendar[DateKey])).
- Bước 9: Công thức hoàn chỉnh sẽ như sau:
Previous Quarter Sales = CALCULATE(SUM(Sales[SalesAmount]), PREVIOUSQUARTER(Calendar[DateKey]))
Chú ý có đến 2 dấu ngoặc đóng ở cuối, dấu ngoặc đầu tiên của hàm PREVIOUSQUATER và dấu ngoặc thứ hai của hàm CALCULATE.
- Bước 10: Chọn dấu check bên trái công thức để xác nhận hoàn tất hoặc nhấn phím Enter trên bàn phím.
Như vậy, qua ví dụ trên các bạn cần nắm được hai thông tin chính đó là các thành phần trong công thức DAX và cách tạo một công thức đơn giản. Bên cạnh đó, vẫn còn 2 khái niệm nữa mà BAC sẽ gửi đến bạn trong các bài viết tiếp theo, đừng quên đón đọc.
Tham khảo: 3 khái niệm cơ bản về DAX Power BI Phần 2 Function
Nhằm mục đích mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc BAC luôn nỗ lực nâng cao chất lượng nội dung của mình. Các bạn học tập và làm việc trong các lĩnh vực yêu cầu công việc phân tích như Marketing, Manager, BA,…. Hãy tham khảo khóa học phân tích Power BI, được thiết kế chuyên sâu giúp người học đi từ cơ bản đến ứng dụng cho từng lĩnh vực, ngành nghề.
Tham khảo: Khóa học Power BI tại BAC
Nguồn tham khảo:
https://docs.microsoft.com/en-us/power-bi/desktop-quickstart-learn-dax-basics#lets-begin
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Tham khảo chương trình đào tạo:
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì ?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
Biên soạn và tổng hợp nội dung