Làm quen với bản đồ trong Tableau (Phần 1)

Phân tích dữ liệu trên bản đồ ngày một phổ biến, trong bài viết này, BAC sẽ cùng bạn đi qua một số bài tập để làm quen với việc tạo bản đồ trong Tableau. Qua đó, giúp bạn học được cách kết nối và nối dữ liệu địa lý. Ngoài ra, chúng ta còn khám phá thêm các thao tác như định dạng, tạo phân cấp vị trí, xây dựng và trình bày một map view cơ bản, áp dụng các tính năng lập bản đồ theo đường đi.

Nếu bạn là một người mới làm quen với Tableau và muốn học cách sử dụng bản đồ, đây chính là bài viết dành cho bạn.

1. Kết nối dữ liệu địa lý

Dữ liệu địa lý có nhiều hình dạng và định đạng. Khi bạn mở Tableau Desktop, tại trang bắt đầu sẽ có các trình kết nối được cung cấp sẵn. Tại cột Connect, bạn có thể chọn loại tệp muốn kết nối, server hoặc dữ liệu mẫu.

Các tệp không gian như tệp hình hoặc tệp geoJSON, chứa các hình học thực tế (điểm, đường hoặc đa giác). Trong khi đó, tệp văn bản hoặc bảng tính chứa các vị trí điểm theo vĩ độ và kinh độ hoặc các vị trí được đặt tên mà khi đưa vào Tableau sẽ kết nối với mã hóa vị trí.

Chúng ta sẽ kết nối đến một tệp Excel chứa tên vị trí mà Tableau có thể mã hóa. Khi bạn xây dựng một map view, tên vị trí tham chiếu đến các hình học được lưu trong Tableau Map Service dựa trên vai trò địa lý mà bạn gán cho trường.

  • Đầu tiên, mở Tableau Desktop trên máy tính
  • Chọn loại tệp kết nối là Excel
  • Điều hướng đến Documents > My Tableau Repository > Data Sources và sau đó mở tệp Sample – Superstore.xls. Dưới đây là màn hình của bạn khi kết nối dữ liệu.

Đây được gọi là trang Data Source cũng chính là nơi bạn chuẩn bị dữ liệu vị trí của mình để sử dụng trong Tableau.

Nhắc đến Data Source, bạn có thể muốn tham khảo một số chức năng được cung cấp. Tuy nhiên, bạn không phải thực hiện tất cả những tính năng này để tạo map view.

  • Thêm các kết nối khác và tham gia vào dữ liệu của bạn
  • Thêm nhiều sheets vào dữ liệu
  • Chỉ định hoặc thay đổi vai trò địa lý cho các trường
  • Thay đổi loại dữ liệu của các cột (từ số thành chuỗi…)
  • Đổi tên cột
  • Tách cột, như là tách địa chỉ đầy đủ thành nhiều cột (tên đường, thành phố, bang, mã bưu điện).
2. Nối dữ liệu

Dữ liệu thường được lưu trong nhiều nguồn hoặc trang tính. Chỉ cần các nguồn hoặc trang tính đó có một cột chung, bạn có thể kết hợp chúng trong Tableau. Nối dữ liệu là phương pháp kết hợp dữ liệu liên quan trên các trường chung đó. Kết quả thu được là một bảng ảo được mở rộng theo chiều ngang bằng cách thêm các cột dữ liệu.

Phương pháp nối thường là cần thiết cho dữ liệu địa lý, đặc biệt là dữ liệu không gian. Ví dụ, bạn có thể nối một tệp KML mà chứa địa lý tùy chỉnh cho các khu học ở Oregon, Hoa Kỳ với một bảng tính Excel chứa thông tin nhân khẩu học về các khu học đó.

Đối với ví dụ này, bạn sẽ nối 2 bảng tính trong Sample-Superstore data.

  • Trong cột Sheets bên trái, nhấp đúp vào Orders.
  • Bên dưới Sheets, nhấp đúp vào People

Tableau sẽ tạo ra một liên kết bên trong giữa hai bảng tính bằng cách dùng cột Region từ cả hai bảng tính. Kết quả là có một nhân viên bán hàng cho mọi vị trí trong dữ liệu của bạn cũng như các khu vực, xem ảnh minh họa bên dưới.

Để chỉnh sửa, nhấp vào biểu tượng nối (hai vòng tròn), hộp thoại Join xuất hiện cho phép thực hiện các thay đổi.

3. Định dạng dữ liệu địa lý của bạn trong Tableau

Sau khi thiết lập dữ liệu, bạn có thể cần chuẩn bị dữ liệu địa lý để sử dụng trong Tableau. Mặc dù, không phải tất cả nhưng bước này luôn cần thiết khi tạo một map view nhưng đó là thông tin quan trọng cần biết khi chuẩn bị dữ liệu địa lý để sử dụng.

Tùy vào loại bản đồ mà bạn muốn tạo, bạn phải chỉ định một số kiểu dữ liệu nhất định, các vai trò dữ liệu và vai trò địa lý cho trường (hoặc các cột).

Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, trường kinh độ và vĩ độ phải có kiểu dữ liệu là number (decimal) số (thập phân), vai trò dữ liệu là measure và được gán vai trò vĩ độ kinh độ. Tất cả các trường địa lý khác phải có kiểu dữ liệu là string (chuỗi), vai trò dữ liệu của dimension và được gán vai trò địa lý thích hợp.

Lưu ý: Nếu bạn kết nối một tệp không gian, một trường hình học được tạo. Nó phải có vai trò dữ liệu của measure.

Bước tiếp theo sẽ trình bày cách định dạng dữ liệu địa lý của bạn để đáp ứng tiêu chí này.

3.1. Thay đổi loại dữ liệu của một cột

Lần đầu tiên kết nối dữ liệu địa lý, Tableau chỉ định các loại dữ liệu cho tất cả các cột của bạn. Những loại dữ liệu này bao gồm Number (thập phân), Number (toàn bộ), Date and Time, Date, String, và Boolean. Đôi khi, Tableau không hiểu đúng kiểu dữ liệu, vì thế, bạn cần đổi loại cho từng cột.

Ví dụ, Tableau có thể chỉ định một cột Postal Code là kiểu Number (toàn bộ). Để tạo các map views, dữ liệu Postal Code phải là kiểu String.

Để thay đổi loại dữ liệu cho cột, trên trang Data Source, nhấn vào biểu tượng loại dữ liệu (hình quả địa cầu) cho Postal Code và chọn String.

3.2. Chỉ định vai trò địa lý cho dữ liệu của bạn

Trong Tableau, một vai trò địa lý liên kết từng giá trị trong một trường với giá trị kinh độ và vĩ độ. Khi bạn chỉ định vai trò địa lý đúng cho một trường, Tableau xác định các giá trị vĩ độ và kinh độ cho mỗi vị trí trong trường bằng cách tìm một kết quả phù hợp đã được tích hợp sẵn trong cơ sở dữ liệu mã hóa địa lý được cài đặt. Đây là cách Tableau biết vị trí của bạn trên bản đồ.

Khi bạn chọn một vai trò địa lý cho một trường, như là State (bang), Tableau tạo ra một trường vĩ độ và một trường kinh độ.

Các vai trò địa lý thường được chỉ định tự động trong dữ liệu của bạn như là trong ví dụ này. Bạn có thể cho biết một vai trò địa lý đã được chỉ định cho dữ liệu của mình vì cột có biểu tượng quả địa cầu. Trường hợp một vai trò địa lý không được chỉ định tự động, bạn có thể chọn thủ công.

Để chỉ định hoặc chỉnh sửa vai trò địa lý, trên trang Data Source, nhấp vào biểu tượng quả địa cầu.

Chọn Geographic Role sau đó chọn một vai trò phù hợp nhất. Ví dụ, cột Country không có vai trò địa lý được chỉ định, vì thế vai trò địa lý Country/Region được chỉ định.

3.3. Thay đổi từ dimensions thành measures

Khi kết nối đến dữ liệu địa lý, Tableau cũng chỉ định vai trò dữ liệu cho tất cả các cột, một cột có thể là dimension hoặc measure. Trong hầu hết trường hợp, cột kinh độ và vĩ độ là measures. Trong các trường hợp đặc biệt, như là nếu bạn muốn vẽ mọi vị trí trong nguồn dữ liệu của mình trên bản đồ mà không có khả năng đi sâu xuống cấp độ chi tiết (từ thành phố xuống bang), chúng có thể là dimensions.

Phần còn lại của dữ liệu địa lý phải là các dimensions. Bạn không cần phải thay đổi vai trò dữ liệu của một cột trong ví dụ này nhưng bạn cần biết tính năng này vì nó rất quan trọng. Hãy thực hành các bước sau, yên tâm là bạn có thể dùng nút Undo cho các thay đổi đã thực hiện.

Để thay đổi vai trò dữ liệu của một cột, trên trang Data Source, chọn Sheet 1, workspace của bạn sẽ cập nhật như ảnh minh họa dưới.

Đây được gọi là worksheet và bạn sẽ xây dựng bản đồ tại đây. Bên trái màn hình là thanh Data, tất cả các cột sẽ được liệt kê dưới dạng các trường trong thanh này, Country và State. Những trường này chứa tất cả dữ liệu thô trong các cột của bạn, lưu ý rằng Tableau đã tạo một trường kinh độ và vĩ độ. Bởi vì, bạn đã chỉ định vai trò địa lý cho dữ liệu.

Các trường trong ngăn data được chia thành các measure và dimension. Các trường được đặt trong phần Dimensions của ngăn Data thường là dữ liệu phân loại như Date, Customer ID. Trong khi, các trường được đặt trong phần measure của ngăn Data thường là dữ liệu mang tính định lượng như Sales và Quantity.

Trong ngăn Data, bên dưới Dimensions, chọn một trường như là Row ID và kéo nó xuống phần Measure.

Trường được thêm vào phần Measure và đổi từ xanh dương sang xanh lá. Bạn vừa chuyển một Dimension thành một Measure. Để chuyển một trường từ measure thành dimension, kéo trường từ phần Measure lên phần Dimension. Nếu bạn chưa biết đến khái niệm measure và dimension hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tham khảo: Giới thiệu khái niệm dimension và measure trong Tableau

Đến đây bạn đã biết cách kết nối và nối dữ liệu địa lý trong Tableau. Ngoài ra, bạn còn có thể định dạng dữ liệu như đổi kiểu, chỉ định vai trò địa lý và đổi dimension thành measure. Hãy tiếp tục đến với phần tiếp theo để khám phá nhiều tính năng thú vị của bản đồ trong Tableau nhé.

Tham khảo:

Nguồn tham khảo:
https://help.tableau.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

 

Previous Post
Next Post
Exit mobile version