Trong thời đại số hóa ngày nay, Business Analyst đã trở thành một nhân tố quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, việc nắm vững và áp dụng kiến thức BA không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đặc biệt, đối với nhiều người, việc tiếp cận với các số liệu khổng lồ, biểu đồ và báo cáo phức tạp có thể trở nên khô khan và khiến họ dần mất hứng thú với công việc. 
Tuy nhiên, từ lúc Gamification ra đời, nó đã trở thành một phương pháp sáng tạo đem lại sự hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đến tiếp thị đến giải trí,... Đáng chú ý, trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ, gamification đang dần được ứng dụng như một công cụ mạnh mẽ để tạo thêm sự thú vị và tăng cường sự tham gia của người dùng. Thông qua phương pháp biến quá trình phân tích nghiệp vụ thành một trò chơi hấp dẫn, gamification không chỉ giúp người dùng nắm vững kiến thức mà còn khuyến khích họ áp dụng những kỹ năng và chiến lược phân tích vào thực tế. Trong bài viết này, cùng BAC lợi ích của việc sử dụng gamification trong lĩnh vực Business Analyst nhé.
1. Một vài thông tin tổng quát về Gamification trong Business Analyst
Gamification là một phương pháp vô cùng hữu hiệu để tạo cảm giác thích thú trong quá trình phân tích nghiệp vụ. Bằng cách áp dụng một vài yếu tố trò chơi vào các nhiệm vụ BA, người tham gia có thể trải nghiệm cảm giác cạnh tranh, hứng thú, tạo sự khích lệ thông qua thành tựu,…
Như vậy, việc sử dụng các cách thức mới như lập bảng xếp hạng, tặng huy hiệu và phần thưởng có thể thúc đẩy người tham gia nhìn nhận các thách thức liên quan đến dữ liệu theo một cách hoàn toàn mới. Ví dụ, một công ty phân tích dữ liệu có thể tạo ra một hệ thống bảng xếp hạng nội bộ cho nhân viên. Những người tham gia vào các hoạt động phân tích nghiệp vụ và đạt được kết quả tốt sẽ được công nhận và nhận được huy hiệu hoặc điểm thưởng. Điều này tạo động lực cho nhân viên cạnh tranh và nỗ lực trong việc nâng cao kỹ năng phân tích của họ.
2. Gamification trong các lĩnh vực liên quan 
Bên cạnh lĩnh vực Business Analyst, Gamification còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan khác. Dưới đây là một số ví dụ về việc áp dụng gamification trong các lĩnh vực khác:
  • Giáo dục: Nhờ việc sử dụng các yếu tố trò chơi như điểm số, huy hiệu và cấp độ, gamification giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh và tăng cường khả năng ghi nhớ và ứng dụng kiến thức.
  • Sức khỏe và thể thao: Gamification được sử dụng trong các ứng dụng sức khỏe và thể thao để khuyến khích người dùng tham gia vào các hoạt động vận động và đạt được mục tiêu sức khỏe bản thân. 
  • Quản lý dự án và làm việc nhóm: Các công cụ và ứng dụng gamification có thể ghi lại tiến độ công việc, giao điểm số hoặc thưởng cho nhóm hoàn thành công việc đúng hạn và vượt KPI.
  • Tiếp thị và bán hàng: công ty có thể tổ chức cuộc thi hoặc chương trình khuyến mãi dựa trên các hoạt động mua hàng hoặc tương tác với sản phẩm để khuyến khích sự tham gia và tăng doanh số bán hàng.
Nhìn chung, các kỹ thuật Gamification ngày càng được tận dụng rộng rãi nhờ lợi ích tuyệt vời của nó. Giờ đây, cùng BAC tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp áp dụng Gamification trong phân tích nghiệp vụ nhé.
3. Áp dụng Gamification vào công việc phân tích nghiệp vụ
Sách hướng dẫn về kiến thức BA (BABOK Guide) cũng đề cập đến một số kỹ thuật lấy cảm hứng từ trò chơi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự cộng tác và chia sẻ kiến thức từ người dùng. Cụ thể như:
Phương pháp sử dụng hình ảnh động
Đây là một phương pháp tiếp cận khá độc đáo trong việc giải quyết vấn đề. Giới thiệu các câu đố và đưa ra câu hỏi liên quan đến phân tích nghiệp vụ để có thể kích thích tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bởi lẽ giải mã một mã hoặc giải quyết một bí ẩn liên quan đến dữ liệu khuyến khích sự sáng tạo và có thể khám phá ra các thông tin tiềm ẩn.
Các nền tảng cung cấp các câu đố hoặc những ẩn số trong quá trình phân tích thúc đẩy sự hợp tác và tạo nên cảm giác thoải mái để người tham gia có thể tìm hiểu sâu về phân tích nghiệp vụ. Một số kỹ thuật liên quan đến phương pháp này bao gồm thảo luận ý tưởng, sơ đồ tư duy và các trò chơi hợp tác khác.
4. Trực quan hóa dữ liệu 

Trực quan hóa biến những thành phần quan trọng của quá trình phân tích thành tác phẩm nghệ thuật nhằm thu hút sự quan tâm của các bên liên quan.
Doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách khuyến khích các chuyên gia BA nhìn vào trực quan hóa dữ liệu như những bức tranh sáng tạo. Chẳng hạn như thay vì sử dụng biểu đồ thông thường, team có thể tạo ra một biểu đồ cột động với các yếu tố nghệ thuật và màu sắc sáng tạo. Biểu đồ này không chỉ truyền tải thông tin một cách trực quan mà còn thu hút sự chú ý của các bên liên quan và khuyến khích họ tham gia vào quá trình phân tích. Tableau là một trong những công cụ tốt nhất để tạo ra biểu đồ tương tác.
5. Kể chuyện (Storytelling) thông qua các sự kiện thực
Con người có khuynh hướng chú tâm và phản ứng đặc biệt với những câu chuyện, vì vậy việc kết hợp Storytelling vào phân tích nghiệp vụ có thể làm cho quá trình làm việc trở nên rõ ràng và đáng nhớ hơn.
BA nên khuyến khích xây dựng các câu chuyện xung quanh dữ liệu và biến đổi các thông tin khác nhau thành những câu chuyện thuyết phục để có thể kết nối khoảng cách giữa dữ liệu và trải nghiệm con người.
User stories là một ví dụ về việc ứng dụng storytelling và trải nghiệm người dùng vì người dùng đại diện cho một đối tượng thị trường cụ thể. 
Thêm một chút sáng tạo, hấp dẫn vào phân tích nghiệp vụ chắc chắn sẽ cải tiến hành trình chinh phục sự nghiệp BA của bạn. Công việc Business Analyst không nên bị giới hạn trong bộ khung cứng nhắc, không linh hoạt hoặc thiếu tính giải trí. Hãy thử áp dụng Gamification, câu đố, trực quan hóa, storytelling để biến công việc BA thành một trò chơi thú vị nhé. Cùng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới tại BAC's Blog nhé.

Nguồn tham khảo:
https://www.iiba.org/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC