[P1] – So sánh BABOK v2 và v3: Phiên bản mới, thêm nhiều kiến thức mới!

Vào tháng 30/09/2016, Học viện quốc tế IIBA (International Institute of Business Analysis) đã chính thức thay đổi nội dung giáo trình BABOK (Business Analysis Body of Knowledge) từ Version 2.0 (v2) sang Version 3.0 (v3). Và trong các kỳ thi lấy chứng chỉ Phân tích nghiệp vụ – PTNV (Business Analysis – BA) quốc tế sắp tới, các kiến thức nền tảng sẽ được nâng cấp toàn bộ dựa theo giáo trình BABOK v3.

Trong bài viết dưới đây, BACs.vn chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan từ tổng quan đến chi tiết về lượng kiến thức được bổ sung đáng kể ở phiên bản BAB0K v3 này.

KHÁC BIỆT NGAY TỪ “ÁNH NHÌN ĐẦU TIÊN”…

Từ con số 271 trang ở v2, BABOK v3 đã có số lượng trang lên đến 514 trang với một lượng kiến thức đáng kể được cập nhật.

 

Hình 1. BABOK v3 được cập nhật 1 lượng kiến thức đáng kể

 

… ĐẾN CÁI “CỐT” Ở NỘI DUNG KIẾN THỨC

Với số lượng trang tăng lên 1 cách đáng kể, BABOK v3 đã có những thay đổi và bổ sung về nội dung như sau:

Hình 2. Những thay đổi, bổ sung ở BABOK v3

1. Những khái niệm chính về PTNV (Business Analysis Key Concepts)

Định nghĩa về “PTNV” thay đổi (Business Analysis Definition Changed)

BABOK 2.0 định nghĩa là:

Hình 3. Định nghĩa PTNV (BABOK v2)

PTNV là 1 chuỗi các tác vụ và kỹ thuật được sử dụng nhằm phục vụ công việc liên kết giữa các bên liên quan (stakeholders) để hiểu được cơ cấu, chính sách và hoạt động của tổ chức, cũng như đề xuất giải pháp giúp tổ chức/doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Giúp tổ chức/doanh nghiệp ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU.

BABOK 3.0 định nghĩa là:

Hình 4. Định nghĩa PTNV (BABOK v3)

PTNV là xác định nhu cầu và đề xuất giải pháp để chuyển giao giá trị cho các bên liên quan (stakeholders) nhằm giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi tốt hơn. PTNV trong tổ chức/doanh nghiệp có thể sẽ thực hiện mô tả nhu cầu của họ và phân tích nguồn gốc, nguyên nhân của sự thay đổi, cũng như thiết kế, trình bày giải pháp để chuyển giao giá trị.

Giúp tổ chức/doanh nghiệp QUẢN LÝ THAY ĐỔI hiệu quả.

Thay đổi định nghĩa về “Yêu cầu” (Requirement Definition Changed)

BABOK 2.0 – Yêu cầu là:

Hình 5. Định nghĩa yêu cầu (BABOK v2)

1. Điều kiện nhu cầu được đưa ra từ các bên liên quan nhằm giải quyết vấn đề hoặc để đạt được mục tiêu nào đó.
2. Một điều kiện hoặc khả năng nào đó, và điều kieenj/khả năng này phải được đáp ứng bằng 1 giải pháp hoặc 1 phần giải pháp để phù hợp một hợp đồng, chuẩn mực, đặc điểm kỹ thuật hoặc các tài liệu chuyên dụng khác được đưa ra.
3. Một cách nào đó để tái hiện lại các điều kiện đã được tài liệu hoá hoặc 3. Bao gồm cả 2 khả năng ở số (1) và (2).

BABOK 3.0 – Yêu cầu được định nghĩa ngắn gọn hơn:

Hình 6. Định nghĩa Yêu cầu (BABOK v3)

Yêu cầu thể hiện cho những nhu cầu khả dụng. Yêu cầu tập trung vào việc hiểu được các giá trị có thể chuyển giao một khi yêu cầu hoàn thành. Việc thể hiện yêu cầu có thể bằng 1 hoặc 1 chuỗi các tài liệu liên quan, mức độ đa dạng của tài liệu tuỳ thuộc vào tình huống yêu cầu.

Bổ sung mô hình khái niệm PTNV cốt lõi (Business Analysis Core Concept Model™ – BACCM™)

Mô hình BACCM™ gồm 6 khái niệm cốt lõi:

1. Thay đổi (Change): Các hoạt động chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu.
2. Nhu cầu (Need): Một vấn đề hoặc cơ hội được đưa ra.
3. Giải pháp (Solution): Cách thức/phương pháp nhằm đáp ứng 1 hoặc nhiều yêu cầu cụ thể trong ngữ cảnh nào đó.
4. Các bên liên quan (Stakeholder): 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người có liên quan đến sự thay đổi, nhu cầu hoặc giải pháp.
5. Giá trị (Value): Các giá trị, tầm quan trọng hoặc lợi ích của một việc gì đó dành cho các bên liên quan trong 1 ngữ cảnh cụ thể.
6. Ngữ cảnh (Context): Những tình huống có ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, và mang lại thông tin để có thể hiểu được sự thay đổi.

Hình 7. The Business Analysis Core Concept Model™ – Overview

Có 5 quan điểm được thêm mới! (Perspectives)

1. Agile.
2. Business Intelligence.
3. Information Technology.
4. Business Architecture.
5. Business Process Management.

Thêm mới: “Requirements vs Designs”

Với nội dung này, BABOK v3 sẽ giúp bạn phân biệt được 2 khái niệm này, sự khác nhau giữa chúng và những suy nghĩ khiến bạn hay bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “Requirements” và “Design”.

Hình 8. Requirements vs Designs

Xem tiếp phần 2 ►

Nguồn tham khảo:
BABOK v2 & BABOK Guide v3
https://calgary.iiba.org
http://www.multisoftvirtualacademy.com
https://www.batimes.com

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC.

Previous Post
Next Post