Kinh nghiệm thi chứng chỉ CBAP IIBA của học viên BAC

“ Với mình thì BA giống như một con đường phải đi vậy, mình xác định gắn bó với BA ngay từ lúc còn đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường nên việc lấy bằng cấp chứng nhận nó giống như 1 phương thức khẳng định chắc chắn thêm về con đường của mình.”
Nguyễn Tuấn Anh
 
 
Lĩnh vực nghề Business Analyst ngày càng phát triển liên tục, vì vậy người BA cần học hỏi liên tục, phát triển bản thân để theo kịp sự phát triển này và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do đó việc đạt được chứng chỉ IIBA sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và hiệu sức làm việc, từ đó mở rộng cơ hội cho bản thân mình.
Nếu bạn quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp, mong muốn đạt được chứng chỉ IIBA để theo đuổi công việc BA và phát triển bản thân,.. Bạn không thể bỏ qua những chia sẻ kinh nghiệm ôn thi CBAP IIBA qua bài viết dưới đây!
 
1. Chúc mừng bạn Tuấn Anh đã thi đậu chứng chỉ CBAP, chứng chỉ cao nhất của BA do tổ chức IIBA cấp. Tuấn Anh có thể chia sẻ cảm xúc của  mình khi đạt chứng chỉ CBAP không?
➠ Cảm xúc đặc biệt khó tin, mình đã thở phào nhẹ nhõm sau hơn 1 năm chuẩn bị, ôn tập, và gần đến ngày thi thì phải chuẩn bị tâm lý, nhất là khi bấm vào nút “end test” thì run run, cảm thấy sợ không dám kết thúc. Hiện tại mình cảm thấy rất may mắn và thỏa mãn khi những gì mình bỏ ra đã gặt hái được thành quả tốt.
 
2. Tuấn Anh đã lên kế hoạch bao lâu để ôn thi chứng chỉ này?
➠ Vì mục tiêu là CBAP nên mình mong muốn là trong vòng 1 năm kể từ lúc ôn tập có thể đạt được kết quả. Hiện tại mình rất mừng vì mình đã thành công đạt được kế hoạch mà mình đề ra.
 
3. Điều gì khiến Tuấn Anh lên kế hoạch thi chứng chỉ IIBA?
➠ Với mình BA nó giống như một con đường phải đi vậy, mình đã xác định gắn bó với BA ngay từ khi còn đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường nên việc lấy bằng cấp chứng nhận giống như một phương thức khẳng định chắc chắn thêm về con đường của mình. 
 
4. Quá trình luyện thi CBAP của bạn mất bao lâu?
➠ Mình mất gần đúng một năm cho quá trình ôn luyện. Vì đặc thù công việc và sự nghiệp không bám sát nghề BA lắm cho nên việc định hướng chiếm của khá nhiều thời gian. Mình nghĩ nếu được định hướng tốt hơn ngay từ đầu thì có thể rút ngắn được thời gian này.
 
5. Tuấn Anh bắt đầu nghề BA được mấy năm rồi? Vì sao bạn muốn gắn bó và phát triển với nghề BA?
➠ Theo IIBA thì chắc là đủ 5 năm làm BA rồi, mặc dù chức danh khác nhau nhưng mình vẫn luôn bám theo tư tưởng nghề nghiệp và đặc trưng của nghề BA để phát triển bản thân. 
➠ Nghề BA đến với mình cũng giống như một cái duyên. Ngay từ khi ngồi ở ghế nhà trường, việc học tập ở Khoa Hệ thống thông tin khiến mình ở trong trạng thái lo ngại vì mình tự nhận ra là bản thân mình không có năng khiếu về lĩnh vực Công nghệ thông tin như các bạn cùng lứa.
Tuy nhiên sau một lần nghe giảng, thầy cô đã nhắc đến công việc “Phân tích nghiệp vụ và phần mềm”, mình bắt đầu tìm hiểu sơ qua và nhận thấy đây có thể là hướng đi phù hợp với bản thân. Mình đã định hướng nghề nghiệp bản thân ngay từ lúc đó.
 
