Nhóm tài liệu cho BA: User Story, Use Case và Functional Specification Document

Trong bài viết trước, BAC đã gửi đến bạn đọc quy trình làm việc đầu tiên của người BA với loại tài liệu Project Vision Document với mục đích để có một góc nhìn tổng quan đối với dự án.

Bạn có thể đọc lại bài viết về Project Vision Document tại đây

Tiếp đến, để mô hình hóa được các yêu cầu đó cho team dev hiểu và bắt đầu thực thi dự án, người BA cần xây dựng các loại tài liệu. Có thể kể đến là Use Case/ User Story và Functional Specification.

1. User story (US) và Use case (UC)
  • User story (còn được gọi là Scenario) dùng để mô tả một nhu cầu /yêu cầu của người dùng. Trong khi đó Use case là cách thể hiện sự tương tác giữa người dùng và hệ thống. Tuy nhiên, cả 2 đều được tạo ra nhằm mục đích cụ thể hóa những yêu cầu của người dùng đối với hệ thống.

Với những dự án thực hiện theo phương pháp Agile, họ tập trung vào cách nào là hiệu quả nhất để delivery sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng. Và loại tài liệu phổ biến được dùng đó là User story. User story được viết dưới dạng mong muốn của người dùng với hệ thống nhưng cũng chính là những chức năng mà hệ thống cần có.

Trên đây là cấu trúc thường thấy của một US. Và trong mỗi US sẽ có những AC (Acceptance Criteria) (tạm hiểu là những điều kiện mà phần mềm cần có để đáp ứng nhu cầu của người dùng). AC được viết ra nhằm mục đích:

  • Xác định rõ ràng với các thành viên trong team của bạn cần thực hiện những phần nào trước (Cụ thể trong kì Sprint này cần làm những gì?)
  • Đảm bảo mọi người có chung một cái hiểu đúng về vấn đề
  • Là điều kiện mà tester dựa vào đó để kiểm thử US

Ví dụ về một US: Là một người dùng, tôi muốn đăng nhập vào hệ thống để mua sắm online.

Nguồn ảnh: www.visual-paradigm.com

Vậy để viết User story được tốt nhất, bạn có thể áp dụng theo phương pháp INVEST. Đây là từ viết tắt của:

  • I – Independent: US có thể đứng độc lập như một chức năng của hệ thống hay không?
  • N – Negotiable: US có thể thay đổi hay xóa đi mà không ảnh hưởng đến những phần còn lại của dự án hay không?
  • V – Valuable: US này có thực sự hữu ích đối với người dùng cuối hay không?
  • E – Estimable: Bạn có thể ước tính được độ rộng của US này hay không? Điều này sẽ giúp bạn quyết định xem liệu có nên tách ra US thành nhiều US không?
  • S – Small: Liệu US này có vừa đủ thực hiện trong Sprint kì này không?
  • T – Testable: Bạn có thể đánh giá được US này hay không?

Bạn có thể có thể tham khảo bài viết sau để hiểu hơn UC/US: Link

  • Đối với Use case thì tập trung vào các tác vụ thực hiện giữa người dùng và hệ thống. Vậy nên dễ hiểu, UC như một bản hướng dẫn cho team dev tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm mang tính tập trung vào người dùng là chính. Điều này cũng giúp các bên liên quan không bị hiểu sai về thiết kế sản phẩm.

Hay một ví dụ về sơ đồ UC: Làm thủ tục checkin và kiểm tra tại sân bay

Nguồn ảnh: www.uml-diagrams.org 

  • Mục đích của UC: Mô tả lại quy trình làm thủ tục check-in và kiểm tra tại sân bay
  • Business actors: Hành khách (Passenger) bao gồm đối tương như Trẻ nhỏ (Minor Passenger), Người khuyết tật (Passenger with Special Needs), người hướng dẫn (Tour Guide).
  • Bối cảnh: Làm thủ tục checkin theo cá nhân, theo nhóm và kiểm tra. Đối với trường hợp kí gửi hàng hóa là một case extend của case checkin.
2. FSD
  • Tài liệu Functional Specification Document (FSD) (hay tên gọi khác là Functional Requirements Document (FRD)), hỗ trợ cho các quản lí dự án phát triển phần mềm hạn chế những nhầm lẫn hay đi lệch hướng của dự án.

FSDs trình bày cả những kì vọng đối với nghiệp vụ kinh doanh và cả đội kỹ thuật. Sau khi được tất các các bên liên quan chính xem xét và duyệt thì tài liệu này sẽ được phổ biến xuống tất cả các thành viên còn lại trong tổ chức thực hiện.

Để hiểu hơn về FSD và cũng như phân biệt được sự giống nhau – khác nhau giữa các tài liệu BRD, SRS và FRS, bạn có thể đọc thêm ở đây

Hy vọng rằng với những thông tin được BAC tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Bạn quan tâm đến lĩnh vực Business Analysis nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Hay Bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chínhngân hàngbảo hiểm,… mong muốn tìm kiếm con đường mới. Hãy liên hệ ngay cho BAC theo số Hotline: 0909 310 768 để được tư vấn.

Nguồn tham khảo: www.smartsheet.com

 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post