Những điểm khác nhau cơ bản giữa Project Manager và Business Analyst

Hiện nay, rất nhiều công ty có nhu cầu tuyển dụng cả chuyên viên phân tích kinh doanh (Business analyst) và quản lý dự án (Project manager) để phân tích, lập kế hoạch và quản lý một số khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của họ. Hai lĩnh vực nghề nghiệp này tuy có các trách nhiệm khác nhau, nhưng cả hai đều rất quan trọng đối với việc thiết lập quy mô cũng như xây đựng quy trình sản xuất của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số điểm khác biệt nổi bật giữa hai lĩnh vực chuyên môn này nhằm có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn được đúng nhân sự cho từng công việc cụ thể hoặc giúp bạn tìm đúng con đường sự nghiệp dựa trên sở thích của mình. 
 
1. Chuyên viên phân tích kinh doanh, họ là ai?
 
Một chuyên viên phân tích kinh doanh đóng vai trò là một chuyên gia phân tích các nhu cầu của một doanh nghiệp để xác định những thay đổi cần được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Các chuyên viên phân tích kinh doanh thường xem xét một doanh nghiệp trên một góc độ rộng, tập trung vào doanh nghiệp như một tổng thể thay vì chỉ một dự án hoặc bộ phận. Các chuyên viên phân tích thường hợp tác chặt chẽ với các quản lý dự án để giúp xác định xem doanh nghiệp của họ có thể hỗ trợ các dự án cụ thể và đóng vai trò như một kênh liên lạc giữa nhân viên, ban quản lý và các bên liên quan khác.
 
2. Quản lý dự án, họ làm công việc gì?
 
Một quản lý dự án là một chuyên gia giám sát các chi tiết của các dự án cụ thể. Điều này có thể bao gồm lập kế hoạch nguồn lực và ngân sách, xác định nhu cầu lao động và truyền đạt các khó khăn hoặc thách thức cho các quản lý cấp cao hơn. Một quản lý dự án thường làm việc chặt chẽ với đội ngũ của họ để phác thảo và lên kế hoạch chi tiết, quyết định xem tính khả thi và mục tiêu chung của dự án. Quản lý dự án đồng thời cũng giữ vai trò lãnh đạo cho các dự án của đội nhóm và thường xuyên làm việc cùng với các thành viên trong nhóm để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của từng dự án cụ thể.
 
3. Sự khác biệt giữa Business Analysts và Project Managers
 
Business Analysts và Project Managers có chức năng tương tự nhau nhưng lại khá tách biệt trong hành trình sự nghiệp cũng như trách nhiệm và cơ hội việc làm khác nhau. Dưới đây là một số khác biệt cơ bản giữa Business Analysts và Project Managers:
 
3.1. Nhiệm vụ:
 
Các chuyên viên phân tích kinh doanh và các quản lý dự án có các nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào phạm vi của dự án và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Những chuyên viên phân tích kinh doanh thường làm việc với các bên liên quan và thành viên trong nhóm để xác định nhu cầu kinh doanh, trong khi các quản lý dự án làm việc với các cấp quản lý cao hơn và với các thành viên trong nhóm để xác định nhu cầu của từng dự án cụ thể.
 
Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của các chuyên viên phân tích kinh doanh:
 
  • Phân tích cơ hội kinh doanh: Các chuyên viên phân tích kinh doanh nghiên cứu các cơ hội kinh doanh tiềm năng để xác định liệu chúng có phù hợp về mặt tài chính hay không. Họ thường xem xét chi phí của cơ hội kinh doanh, các tổ chức hoặc cá nhân đang cung cấp nó, cách nó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp và đưa ra lời khuyên cho quản lý về cách tốt nhất để theo đuổi các cơ hội mới.
  • Nghiên cứu triển vọng tiếp thị: Các chuyên viên phân tích kinh doanh thường tìm kiếm các triển vọng tiếp thị có sẵn. Ví dụ, nếu có một lĩnh vực mà một doanh nghiệp muốn mở rộng, một chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ nghiên cứu lĩnh vực đó, đối tượng hướng đến của nó cũng như xác định cách doanh nghiệp có thể thể hiện khả năng vượt trội trong lĩnh vực đó. Họ cũng nghiên cứu các nỗ lực tiếp thị hiện tại của doanh nghiệp để xác định liệu họ có nên thay đổi gì để cải thiện hiệu quả hoặc gia tăng hiệu quả hơn không.
  • Hỗ trợ triển khai các quy trình mới: Khi một doanh nghiệp áp dụng các phương pháp, quy trình hoặc mục tiêu chiến lược mới, một chuyên viên phân tích kinh doanh thường giúp đỡ nhân sự quản lý trong quá trình chuyển đổi và tư vấn cho họ cách tiết kiệm chi phí hoặc thúc đẩy việc chuyển đổi một cách hiệu quả. 
  • Thiết kế sản phẩm hoặc tính năng mới: Những chuyên viên này cũng có thể giúp thiết kế các sản phẩm hoặc tính năng mới và giúp điều chỉnh chúng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 
  • Phân tích dữ liệu: Chuyên viên phân tích kinh doanh cũng tổng hợp dữ liệu quan trọng để giúp quản lý đưa ra các thay đổi có lợi. Điều này có thể bao gồm phản hồi từ khách hàng, báo cáo tài chính, đánh giá, tỷ lệ sản xuất, lợi nhuận và thua lỗ và chính sách của công ty.
Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ chính của nhà quản lý dự án so với nhà phân tích kinh doanh được liệt kê như sau: 
  • Phân tích nhu cầu dự án: Nhân sự quản lý dự án thường phân tích dự án để xác định chi phí, nhu cầu nhân lực, nguyên liệu đầu vào và phạm vi của dự án. Họ cũng giúp xác định đội ngũ hiện tại của doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của dự án hay liệu có cần phải tuyển dụng thêm đội ngũ nhân sự mới hay không.
  • Thu hẹp mọi khoảng cách giao tiếp: Người quản lý dự án hợp tác trực tiếp với các nhóm sản xuất và nhóm phát triển và tạo điều kiện mở rộng giao tiếp giữa họ và nhân viên quản lý. Với tư cách là người lãnh đạo trung gian, người quản lý dự án rất quan trọng trong việc giúp các thành viên trong nhóm và ban quản lý đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về nhu cầu, kỳ vọng và mục tiêu chung của dự án.
  • Lập kế hoạch tiến trình dự án: Những nhân sự quản lý dự án cũng giúp lập kế hoạch cho dự án từ đầu đến cuối, xác định tiến trình của từng dự án và thiết lập các mốc quan trọng.
  • Quản lý rủi ro: Nhân sự quản lý dự án cũng phân tích, báo cáo và cảnh báo cho nhân viên về các rủi ro của dự án. Họ có thể phân tích các rủi ro tiềm năng và báo cáo cho quản lý để đạt được các biện pháp bảo vệ hoặc quản lý rủi ro trong thời gian phát triển dự án. Các rủi ro có thể bao gồm chi phí của dự án, năng lực sản xuất cũng như lịch trình của dự án.
  • Tổ chức và động viên: Một nhân sự quản lý dự án cũng động viên nhóm của họ hoàn thành dự án đúng hạn và giúp tổ chức các thành viên cũng như nguồn lực của nhóm. Điều này có thể bao gồm đặt hàng nguyên vật liệu, cung cấp các công cụ phù hợp và thiết lập một nền tảng giao tiếp hiệu quả cho nhóm của họ. Họ cũng thường hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi có thách thức phát sinh cũng như đưa ra lời khuyên và giải pháp kịp thời.

 

3.2 Kỹ năng:
 
Business analysts và project managers thường có một số kỹ năng đặc trưng. Cả hai đều làm việc trong các vị trí phân tích, vì vậy các kỹ năng như quan sát và giao tiếp thường là yêu cầu tiên quyết: 
 
Dưới đây là một số kỹ năng của một project manager cần có: 
  • Kỹ năng lãnh đạo: Project managers thường đảm nhận vai trò lãnh đạo cho các nhóm chuyên môn. Để quản lý dự án hiệu quả, project manager quản lý dự án phải biết thường xuyên thực hành các kỹ năng lãnh đạo như sự kiên nhẫn, sự đồng cảm, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tính toàn vẹn và phương pháp đưa ra lời khuyên, hướng dẫn.
  • Kỹ năng tổ chức: Project managers lên kế hoạch cho các dự án và duy trì sự tổ chức trong quá trình sản xuất. Kỹ năng tổ chức giúp project manager hiểu được nhu cầu của một dự án và đảm bảo rằng dự án tiến triển và đạt đến mục tiêu cuối cùng. 
  • Kỹ năng đàm phán: Project managers thường đàm phán lại ngân sách hoặc yêu cầu vật liệu và đóng vai trò như là một người đại diện giữa các nhóm và lãnh đạo. Kỹ năng đàm phán giúp project manager đàm phán những thay đổi để có được sự đồng thuận của tất cả mọi người.
Trong khi đó, dưới đây là một số kỹ năng của nhà phân tích kinh doanh cần có: 
  • Kỹ năng phân tích: Chuyên viên phân tích kinh doanh dành nhiều thời gian để phân tích doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh. Điều này thường yêu cầu kỹ năng phân tích mạnh mẽ, chẳng hạn như tư duy phản biện và giao tiếp. Những kỹ năng này giúp các chuyên viên phân tích tạo ra các phân tích chính xác và khả thi nhất cũng như truyền đạt kết quả của họ. 
  • Kỹ năng bán hàng: Nhà phân tích kinh doanh thành công phải có những hiểu cơ bản về sales và marketing nhằm biết cách cải tiến sản phẩm và quy trình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Kỹ năng bán hàng cũng giúp nhà phân tích kinh doanh dự đoán xu hướng bán hàng và xác định điểm mạnh trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Chuyên viên phân tích kinh doanh phải có hiểu biết sâu sắc về phân tích dữ liệu, cách tạo biểu đồ theo dõi, cách đo lường các chỉ số cụ thể và cách sử dụng dữ liệu để cải thiện doanh nghiệp của họ hoặc thu hút khách hàng tiềm năng mới.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.indeed.com/

 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 
 
Previous Post
Next Post