Phân tích dữ liệu là khái niệm xuất hiện tại Việt Nam vài năm trở lại đây và rất được quan tâm. Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng cao hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bài viết này sẽ tập trung vào ngành phân tích dữ liệu và những điều mà một người mới cần biết.

Phân tích dữ liệu ngày càng phổ biến hơn

1. Phân tích dữ liệu là gì?

Phân tích dữ liệu được định nghĩa là một quá trình kiểm tra, làm sạch, chuyển đổi và mô hình hóa dữ liệu với mục tiêu khám phá thông tin hữu ích, thông báo kết luận và hỗ trợ ra quyết định. Theo Wikipedia. Nếu định nghĩa trên vẫn chưa thể giúp bạn hiểu được khái niệm phân tích dữ liệu thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tham khảo: Phân tích dữ liệu là gì?

2. Ngành phân tích dữ liệu tại Việt Nam

Theo khảo sát của VietNam IT Market Report 2022 - Topdev,  Data Analyst thuộc Top 1 công việc được trả lương cao nhất trong ngành IT năm 2022 (theo trung bình chung) và dự đoán là công việc được tuyển dụng nhiều nhất tại Việt Nam vào năm 2024.

Có thể nói, phân tích dữ liệu là ngành nghề tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tùy theo từng lĩnh vực mà phân tích dữ liệu có những ứng dụng khác nhau nhưng có một điều chắc chắn, đó là hầu hết mọi hoạt động hiện nay đều xuất hiện phân tích dữ liệu. Ví dụ như:

  • Ngành tài chính – ngân hàng: Có thể phát hiện rủi ro và đánh giá hiệu quả hoạt động, lập các kế hoạch cụ thể dựa trên dữ liệu khách hàng, đối tác hiện có.
  • Ngành y tế, ngành chăm sóc sức khỏe: Giúp đánh giá các triệu chứng,tình trạng, đưa ra dự đoán các chứng bệnh nguy hiểm,...
  • Ngành thương mại điện tử: Hỗ trợ phân tích thị trường, khách hàng tiềm năng, phát hiện sai sót, yếu kém trong quá trình vận hành,...
  • Ngành bán lẻ – chuỗi hệ thống: Giúp xác định nhu cầu, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thiết lập kênh chiến lược, tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ…

Vì thế, không quá khi nói rằng tương lai của ngành phân tích dữ liệu là rất tiềm năng. Các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực này có thể yên tâm về nhu cầu nhân lực cũng như mức thu nhập cạnh tranh.

Theo Glassdoor, mức lương trung bình của 1 nhà phân tích dữ liệu rơi vào khoảng 84.000 USD/năm (tại Mỹ). Tại Việt Nam, con số này cũng lên tới trên 470 triệu/năm theo thống kê của TopDev. Đây là mức thu nhập cao hơn mức độ thu nhập trung bình, điều này khiến cho nghề phân tích dữ liệu trở thành một ngành nghề hấp dẫn, thậm chí, được bầu chọn là ngành “quyến rũ” nhất thế kỷ.

3. Học gì để phân tích dữ liệu?

Phân tích dữ liệu cần nhiều kiến thức và công cụ

Nếu bạn đã bị hấp dẫn bởi công việc này thì học gì để phân tích dữ liệu chính là câu hỏi đầu tiên cần trả lời. Có thể tham thời sắp xếp các nội dung học để phân tích dữ liệu thành hai phần.

  • Các môn học chuyên ngành

Khoa học máy tính (Computer Science)

Ngôn ngữ lập trình (Python, R, SQL)

Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)

Khai phá dữ liệu (Data Mining)

Xác suất (Probability)

Thống kê áp dụng (Applied Statistics)

  • Các công cụ phân tích dữ liệu thường dùng

Công cụ lập trình như Python, R, Matlab

Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL

Thống kê như Excel hay Minitab

Hệ thống phân tích thống kê SAS

Công cụ trực quan dữ liệu như Power BI, Tableau, Google Data Studio,...

Các bạn lưu ý đây chỉ là những kiến thức và công cụ phổ biến ở thời điểm hiện tại. Trong tương lai, việc xuất hiện những kiến thức hoặc công nghệ mới là điều chắc chắn. Vì vậy, là một người hoạt động trong lĩnh vực này, bạn phải thường xuyên cập nhật các xu hướng mới.

4. Ngành phân tích dữ liệu học trường nào?

Theo khảo sát hiện nay, ngành phân tích dữ liệu chưa có các trường đại học đào tạo chính quy trong nước. Tuy nhiên, các bạn có thể theo học các chuyên ngành liên quan ở các trường để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Các ngành nên theo học như Công nghệ thông tin, Toán học ứng dụng, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin,...

Các bạn cũng lưu ý là những ngành trên sẽ giúp bạn trang bị các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật như lập trình, khoa học máy tính, toán học, logic, phân tích thống kê,.... Nếu như bạn muốn làm công việc phân tích dữ liệu trong một số lĩnh vực khác (y tế, giáo dục, bán lẻ, thương mại điện tử,...) thì bạn nên dành thời gian để tìm hiểu thêm.

Đối với các ngành học kể trên, bạn có thể tìm thấy tại hầu hết trường đại học trong nước. Một số trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo có thể kể đến như Đại học bách khoa (Hà Nội/ Hồ Chí Minh), Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Kinh tế, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Kinh tế tài chính.

Ngoài  ra, bạn cũng nên cân nhắc về việc học phân tích dữ liệu tại các trung tâm ngoài đại học. Vì các khóa học này thường được thiết kế chuyên sâu rất phù hợp cho các bạn muốn thực hành và lấy kinh nghiệm đi làm.

Tham khảo: Lịch khai giảng các khóa học phân tích dữ liệu tại BAC

5. Ngành phân tích dữ liệu ra làm gì?

Là lĩnh vực HOT trong vài năm trở lại đây, kỹ năng phân tích dữ liệu được yêu cầu trong nhiều vai trò. Vì xuất hiện rộng rãi ở nhiều lĩnh vực nên các vai trò cần đến kỹ năng này cũng rất đa dạng. Có thể kể đến như Data Analyst, Business Analyst, Product Manager, Data Scientist, Business Intelligence Analyst,....

Mỗi vai trò này đều có sự đóng góp khác nhau trong tổ chức khi hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Nhưng nhìn chung, kỹ năng phân tích dữ liệu đều đóng một vai trò quan trọng không thể thay thế.

Ví dụ, Business Analyst có vai trò phân tích, đánh giá quy trình kinh doanh của tổ chức, xác định các vấn đề và đưa ra phương án giải quyết. Business Analyst có thể giúp tổ chức làm việc hiệu quả hơn thông qua việc tìm ra vấn đề và cải thiện quy trình kinh doanh. Tuy nhiên, Business Analyst không chỉ hoạt động trong một ngành nhất định mà có thể làm việc trong mọi lĩnh vực.

Tham khảo: Business Analyst là gì?

Trên đây là những câu hỏi thường gặp về ngành phân tích dữ liệu. Mong rằng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:
Internet

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC