Làm quen với bản đồ trong Tableau (Phần 2)

Kết thúc phần đầu tiên bạn đã biết được các thao tác để kết nối và định dạng dữ liệu địa lý khi tạo bản đồ trong Tableau. Bạn có thể tham khảo lại ngay dưới đây trước khi chúng ta đến với phần tiếp theo của bài viết.

Tham khảo: Làm quen với bản đồ trong Tableau (Phần 1)

1. Tạo hệ thống phân cấp địa lý

Tại worksheet mà bạn đã tạo trong phần trước, chúng ta sẽ tiếp tục tạo ra hệ thống phân cấp địa lý. Mặc dù, đây không phải là một bước bắt buộc để tạo map view nhưng việc này sẽ cho phép bạn nhanh chóng đi sâu vào các cấp độ chi tiết địa lý mà dữ liệu của bạn chứa, theo thứ tự bạn chỉ định.

  • Bước 1: Trong ngăn Data, nhấp chuột phải vào trường địa lý, Country và sau đó chọn Hierarchy > Create Hierarchy.
  • Bước 2: Trong hộp thoại Create Hierarchy, chọn một cái tên cho hệ thống phân cấp như là Mapping Items và sau đó nhấn OK. Bên dưới phần Dimensions, một phân cấp được tạo với tên Mapping Items với trường Country.
  • Bước 3: Trong ngăn Data, kéo trường State vào phân cấp và đặt nó bên dưới trường Country.
  • Bước 4: Lặp lại bước 3 cho các trường City và Postal Code.

Khi bạn hoàn tất, phân cấp của bạn sẽ có trật tự như sau:

  • Country
  • State
  • City
  • Postal Code
2. Xây dựng một map cơ bản

Bây giờ bạn đã có dữ liệu được kết nối và nối với nhau, định dạng và xây dựng một hệ thống phân cấp. Như vậy là chúng ta đã có thể bắt đầu tạo một map cơ bản trong Tableau.

  • Bước 1: Trong ngăn Data, nhấp đúp vào Country.

Trường Country được thêm vào ô Detail trên thẻ Marks và vĩ độ (đã tạo), kinh độ (đã tạo) được thêm vào ngăn Columns và Rows, một map view với một điểm dữ liệu được tạo. Vì vai trò địa lý được chỉ định cho Country, Tableau tạo một map view. Nếu bạn nhấp đúp vào bất kì trường nào khác, như là một dimension hoặc measure, Tableau sẽ thêm các trường đó vào ngăn Rows hoặc Columns hoặc thẻ Marks tùy vào những gì bạn có trong view.

Các trường địa lý thì luôn luôn được đặt trên ô Detail của thẻ Marks. Tuy nhiên, vì nguồn dữ liệu này chỉ chứa một quốc gia (United States), đó là điểm dữ liệu duy nhất được thể hiện. Bạn sẽ cần thêm nhiều chi tiết để xem thêm nhiều điểm dữ liệu khác, vì bạn đã tạo một phân cấp địa lý nên điều này không khó.

  • Bước 2: Trên thẻ Marks, nhấp vào biểu tượng dấu cộng trên trường Country.

Trường State được thêm vào Detail trên thẻ Marks và bản đồ cập nhật bao gồm một điểm dữ liệu cho mỗi bang trong mỗi dữ liệu nguồn.

Nếu bạn không tạo phân cấp, dấu cộng trên trường Country sẽ không có sẵn. Trong trường hợp này, để thêm State làm mức chi tiết khác, kéo State từ ngăn Data vào Detail trên thẻ Marks.

Như vậy, chúng ta vừa hoàn tất việc tạo một bản đồ cơ bản trong Tableau. Tiếp theo, bạn sẽ học được cách tùy chỉnh bản đồ trong các bước tiếp theo.

3. Thay đổi các điểm thành các hình đa giác

Loại bản đồ mặc định trong Tableau thường là point map (bản đồ điểm). Khi bạn có vai trò địa lý được chỉ định cho dữ liệu địa lý thì không quá khó để chuyển các điểm thành các hình đa giác.

Lưu ý: Filled maps thì không có sẵn cho thành phố và sân bay.

  • Bước 1: Trên thẻ Marks, nhấp vào menu thả xuống và chọn Filled Map, bản đồ sẽ cập nhật lại thành các hình đa giác.
4. Thêm chi tiết trực quan

Bạn có thể thêm các measures và dimensions vào thẻ Marks để bổ sung các chi tiết trực quan cho view. Trong ví dụ này, bạn sẽ thêm màu sắc và nhãn cho view.

4.1. Thêm màu

Từ cột Measure bên trái, kéo Sales vào ô Color trên thẻ Marks.

Mỗi bang được tô màu bởi tổng doanh số (sum of sales). Vì Sales là một measure, một bảng màu định tính được sử dụng. Nếu bạn đặt một dimension trên ô color, sau đó một bảng màu phân loại sẽ được dùng.

4.2. Thêm nhãn
  • Bước 1: Từ Measures, kéo Sales vào Label (nhãn) trên thẻ Marks. Mỗi bang được đặt nhãn theo tổng doanh số, tuy nhiên các con số cần một chút định dạng.
  • Bước 2: Trong ngăn Data, nhấp chuột phải vào Sales và chọn Default Properties > Number Format.
  • Bước 3: Trong hộp thoại Default Number Format, chọn Number (Custom) và sau đó:

    • Đặt Decimal Places0
    • Đặt UnitsThousands (K)
    • Nhấn OK

Các nhãn và chú giải màu sắc cập nhật với định dạng được chỉ định.

5. Tùy chỉnh bản đồ nền của bạn

Bản đồ nền (background map) là tất cả những gì ở phía sau marks (borders, oceans, location names,…). Bạn có thể tùy chỉnh loại bản đồ nền như là thêm các map layers (lớp) và data layers. Ngoài việc tùy chỉnh bản đồ nền, bạn cũng có thể kết nối với máy chủ WMS hoặc bản đồ Mapbox của riêng mình.

Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng Mapbox Maps trong Tableau

  • Bước 1: Chọn Map > Map Layers. Thanh Map Layers xuất hiện trên thanh bên trái của workspace. Đây là nơi tất cả tùy chỉnh bản đồ nền diễn ra.
  • Bước 2: Trong thanh Map Layers, nhấp vào Style thả xuống và chọn Normal. Bản đồ nền sẽ cập nhật lại tương tự như ảnh dưới đây:

  • Bước 3: Trong thanh Map Layers, bên dưới Map Layers, chọn Coastlines và sau đó xóa Country/Region Borders, Country/Region Names, State/Province Borders, và State/Province Names.

  • Bước 4: Trên cùng của ngăn Map Layers, nhấn nút X để thoát khỏi Map Layers và trở lại ngăn Data. Bản đồ nền sẽ được đơn giản hóa để người xem tập trung hơn vào dữ liệu.

Đến đây bạn đã có thể tự mình xây dựng một bản đồ cơ bản trong Tableau và nhiều định dạng khác. Phần cuối cùng của bài viết sẽ đề cập đến các chức năng như tạo lãnh thổ, bản đồ trục và cách tùy chỉnh cho mọi người tương tác với bản đồ của bạn.

Tham khảo:

Nguồn tham khảo:
https://help.tableau.com

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

 

Previous Post
Next Post