“Làm IT có giàu không?” một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ trả lời. Tại Việt Nam hiện nay xuất hiện không ít tin đồn về thu nhập hấp dẫn của nghề IT. Liệu những tin tức này có phải là sự thật, hãy cùng BAC khám phá.
Làm IT đang ngày một phổ biến tại Việt Nam
1. Làm IT là gì?
IT (viết tắt của Information Technology) tiếng Việt có nghĩa là Công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, khái niệm IT dùng để chỉ ngành Công nghệ thông tin. Người làm IT có thể hiểu là những người hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, còn được gọi tắt là “dân IT”.
Ở Việt Nam trước đây, khi nhắc đến khái niệm IT, hầu hết mọi người đều nghĩ đến các lập trình viên làm công việc lập trình, viết mã. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ công nghệ trong nước, khái niệm IT ngày nay khá rộng, nó bao hàm cả những công việc liên quan đến dữ liệu, mạng, phần mềm, phần cứng, hệ thống,....
Có thể thấy rằng, khi nói một người “làm IT” thì vẫn chưa biết chính xác công việc của họ là gì. Vì vậy, để biết chính xác thu nhập của họ bạn cần tìm hiểu vai trò cụ thể của họ là gì, ví dụ Lập trình viên, Kỹ sư hệ thống, Kỹ sư mạng, Tester, .... Dưới đây là mức lương IT phổ biến ở một số vai trò thường gặp.
2. Làm IT lương bao nhiêu?
Để trả lời câu hỏi làm IT có giàu không?, chúng ta hãy cùng điểm qua xem làm IT lương bao nhiêu?. Các bạn lưu ý là hầu hết người làm IT không chỉ có lương, bởi họ là những người có kỹ năng và hoàn toàn có thể làm thêm ngoài giờ để gia tăng thu nhập.
Mức lương IT khá đa dạng và không cố định
Tuy nhiên, vì các khoản thu nhập này rất khó để thống kê nên chúng ta sẽ chỉ xét mức lương dựa trên nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp trong nước. Bạn có thể hiểu đơn giản là lương vẫn là một khoản thu lớn nhưng với dân IT có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thì họ có thể kiếm nhiều hơn.
- Công nghệ phần mềm
Bắt đầu từ chuyên ngành Công nghệ phần mềm, đây là chuyên ngành chuyên đào tạo các lập trình viên. So với trước đây thì các bạn sinh viên có nhiều lựa chọn hơn ngoài lập trình phần mềm máy tính còn có các ứng dụng di động, ứng dụng web, trò chơi, hệ thống,...
Tùy theo lĩnh vực mà các bạn lựa chọn cũng như kinh nghiệm và năng lực bản thân mà thu nhập sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì mức lương khởi điểm của các lập trình viên đều khá cao khi so sánh với các công việc khác. Cụ thể, cử nhân ngành Công nghệ phần mềm có thể nhận được mức lương dao động từ 10 đến 15 triệu đồng. Trên thực tế, nhiều bạn trẻ với kiến thức và kỹ năng tốt ở một ngôn ngữ lập trình có nhu cầu cao hoàn toàn có thể nhận được mức lương khởi điểm từ $1000.
- Hệ thống quản lý thông tin
Ngành Hệ thống quản lý thông tin ngày càng quan trọng hơn trong thời đại dữ liệu. Sinh viên ngành này sẽ được học những kiến thức chuyên môn và kỹ năng như cách quản lý dự án công nghệ thông tin, lập trình web, mạng và truyền thông, tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,….
Đối với sinh viên mới ra trường mức lương sẽ dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Thời gian gần đây, con số này có sự gia tăng đáng kể do tầm ảnh hưởng của dữ liệu. Khi các doanh nghiệp bắt đầu quá trình chuyển đổi dựa trên dữ liệu thì các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng nhận được đãi ngộ tốt hơn. Một số vai trò có thu nhập hấp dẫn như Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst), Nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst), Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator).
Tham khảo: Business Analyst là gì?
- Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Cũng giống như Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là một chuyên ngành lâu đời và luôn “khát” nhân lực. Dù không có thu nhập hấp dẫn như các chuyên ngành Công nghệ thông tin khác nhưng cử nhân ngành này có thể yên tâm về nhu cầu việc làm.
Với thu nhập từ 7 đến 15 triệu đồng mỗi tháng cho sinh viên mới ra trường và tăng dần theo thời gian, có thể đạt 30 đến 40 triệu đối với chuyên viên từ 5 năm kinh nghiệm. Các bạn có thể hình dung là mọi chiếc máy tính thời nay sẽ vô dụng nếu không được kết nối mạng. Ngoài ra, với kiến thức và kinh nghiệm của mình, các bạn có thể làm việc trong rất nhiều môi trường, từ doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ cho đến nhà mạng,....
- Kỹ thuật máy tính
Nếu bạn là người yêu thích việc nghiên cứu những nguyên lý và phương pháp phát triển phần cứng hay phần mềm thì đây là chuyên ngành dành cho bạn. Từ việc thiết kế các mạch điện tử đơn giản cho đến các hệ thống nhúng dùng trong các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển, robot công nghiệp,....
Chính vì sự đa dạng trong công việc, đây là một trong những chuyên ngành cũng có rất nhiều mức lương. Kể cả bạn là một cử nhân mới tốt nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể nhận được thu nhập hấp dẫn khi đáp ứng các nhu cầu từ nhà tuyển dụng. Theo khảo sát, mức lương cơ bản của ngành Kỹ thuật máy tính khoảng 7 đến 12 triệu đồng mỗi tháng và tăng dần 20, 30 thậm chí là 40 triệu đồng.
Trên đây chỉ là những khảo sát cơ bản và mang tính tham khảo. Vì thu nhập trong lĩnh vực Công nghệ thông tin sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, các yếu tố như vị trí, lĩnh vực hoạt động hay kinh nghiệm thực tế cũng tác động rất nhiều.
3. Làm IT thì học ngành gì?
Như đã chia sẻ, làm IT tức là làm việc trong ngành Công nghệ thông tin. Nếu bạn muốn làm IT hoặc trở thành “dân IT” trong tương lai thì có thể định hướng ngành học ở môi trường đại học trong tương lai là Công nghệ thông tin. Các bạn lưu ý là tất cả sinh viên IT đều sẽ bắt đầu từ việc học các môn học đại cương trước khi chọn chuyên ngành.
Ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam khá phổ biến
Thông thường, các trường đại học chính quy tại Việt Nam hiện nay sẽ phổ biến 4 chuyên ngành kể trên. Đối với một số trường có thể sẽ xuất hiện các chuyên ngành mới như Thiết kế đồ họa, Digital Marketing, Big Data hay Machine Learning,....
“Học IT thi khối nào?” Cho bạn nào đang băn khoăn thì các bạn có thể chọn giữa khối A và D. Trong đó, khối A bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh). Đối với khối D, sẽ có khối D02, D03, D04, D05, D06, hai môn Toán và Văn được giữ nguyên chỉ thay tiếng Anh bằng một ngoại ngữ khác như Trung, Nhật, Pháp,....
4. Làm IT có khó không?
Mặc dù, ngành Công nghệ thông tin trong nước hiện đã khá phổ biến với số lượng sinh viên tăng nhanh mỗi năm nhưng không thể phủ nhận đây là một ngành khó. Không chỉ việc làm IT mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên đã phải học nhiều môn liên quan đến Toán học, phân tích và tư duy logic.
Chưa dừng lại ở đó, ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp và đi làm thì việc học vẫn chưa dừng lại. Các bạn phải luôn giữ cho mình một tinh thần ham học hỏi và không ngừng cập nhật các công nghệ mới nếu không muốn bị đào thải. Bạn có thể hình dung việc này giống như cách các công cụ và phần mềm mới thay thế cho những cái cũ.
Mỗi năm trên cả nước có hàng chục nghìn sinh viên ngành Công nghệ thông tin ra trường. Và chắc chắn là khối lượng công việc sẽ không đủ để đáp ứng tất cả. Trừ khi bạn chấp nhận làm việc trái ngành nếu không, bạn sẽ phải chuẩn bị thật đầy đủ để cạnh tranh với vô số ứng viên ngoài kia.
Tham khảo: 10 mặt trái của ngành Công nghệ thông tin có thể bạn chưa biết
5. Làm IT cần những gì?
Có thể bạn đã được nghe ở đâu đó rằng bạn chỉ cần có niềm đam mê và sự kiên trì là đủ. Tất nhiên, đó là những điều mà bất kỳ ngành nào cũng cần không riêng gì Công nghệ thông tin. Nhưng nếu bạn thật sự yêu thích và mong muốn dấn thân vào con đường này thì đây là những thứ bạn cần có:
- Kiến thức
Dù không phải là ngành có thu nhập dẫn đầu nhưng nói về kiến thức thì Công nghệ thông tin luôn nằm trong top đầu. Với các xu hướng công nghệ liên tục thay đổi thì chẳng cần nhiều năm để những gì bạn biết trở nên lỗi thời. Hãy rèn luyện cho mình thói quen tự học và một tinh thần ham học hỏi, đó là điều kiện tiên quyết.
Ngoài kiến thức chuyên ngành thì bạn cũng đừng quên các lĩnh vực khác có thể tác động đến sự nghiệp của mình. Ngoại ngữ là một trong những thứ đầu tiên bạn phải giỏi, đơn giản vì công nghệ mới hầu hết đều được phổ biến bằng tiếng Anh.
- Kỹ năng
Để có được kỹ năng, bạn phải sử dụng các kiến thức mà mình đã học. Môi trường đại học có thể không tạo quá nhiều điều kiện cho bạn. Đừng ngần ngại tham gia bất kỳ dự án nào, vì đó là cơ hội để bạn trau dồi kỹ năng của mình. Các khóa thực tập, làm việc bán thời gian hay nghiên cứu sinh đều là những cơ hội quý giá.
- Kinh nghiệm
Kinh nghiệm được tích lũy qua thất bại và cũng giống như kỹ năng bạn phải tận dụng mọi cơ hội để sử dụng những thức đã học. Các bạn cử nhân thường than phiền về việc nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng đây chỉ là yêu cầu để kiểm tra quá trình học tập, làm việc của bạn. Chắc chắn, không doanh nghiệp nào đặt quá nhiều trọng trách lên một cử nhân mới tốt nghiệp.
- Bằng cấp
Dù là một ngành yêu cầu cao về năng lực nhưng không đồng nghĩa với việc bằng cấp không có giá trị của nó. Trái lại, trong thời đại mà người người, nhà nhà đều học Công nghệ thông tin thì bằng cấp chính là thứ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, khi bạn ứng tuyển vào các vị trí cấp cao với thu nhập hấp dẫn thì chắc chắn không thể thiếu bằng cấp.
Mong rằng những thông tin này có thể giúp các bạn giải đáp những thắc mắc của bản thân. Mặc dù Công nghệ thông tin không phải là một ngành đơn giản và hái ra tiền nhưng vẫn có những điều thú vị mà bạn nên cân nhắc. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, đừng quên đón xem các nội dung mới sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Tham khảo: 10 lý do nên học ngành Công nghệ thông tin
Nguồn tham khảo:
Internet
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC