Công việc Business Analyst (BA) đang ngày càng trở nên phổ biến với tỷ lệ tăng trưởng đáng kinh ngạc kể từ năm 2014 đến 2025. Đây là một trong những ngành nghề được săn đón nhất hiện nay, với vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình, phát triển sản phẩm và hỗ trợ tổ chức đạt được tất cả các mục tiêu chiến lược.
Bạn đam mê công việc Business Analyst nhưng lại chưa có kinh nghiệm? Đừng lo lắng! Với một kế hoạch rõ ràng cùng sự quyết tâm, nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể khởi đầu hành trình trở thành Business Analyst, dù xuất phát điểm là con số 0. Trong bài viết này, BAC sẽ chia sẻ 10 bước chi tiết để giải quyết câu hỏi: “Làm thế nào để chinh phục công việc BA khi chưa có kinh nghiệm”
1. Hiểu về cách vận hành của doanh nghiệp
Business Analyst là người đóng vai trò cầu nối giữa các bộ phận trong tổ chức và các giải pháp công nghệ. Họ cần hiểu sâu cách doanh nghiệp vận hành, cách các bộ phận tương tác với nhau, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu hóa quy trình hoặc cải thiện sản phẩm/dịch vụ.
Một số hành động cụ thể bạn có thể thực hiện như:
- Nghiên cứu các chức năng chính của doanh nghiệp: Tìm hiểu cách các phòng ban như tài chính, nhân sự, kinh doanh và IT phối hợp với nhau.
- Khám phá các khung quy trình: Tham khảo các tài liệu, như Process Classification Framework từ APQC.org, để hiểu cách doanh nghiệp tổ chức và vận hành.
- Phân tích mục tiêu tổ chức: Xem xét các vấn đề, điểm mạnh và mục tiêu của tổ chức.
2. Tìm hiểu về quy trình phân tích nghiệp vụ (Business Analysis Process)
Việc làm chủ quy trình phân tích nghiệp vụ là yếu tố quyết định để trở thành một BA chuyên nghiệp. Quy trình này giúp đảm bảo các giải pháp đưa ra hiệu quả và nhất quán trên toàn tổ chức.
- Hiểu các bước cơ bản: Thu thập yêu cầu, phân tích, lập kế hoạch, đề xuất giải pháp.
- Áp dụng phương pháp luận: Thực hành các phương pháp phân tích như Agile hoặc Waterfall.
- Tài liệu bạn có thể tham khảo: BABOK Guide - Tài liệu chuẩn mực về quy trình phân tích nghiệp vụ, được phát hành bởi International Institute of Business Analysis (IIBA).
3. Phát triển kiến thức chuyên ngành (Domain Knowledge)
Kiến thức chuyên sâu về ngành mà bạn muốn làm việc (ví dụ: tài chính, chăm sóc sức khỏe, công nghệ, bán lẻ) sẽ giúp bạn tự tin hơn và tạo dựng uy tín với các bên liên quan.
Để thực hiện việc này, bạn nên nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành: Đọc sách, bài báo, hoặc nghe podcast liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm. Thậm chí có thể tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ của tổ chức thông qua tài liệu nội bộ hoặc tham gia các khóa đào tạo liên quan.
4. Phát triển kỹ năng liên quan đến hành vì (Behavioral Skills)
Business Analyst cần làm việc với nhiều bên liên quan, từ quản lý cấp cao đến nhân viên vận hành, nên kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm vô cùng quan trọng.
Một số Behavioral Skills BA cần phát triển bao gồm:
- Giao tiếp: Kỹ năng viết và trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Đàm phán và lắng nghe: Khả năng đạt được sự đồng thuận và hiểu rõ yêu cầu của các bên liên quan.
- Giải quyết xung đột: Xử lý các mâu thuẫn trong team hoặc giữa các bộ phận.
