Mô phỏng trực quan dữ liệu bằng Google Data Studio

Tiếp tục với series bài viết Google Data Studio, trong nội dung lần này chúng ta sẽ cùng đi vào một ví dụ thực tế. Áp dụng 3 bước cơ bản đã được đề cập trong bài viết Hướng dẫn cơ bản cách sử dụng Google Data Studio cho người mới.

Mẫu báo cáo được tạo từ Google Data Studio

Bắt đầu bằng việc đăng nhập tài khoản Google và truy cập Google Data Studio tại https://datastudio.google.com/. Tiến hành tạo mới một báo cáo hoặc sử dụng lại một báo cáo đã tạo.

Báo cáo của Data Studio có hỗ trợ tạo trang mới, bằng cách mở một báo cáo và chọn vào “Trang” => “Thêm trang mới” ở góc trên bên trái. Sử dụng phím mũi tên trên bàn phím để điều hướng qua lại giữa các trang.

Mỗi báo cáo có thể tạo nhiều trang khác nhau

Trong ví dụ lần này, chúng ta tiếp tục sử dụng lại nguồn dữ liệu [Sample] Google Analytic Data được Google Data Studio cung cấp sẵn. Tạo ra một biểu đồ hiển thị Sessions và cho biết tổng số lượng người dùng (Users) theo khoảng thời gian do người dùng nhập vào.

1. Kết nối dữ liệu

Bước đầu tiên chắc chắn là kết nối dữ liệu, từ menu “Thêm dữ liệu” chọn tab “Nguồn dữ liệu của tôi”. Chọn [Sample] Google Analytic Data và nhấn “Thêm” để kết nối.

Kết nối đến dữ liệu Analytic được cung cấp sẵn

Lưu ý: đối với các bạn tạo một trang mới trên báo cáo đã kết nối trước đó sẽ không cần thực hiện bước này. Kết nối cũ sẽ tự động được lưu dù bạn đang ở trang nào của báo cáo.

2. Trực quan dữ liệu

Sau khi đã kết nối đến dữ liệu thành công, chúng ta tiếp tục thực hiện việc chèn biểu đồ để hiển thị Sessions theo yêu cầu đề bài. Từ menu chọn “Thêm biểu đồ”, chọn loại biểu đồ Chuỗi thời gian và thả vào khu vực làm việc.

Lựa chọn từ danh sách biểu đồ có sẵn

Kết quả thu được là một biểu đồ gồm trục dọc là Sessions và trục ngang là thời gian. Theo yêu cầu đề bài chúng ta sẽ cho người xem báo cáo tùy ý lựa chọn khoảng thời gian.

Biểu đồ được tạo thành từ các trường của nguồn dữ liệu

Để làm điều này ta tiến hành chèn một thanh chọn cho phép người xem xác định ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Từ menu chọn “Chèn” => “Phạm vi ngày” thả vào khu vực làm việc.

Chèn phạm vi ngày vào báo cáo

Bây giờ, bạn có thể vào “Chế độ xem” để xem cách mà báo cáo của chúng ta hiển thị. Tại thanh Chọn phạm vi ngày bạn sẽ được tùy ý lựa chọn ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho biểu đồ, đúng yêu cầu của đề bài.

Trở lại giao diện Chỉnh sửa, thanh Chọn phạm vi ngày hiện nay chưa thực sự tối ưu. Chúng ta có thể thiết lập mặc định khoảng thời gian dành cho biểu đồ ngay từ khi bắt đầu.

Nhấp vào Phạm vi ngày tự động ở cột bên phải và chọn khoảng thời gian bạn mong muốn sẽ hiển thị mặc định. Tiếp tục chọn dấu mũi tên tại Phạm vi ngày tự động để mở ra nhiều tùy chọn nâng cao.

Tùy chọn cách hiển thị phạm vi ngày trong báo cáo

Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu chúng ta hiển thị tổng số lượng Users theo khoảng thời gian này. Khác với việc sử dụng biểu đồ theo thời gian, lúc này chúng ta cần tính tổng số người dùng.

Vì vậy, ta sẽ dùng một Thẻ điểm bằng cách chọn từ menu Chèn và chọn “Thẻ điểm”. Sau đó, kéo thả vào vị trí mong muốn trên khu vực làm việc, bạn có lưu ý thấy rằng thẻ điểm lúc này hiển thị là Sessions trong khi yêu cầu là Users.

Thêm thẻ điểm vào báo cáo để hiển thị số liệu

Chắc bạn còn nhớ trong bài trước khi xử lý các đối tượng chúng ta có hai phần là Dữ liệu và Kiểu chứ. Đây chính là lúc chúng ta cần thay đổi dữ liệu từ Sessions thành Users, tại dòng Chỉ số bạn nhập vào Users và kéo xuống để chọn trường Users.

 

Thay đổi dữ liệu hiển thị bên trong đối tượng

Kết thúc quá trình xử lý, chúng ta tiến hành truy cập vào Chế độ xem để kiểm tra. Bằng cách lựa chọn các khoảng thời gian khác nhau, bạn có thể xem Sessions và tổng lượt truy cập (Users).

Như vậy, chúng ta đã hoàn tất các yêu cầu mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên, trong quá trình kéo các phần tử vào khu vực làm việc nếu bạn chưa canh chỉnh cho chúng có thể khiến báo cáo có phần lộn xộn.

Google Data Studio cung cấp một số tính năng căn chỉnh tự động rất tiện lợi. Đầu tiên, hãy chọn các phần tử cần sắp xếp và chọn menu Sắp xếp => Căn chỉnh theo chiều ngang/Căn chỉnh theo chiều dọc.

Lưu ý lựa chọn sắp xếp cần ít nhất 2 phần tử và chúng sẽ sắp xếp dựa trên vị trí các phần tử được chọn. Ngoài ra, khi có từ 3 phần tử trở lên bạn sẽ có thêm lựa chọn Phân phối trong menu Sắp xếp.

Kết quả cuối cùng sau khi sắp xếp các đối tượng

3. Chia sẻ

Bước cuối cùng sau khi đã hoàn thành công việc chính là chia sẻ thành quả đến các đối tác của bạn. Thao tác thực hiện khá đơn giản vì vậy, bạn hãy tự mình trải nghiệm các tùy chọn khác như lên lịch gửi email, lấy đường dẫn liên kết báo cáo hoặc tải xuống báo cáo.

Qua bài viết này chắc chắn các bạn đã có thể tự mình tạo ra những báo cáo từ đơn giản đến phức tạp. Mong rằng những thông tin được BAC tổng hợp sẽ hữu ích với bạn đọc đã và đang có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực phân tích dữ liệu.

Nguồn tham khảo: 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

BAC Biên soạn và tổng hợp nội dung

Previous Post
Next Post