1. Kiến thức chuyên môn – Business Domain Knowledge
Trong vai trò của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều khách hàng là những cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Để nắm bắt được nhu cầu thật sự của họ và chuyển tải thành thông tin có-thể-hiểu-được cho toàn đội dự án, đòi hỏi bạn phải có kiến thức không chỉ sâu mà còn phải rộng.
Vậy sâu thì “sâu bao nhiêu thước?” và rộng thì “rộng bao nhiêu trượng?”. Trên con đường phát triển sự nghiệp của mình, một chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm nên ưu tiên đi theo “chiều sâu” hay “chiều rộng”? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ xem xét những vấn đề sau:
2. Xuất phát điểm của bạn ở đâu?
Bạn có nền tảng chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính hay quản trị nhưng có sở thích tìm hiểu những mặt hàng điện tử hay thích đọc tin tức về những xu hướng công nghệ mới thì những sở thích này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bắt gặp những thuật ngữ chuyên về kỹ thuật trong quá trình trao đổi, thảo luận với nhóm lập trình viên của đội dự án. Điều ưu tiên số 1 của bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp BA từ xuất phát điểm này là hãy học cách tư duy và giải quyết vấn đề của các lập trình viên. Thường xuyên trò chuyện với họ để bạn nắm được những công nghệ, kỹ thuật mới nào có thể được dùng cho việc phát triển ứng dụng.
Bạn có chuyên môn về công nghệ thông tin, truyền thông, hay đồ họa nhưng nhiều lần thắc mắc liệu phần mềm, bản thiết kế của mình có khả thi với thực tế hoạt động của doanh nghiệp hay người dùng cá nhân hay không. Bạn hiểu rằng một phần mềm dù lớn hay nhỏ thì khi không đáp úng đúng nhu cầu của người dùng thì bạn cũng không thể bán được nó. Trăn trở này sẽ là động lực cho bạn tìm hiểu về các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, sự tương tác hiệu quả giữa người dùng và ứng dụng của bạn. Khi đứng dưới góc độ của doanh nghiệp bạn sẽ thấy được đâu là nhu cầu thật sự, đâu là giá trị của phần mềm đối với doanh nghiệp đó.
Bạn có chuyên môn là một ngành “lai” giữa Công nghệ thông tin và Kinh tế được biết với cái tên Hệ thống thông tin quản lý (Hệ thống thông tin kinh tế) thì đây là một xuất phát điểm thuận lợi cho bạn mặc dù không có chiều sâu về chuyên môn nhưng kiến thức nền tảng có được từ ngành học này sẽ giúp bạn tiếp cận được những kiến thức cao hơn ở cả hai lĩnh vực Công nghệ thông tin và Kinh tế quản lý. Bạn sẽ tập trung vào phát triển những kỹ năng chuyên sâu của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm và cả những kỹ năng mềm khi làm việc với đội dự án và người dùng của phần mềm/hệ thống.
Tham khảo bài viết: Cách cải thiện kiến thức chuyên môn bất cứ lĩnh vực nào?!
3. Ưu tiên “chiều sâu” hay “chiều rộng”?
Câu hỏi này không có đáp án chính xác mà câu trả lời hợp lý sẽ phụ thuộc vào môi trường làm việc trong công ty mà bạn đang công tác. Nếu đang làm việc trong công ty sản xuất phần mềm thì bạn có thể tập trung phát triển cho một hoặc một vài phần mềm phục vụ cho một lĩnh vực đặc thù như Y tế, Giáo dục, Bán lẻ hay Thương mại điện tử,… đây sẽ là điều kiện giúp bạn đào sâu kiến thức chuyên môn thông qua dự án thực tế và những mối quan hệ trong ngành hay lĩnh vực sẽ là bệ phóng cho bạn nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực thế mạnh của mình. Nếu đang làm việc cho công ty gia công phần mềm thì rất có thể bạn sẽ được luân chuyển từ dự án này sang dự án khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Thách thức đầu tiên là bạn phải tìm hiểu kiến thức hoàn toàn mới cho một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Việc không có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mới sẽ là áp lực không hề nhỏ mà bạn phải đương đầu, tuy nhiên, khi vượt qua thách thức này thì bạn sẽ gặp ít khó khăn hơn dù có tiếp xúc với một trường kiến thức mới lạ sau này vì đa số chúng đều có điểm chung và một vài đặc thù cần bạn lưu tâm. Thử tưởng tượng, một chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm mà có kiến thức rộng thì tất nhiên bạn sẽ có nhiều mối quan hệ và cơ hội cũng theo đó mà tìm đến bạn.
Để dễ hình dung, nếu bạn học chuyên ngành về tài chính nhưng có hứng thú với công nghệ thông tin, hay đặt câu hỏi “Có những phần mềm nào giúp ích cho công việc về tài chính của mình?”, “Một công ty chứng khoán như SSI, Rồng Việt hay các ngân hàng có hệ thống thông tin hỗ trợ cho nhân viên và khách hàng ra sao?”, “Các công ty bảo hiểm như Bảo Việt, Prudential dùng phần mềm hay hệ thống nào để quản lý quy trình làm việc, chăm sóc khách hàng như thế nào?”. Vậy là bạn đã bước đầu nhìn thấy nhu cầu của các tổ chức/doanh nghiệp, tiếp theo là suy nghĩ đến các giải pháp mà những tiến bộ của công nghệ thông tin đem đến để gia tăng giá trị cho tổ chức/doanh nghiệp đó. Sau nhiều năm làm chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm cho các công ty tài chính, bạn sẽ có được thật nhiều kinh nghiệm và những mối quan hệ chất lượng giúp bạn rẽ sang những lĩnh vực “họ hàng” như Bảo hiểm, Chứng khoán, Ngân hàng, …
Tham khảo khóa học chuyên sâu về BA tại BAC:
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung BAC