Trong lĩnh vực phát triển công nghệ phần mềm, việc thay đổi, áp dụng và cải tiến quy trình là một điều thiết yếu. Chính vì vậy, những ai làm việc trong lĩnh vực này cũng cần trang bị cho mĩnh kĩ năng thích nghi môi trường mới. Người phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) chắc chắn không phải là ngoại lệ.
1. Khái niệm
- Mô hình Agile Software Development là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt và thực hành dựa trên các giá trị và các nguyên lý được nêu ra trong tuyên ngôn Agile. Nó là quá trình làm việc tương tác và tích hợp, thúc đẩy sự lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời phát triển phần mềm của dự án, nhằm đưa sản phẩm đến tay người dùng càng nhanh càng tốt.
- Mô hình Waterfall (Mô hình thác nước) là một mô hình cổ điển được sử dụng trong suốt vòng đời phát triển hệ thống (SDLC). Nó được gọi là thác nước vì mô hình này được áp dụng theo tính tuần tự từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và không được quay lại giai đoạn trước để xử lí các thay đổi trong yêu cầu. Hay nói cách khác, mỗi giai đoạn cần phải được hoàn thiện đầy đủ trước khi bước sang các giai đoạn tiếp theo.
2. So sánh Agile và Waterfall
Giống nhau
Cả hai phương pháp này dùng cho quy trình phát triển phần mềm khác nhau. Mặc dù chúng khác nhau trong cách tiếp cận, nhưng cả hai phương pháp đều hữu ích, tùy thuộc vào yêu cầu và loại dự án.
Khác nhau
Waterfall | Agile |
---|---|
|
|
|
|
|
|
Bốn giá trị cốt lõi của Agile
- Individuals and interactions over processes and tools. Tạm dịch là nỗ lực làm việc của các thành viên trong đội dự án và sự hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn các quy trình và công cụ kiểm soát.
- Working software over comprehensive documentation. Phần mềm chạy tốt hơn là tài liệu đầy đủ, nhằm đảm bảo sau khi hoàn thành dự án thì phần mềm sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Customer collaboration over contract negotiation. Tạm dịch là việc khách hàng tương tác sẽ tốt hơn là việc đàm phán dựa trên nội dung hợp đồng. Vì vậy, cần phải nắm được các nhu cầu của khách hàng để tư vấn và điều chỉnh kế hoạch thay vì chỉ dựa vào các điều khoản có trên hợp đồng.
- Responding to change over following a plan. Tạm dịch là thích nghi trước sự thay đổi tốt hơn là thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, khuyến khích thích nghi với các sự thay đổi như là thay đổi về công nghệ, nhân sự, deadline,….
3. Quy trình Agile
4. Các yếu tố BA cần có khi làm việc trong môi trường Agile
4.1. Sự tương tác trực tiếp với nhiều người dùng cuối và Product Owner
- Thực tế, PO đôi khi không đủ “chuyên môn” của mỗi nhóm người dùng, đặc biệt là khi sản phẩm cuối cùng được mong đợi sẽ phục vụ cho lượng lớn và đa dạng cơ sở người dùng. Do đó, BA có thể cần có trong các nhóm scrum để liên lạc với các bên liên quan để làm rõ về các yêu cầu vượt quá chuyên môn hoặc năng lực của PO. Trường hợp PO không có để theo dõi chi tiết các nhu cầu này, BA có thể hỗ trợ quy trình này và tăng tốc độ phát triển của user stories, thay vì phải tìm một người khác vào vị trí PO.
- Tùy vào phạm vi phát triển của dự án, càng nhiều stakeholders (các bên liên quan) sẽ cần có nhiều BA hơn để tương tác với nhau. Ngoài ra cần phải khơi gợi các yêu cầu cũng như bản thiết kế mẫu (mockups) để làm rõ các user stories. Suy cho cùng, BA đóng một vai trò quan trọng trong Scrum Team để hỗ trợ cho PO, hơn thế nữa BA có thể đứng ra làm đại diện cho PO.
4.2. Từ Tài liệu đặc tả yêu cầu (RSDs) đến những việc cần làm (Product Backlog)
4.3. Các cập nhật trạng thái đến các cuộc họp hàng ngày (Daily Stand-up)
4.4. Từ các Tasks (nhiệm vụ) thành Epics (Hạng mục công việc), Features (Tính năng), Stories và Sub-Tasks (Nhiệm vụ phụ)
- Với cách tiếp cận truyền thống (Waterfall), các công việc khơi gợi yêu cầu như là: phỏng vấn và các cuộc hội thảo để khảo sát lấy ý kiến sẽ được thể hiện như một chuỗi các nhiệm vụ hoặc các hoạt động mà BA phải thực hiện với mục đích xác định các yêu cầu, đây cũng như là một phần của kế hoạch dự án.
- Với Scrum, những công việc này không chỉ là quản lý những việc phải làm cho riêng BA, mà nó cần được liên kết với Epic để đạt được các mục tiêu chạy nước rút (sprint goal). Epic là những hạng mục công việc rất lớn để mang lại giá trị cho khách hàng, điều này cho thấy các epic sẽ ít có khả năng hoàn thành khi thực hiện sprint chỉ một lần.
5. Tổng kết
https://www.projectmanager.com/waterfall-methodology
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung – BAC