6. Được biết bạn có tham gia 3 khóa học BA tại BAC (khóa BA cơ bản, khóa BA nâng cao và khóa luyện thi IIBA). Vì sao bạn chọn trung tâm BAC? Khóa BA cơ bản giúp bạn có kiến thức gì? 
➠ FBA giúp mình củng cố kiến thức về vai trò và vị trí của BA là gì trong tổ chức
➠ ABA hỗ trợ mình thêm về việc 1 BA cần làm gì và cần có những kỹ năng gì.
➠ Luyện thi thì sau khi học xong 2 khóa học ở BACS, mình tin tưởng vào chất lượng giảng dạy của Giảng viên ở BACS rồi.
 
7. Bạn có tham gia khóa luyện thi IIBA, khóa luyện thi giúp bạn những kiến thức và kĩ năng gì cho kì thi khó khăn này? 
➠ BABOK thực tế là 1 quyển sách khó đọc, nhất là việc liên hệ kiến thức trong sách và kiến thức thực tế là 1 điều rất quan trọng đối với 1 cá nhân đang có mục tiêu lấy CBAP. 1 BA 5 năm kinh nghiệm rất khó để có thể trải qua hết đủ 6 Knowledge Area (KA) mà BABOK đề cập đến. Vì vậy, việc có sự hỗ trợ từ bên ngoài là 1 điều cần thiết để tránh mất thời gian và đảm bảo có thể đi đúng kế hoạch.
➠ Lưu ý, khả năng tiếng anh của bạn cũng là 1 vấn đề quan trọng nhé, vì BABOK viết bằng tiếng Anh và ở tầm IELT theo mình là 5. hoặc 6. hơn nên từ ngữ cũng khá là khoai với mình,
 
8. Nếu được nói bí quyết để vượt qua kỳ thi CBAP bạn có thể nêu một số bí quyết của bạn lúc luyện và làm bài thi không?
➠ Khi luyện thi, cần xác định được KA nào mình đang yếu, đọc thêm BABOK, tra cứu, hỏi thăm, … làm bất cứ gì trong khả năng bạn có thể để bổ sung thêm kiến thức đó. Với mình, các kiến thức trong BABOK cần phải liên kết với thực tế thì mới có thể hiểu và nhớ lâu, mình chịu thua trong việc học gạo kiến thức và các từ ngữ trong BABOK sử dụng
➠ Khi thi, đề thi mình trải qua là đề trắc nghiệm nên các kỹ năng thi thì chắc các bạn cũng biết cơ bản rồi: 
Làm các câu dễ, tự tin, có thể thực hiện nhanh chóng trước.
Đánh dấu các câu tính toán, các câu hỏi khó để sau cùng, tránh mất thời gian vô ích cho các câu hỏi đó.
➠ Tâm lý cũng là một phần quan trong khi thi, mình thường hay có tư duy thả lỏng trước ngày thi 2 – 3 ngày, tức là không đụng vào sách vở hay gì cả. Đôi lúc là đầu óc trống rỗng để vào phòng thi, vì theo mình thì khi ôn luyện chín mùi thì kiến thức nó sẽ thành phản xạ thôi.
 
9. Cuối cùng bạn có lời khuyên gì cho các bạn BA mới vào nghề và các bạn có dự định luyện thi chứng chỉ IIBA không?
➠ Với các bạn BA mới vào nghề, các bạn cần xác định được BA là gì, vị trí của BA trong 1 team là gì, các kỹ năng cần thiết của 1 BA, tư duy của 1 BA khi tiếp cận vấn đề là gì.
➠ Nếu bạn có dự định luyện thi chứng chỉ IIBA, hãy đảm bảo bạn đã đọc qua BABOK ít nhất 1 lần và hiểu được cấu trúc của BABOK trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu BABOK đang muốn nói gì. Ngoài ra, nên có 1 kế hoạch ôn luyện cụ thể và đảm bảo bám sát được kế hoạch đó, nếu chưa thể lập kế hoạch riêng, bạn có thể tham khảo thêm từ các nguồn khác.
 
10. Kế hoạch sắp tới của bạn sau khi thi CBAP có gì thay đổi không?
➠ Xác định tư tưởng là sẽ còn có rất nhiều kỹ năng khác của BA mà mình cần trau dồi thêm nên có thể sau khi tự tưởng cho mình 1 khoảng thời gian tạm nghỉ sau 1 kỳ thi căng thẳng sẽ lại tiếp tục trên con đường trau dồi kiến thức và kỹ năng cho sự nghiệp.
 
Trung tâm BAC cùng ban biên tập chân thành cảm ơn anh Tuấn Anh đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình đến các đọc giả của blog BAC, chúc anh sức khỏe và thành công!

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 
Previous Post
Next Post