Các cách để cải thiện kỹ năng liên quan đến hành vi có thể kể đến như:
- Tham gia các khóa học giao tiếp: Thực hành thường xuyên thông qua các buổi hội thảo hoặc tình huống thực tế.
- Làm việc theo nhóm: Tham gia các dự án nhỏ để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo.
5. Làm quen với công cụ và các phần mềm phân tích nghiệp vụ
Công cụ là trợ thủ đắc lực cho BA trong việc lập sơ đồ quy trình, quản lý yêu cầu, và phân tích dữ liệu. Bạn có thể tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn hoặc video trên youtube để tự học và thực hành các dự án cá nhân nhỏ hay bài tập giả định. Chi tiết về các công cụ như:
- Phần mềm lập sơ đồ: Microsoft Visio, BizAgi BPM, hoặc StarUML.
- Quản lý yêu cầu: Atlassian JIRA, Trello.
- Công cụ thiết kế giao diện: Balsamiq, Axure.
6. Thành thạo phân tích dữ liệu với Excel
Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định. Một BA giỏi cần biết cách khai thác và trình bày dữ liệu.
Kỹ năng cần học:
- Sử dụng Pivot Table: Phân tích dữ liệu và tạo báo cáo.
- Lập biểu đồ: Trực quan hóa dữ liệu để hỗ trợ việc ra quyết định.
7. Sử dụng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint.
Microsoft Office sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu trong công việc của bạn.
- MS Word: Soạn thảo tài liệu yêu cầu.
- MS PowerPoint: Chuẩn bị các bài thuyết trình chuyên nghiệp.
- MS Excel: Phân tích và trực quan hóa dữ liệu.
8. Nắm vững thuật ngữ và từ vựng ngành
Việc hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành không chỉ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn mà còn tạo ấn tượng chuyên nghiệp với các bên liên quan.
Do đó, bạn nên tìm hiểu trước các từ điển thuật ngữ chuyên ngành hoặc tham khảo tài liệu từ IIBA. Để thành thạo, bạn có thể note lại hoặc sử dụng thuật ngữ trong các cuộc họp tài liệu.
9. Thi chứng chỉ quốc tế về Business Analyst
Chứng chỉ là bằng chứng thuyết phục nhất về năng lực của bạn. Có rất nhiều chứng chỉ nổi bật đối với sự nghiệp BA như IIBA Entry Certificate in Business Analyst (ECBA), IIBA Certification of Competency in Business Analysis (CCBA), IIBA Certified Business Analysis Professional (CBAP).
Tuy nhiên người mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm trước đó nên lựa chọn chinh phục chứng chỉ ECBA. Một số đặc quyền mà chứng chỉ có thể đem lại cho bạn gồm:
- Tăng cơ hội được tuyển dụng
- Giúp tăng lương từ 15–50%
- Nâng cao sự tự tin và hiệu quả công việc
10. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ chuyên nghiệp
Kết nối với những người cùng ngành sẽ giúp bạn học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp thông qua việc:
- Tham gia các nhóm chuyên môn: Các cộng đồng trên LinkedIn hoặc tham gia cộng đồng IIBA.
- Tham gia hội thảo và sự kiện để lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia.
- Bắt đầu công việc BA và học hỏi từ các đồng nghiệp xung quanh.
Trở thành Business Analyst khi không có kinh nghiệm là một hành trình không dễ dàng nhưng hoàn toàn khả thi nếu bạn biết cách chuẩn bị kiến thức, phát triển kỹ năng và xây dựng mạng lưới quan hệ. BAC tin rằng với sự quyết tâm, chăm chỉ, bạn hoàn toàn có thể tạo dựng nền tảng vững chắc để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực này. Hãy tin vào bản thân, kiên trì thực hiện các bước nhỏ mỗi ngày, và đừng ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn bạn nhé. Chúc bạn thành công và đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất được cập nhật tại BAC's Blog bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
https://www.adaptiveus.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC