BPMN – Business Process Modeling Notation là ngôn ngữ mô hình hóa trực quan, giúp cho việc phân tích các quy trình nghiệp vụ và mô hình hoá lại các quy trình. Quy trình nghiệp vụ cần được mô tả thông qua các bộ ký hiệu tiêu chuẩn và áp dụng nhiều nguyên tắc. Vì vậy thường dễ mắc phải một số lỗi khi vẽ BPMN. Qua bài này, BAC muốn giới thiệu đến các bạn về những lỗi thường gặp khi vẽ BPMN, mời các bạn tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm bổ ích này trong quá trình học vẽ BPMN của mình nhé.
1. Thiếu Start/ End event.
Mọi quy trình đều phải có bắt đầu và kết thúc quy trình, Vì vậy, trong BPMN, 1 pool cần phải có Start/End event để cho biết rằng quy trình bắt đầu từ đâu và kết thúc trạng thái hay chưa. Start/ End event trong 1 pool có thể là bất kì loại nào (Message, Timer, Signal, etc).
Ví dụ:
Sai:
Quy trình thiếu Start/End event
Đúng:
Quy trình đúng
2. Mỗi lane trong pool đều chứa Start event
Trong 1 pool có thể có nhiều lane đại diện cho các vai trò khác nhau trong cùng tổ chức, nhưng 1 pool chỉ thể hiện 1 quy trình nghiệp vụ. Vì vậy, mỗi pool chỉ có một Start event.
Ví dụ:
Sai:
Quy trình chứa nhiều Start event trong 1 pool
Đúng:
Trường hợp 1
Trường hợp 2
3. Có nhiều sequence flow đi ra từ một task.
Từ 1 task, chỉ có 1 sequence flow đi ra. Nếu sau task đó, có 1 điều kiện rẽ nhánh để đi ra các trường hợp khác nhau, thì nên sử dụng Gateway.
Ví dụ:
Sai:
Quy trình có nhiều sequence flow đi ra từ 1 task
Đúng:
Quy trình đúng
4. Không có sequence flow đi vào 1 task
Trong quy trình luôn luôn phải có ít nhất 1 sequence flow đi vào 1 task.
Ví dụ:
Sai:
Quy trình chứa task không có sequence flow đi vào
Đúng:
Quy trình đúng
5. Dùng sequence flow giữa 2 tasks nằm trong 2 pool khác nhau
Flow có 2 loại chính là Sequence Flow và Message Flow. Hai loại này thường bị dùng nhầm. Nên nhớ rằng:
Sequence Flow chỉ được dùng để nối các task trong cùng 1 pool.
Message Flow thì chỉ dùng để nối các task ở các pool khác nhau.
Ví dụ:
Sai:
Quy trình sử dụng sequence flow giữa 2 tasks nằm trong 2 pool khác nhau
Đúng:
Quy trình đúng
6. Thiếu task thực hiện hành động kiểm tra trước Exclusive Gateway.
Exclusive, hay còn gọi là XOR Gateway. Nó thể hiện: nhánh này hoặc nhánh kia, nhưng chỉ được phép một trong hai (hoặc nhiều) nhánh.
Nên có 1 task thực hiện hành động kiểm tra trước Exclusive Gateway
Ví dụ:
Sai:
Quy trình không có hành động kiểm tra trước gateway
Đúng:
Quy trình đúng
7. Bắt đầu với Parallel Gateway nhưng không có Parallel Gateway kết thúc.
Parallel Gateway nghĩa là các nhánh phải cùng xảy ra song song với nhau. Chỉ cần một trong các nhánh chưa được hoàn thành thì các nhánh khác không thể merge lại, và quy trình không thể đi tiếp được.
Nên khi bắt đầu với Parallel Gateway để tách các nhánh song song thì phải kết thúc bằng Parallel Gateway để merge lại.
Ví dụ:
Sai:
Quy trình không sử dụng Parallel Gateway kết thúc
Ở trường hợp này merge bằng Exclusive Gateway, điều đó có nghĩa là bất cứ task nào thực hiện trước sẽ đi qua Exclusive Gateway này và khi đó task Gửi gói hàng và hóa đơn sẽ được thực hiện. Điều này không hợp lý vì phải hoàn thành cả 3 task mới có thể thực hiện task “Gửi gói hàng và hóa đơn”.
Đây là một ví dụ khá đơn giản, nhưng có thể có một sơ đồ phức tạp hơn, nơi bạn tách ở một nơi và merge ở một đầu khác của sơ đồ. Vậy nên cần chú ý khi sử dụng Parallel Gateway.
Đúng:
Quy trình đúng
Bây giờ chúng ta có ba luồng bắt buộc, được merge với Parallel Gateway (đợi tất cả các luồng kết thúc)
8. Sử dụng sai Start Event với Intermediate Event
Event diễn tả một sự việc xảy ra trong quy trình, thường mang yếu tố bên ngoài. Chứ không phải một việc gì đó được chủ đích làm bởi user. Event được chia làm 3 giai đoạn:
Start: bắt đầu
Intermediate: ngay tức thì/ ở giữa
End: kết thúc.
Ví dụ: về trường hợp dùng sai Timer Start thay vì Timer Intermediate:
Sai:
Quy trình sử dụng Timer Start thay vì Timer Intermediate
Đúng:
Quy trình đúng
Xem tổng hợp các trường hợp trên:
Những thông tin trên đây là chi tiết và ví dụ minh họa về các lỗi thường gặp khi vẽ BPMN. Hi vọng có thể giúp ích trong quá trình học và vẽ BPMN của các bạn.
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.