Làm thế nào để trở thành một PM có đầy đủ kiến thức và kỹ năng? Vai trò và nhiệm vụ chính của một PM là gì? Bạn hãy cùng BAC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. PM là gì?
2. Vai trò của 1 PM là gì?
3. Nhiệm vụ của PM
Các nhiệm vụ cơ bản của một PM bao gồm:
-
Giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực thi dự án.
- PM phải quản lí team để đảm bảo đúng người, đúng việc trong khả năng của họ.
- Hỗ trợ cùng BA để xem sản phẩm có thực hiện được yêu cầu khách hàng không
- Kiểm soát quá trình làm việc, phân bổ nguồn lực hợp lý.
- Quản lí toàn bộ quy trình và sự thay đổi để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
- PM cũng là người đưa ra quyết định, làm hay không làm dự án đó.
4. Những kỹ năng cần thiết của một PM
-
Kỹ năng quản lý dự án
Khi nói đến PM thì bạn cần phải có trong mình kỹ năng quản lý tốt cũng như kiểm soát tốt được dự án vì đó là điều không thể thiếu. Bạn còn là người phải có tư duy, tầm nhìn. Bạn cần phải biết cách kiểm soát những công việc trong kế hoạch đề ra và cả thời gian thực hiện của kế hoạch để có thể chạy đúng tiến độ dự án.
- Khả năng lãnh đạo
Kỹ năng này là một trong những kỹ năng không thể nào bỏ qua vì về bản chất bạn chính là trưởng nhóm của một dự án và ngoài ra bạn cần phải có một tầm nhìn tốt để đảm bảo cho team đi đúng hướng, đúng các giai đoạn.
- Kỹ năng tổ chức/ hoạch định
Là một PM tài năng phải có kỹ năng lập kế hoạch và những kế hoạch lập ra dựa trên những mục tiêu nhỏ để có thể dễ dàng đạt kết quả tốt trong dự án. Ngoài ra, bạn cần phải vạch ra các bước, các giai đoạn cần thiết để thực hiện và có một kế hoạch cụ thể hơn để hoàn thành dự án. Nên xây dựng một bản kế hoạch có tính linh hoạt cho dự án của bạn để phòng những thay đổi bất ngờ có thể xảy đến.
- Kỹ năng giao tiếp
Song hành với những kỹ năng nói trên thì bạn rất cần phải có kỹ năng giao tiếp vì nó là một yếu tố quyết định thành công của bất kỳ một nhà quản lý nào. Bạn phải trình bày kế hoạch, thuyết phục cấp trên cung cấp đủ tài nguyên để bạn có thể hoàn thành công việc. Bên cạnh đó bạn còn phải giao tiếp, triển khai kế hoạch với các thành viên trong team. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một thế mạnh đối với PM.
- Kỹ năng quản lý rủi ro
Bất kể trong mọi tình huống rủi ro xảy ra, phát sinh trục trặc trong 1 dự án thì bạn cần phải có những phương án và biện pháp để giải quyết. Vì không phải lúc nào dự án của bạn cũng suôn sẻ và thành công ngay lần đầu mà không có ít nhất 1 lần trục trặc hoặc sự biến chuyển, thay đổi lớn trong kế hoạch đã đề ra ban đầu. Bạn phải có khả năng dự đoán những gì có thể xảy ra và lên nhiều phương án để chữa cháy kịp thời. Vì vậy, bạn cần là một bậc thầy quản lý rủi ro khi ở vị trí là một nhà quản lý.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC