Đây là một trăn trở rất phổ biến của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên khi đứng trước lựa chọn ngành nghề. Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về công nghệ. Điều này đã tạo ra nhu cầu lớn về mặt con người, giúp ngành Công nghệ thông tin luôn thu hút đông đảo sinh viên. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn.

Ngành Công nghệ thông tin luôn nhận được nhiều sự quan tâm

1. Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (tiếng Anh: information technology - IT), viết tắt CNTT, là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Các lĩnh vực chính của Công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của Công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin học, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính. Theo Wikipedia.

Có thể nói, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã mở ra vô số cơ hội về việc làm. Không chỉ đa dạng về số lượng mà thu nhập của ngành cũng là ưu điểm thu hút nhiều nhân tài. Tuy nhiên, không phủ nhận việc vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại. Dưới đây là một số điều mà bạn cần biết về lĩnh vực này.

2. Những cơ hội khi học ngành Công nghệ thông tin

Mức lương hấp dẫn của ngành Công nghệ thông tin

  • Thu nhập hấp dẫn

Ngày nay, bạn dễ dàng tìm thấy những mẫu tin tuyển dụng các vị trí trong ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam với thu nhập từ 10 triệu - 20 triệu mỗi tháng. Đối với cấp độ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, con số này thậm chí còn cao hơn.

Vào năm 2012, Harvard Business Review đã tuyên bố: “Nhà khoa học dữ liệu là công việc quyến rũ nhất thế kỷ 21”. Thực tế này đã và đang dần rõ ràng hơn khi công nghệ phát triển, khối lượng dữ liệu sinh ra ngày càng lớn. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, những vai trò liên quan đến lĩnh vực dữ liệu thuộc ngành Công nghệ thông tin như Business Analyst, Data Scientist đã có thu nhập khởi điểm từ $1000 cho đến $1500.

Tham khảo: Business Analyst là gì

  • Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Không chỉ thu nhập hấp dẫn mà một trong những lý do các bạn nên học ngành Công nghệ thông tin là cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở. Trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, nhu cầu tuyển dụng từ các công ty cũng gia tăng nhanh chóng.

Vì thế, khác với nhiều ngành nghề dù có thu nhập cao nhưng lại bão hòa vì cung vượt cầu. Ngành Công nghệ thông tin hiện nay vẫn được xem là thiếu nhân lực và tình trạng này không chỉ riêng Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

  • Đa dạng lựa chọn phát triển trong tương lai

Nhiều bạn nữ thắc mắc: “Con gái có nên học ngành Công nghệ thông tin không?”. Các bạn có thể yên tâm vì đây là ngành có sự đa dạng được xếp vào top đầu hiện nay. Các chuyên ngành phổ biến ở trường Đại học bao gồm: Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Mạng máy tính, Hệ thống thông tin, An ninh mạng,...

  • Môi trường năng động và nhiều thử thách

Bạn là người yêu thích sự năng động, bạn muốn làm việc trong một môi trường có nhiều thử thách để phát huy tối đa khả năng của bản thân. Bạn nên học ngành Công nghệ thông tin!. Không chỉ là một trong những ngành có khối lượng công việc lớn với nhiều áp lực, sự đổi mới không ngừng của công nghệ cũng buộc các chuyên gia phải liên tục cập nhật và đổi mới để thích nghi.

  • Nguồn tài nguyên học tập phong phú, có sẵn

Dù có khối lượng kiến thức khổng lồ phải “hấp thu” nhưng may mắn thay là các bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng. Nhờ có Internet mà chúng ta không cần mất nhiều thời gian và công sức để học một kỹ năng nào đó. Công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ!.

Trước khi các bạn bắt đầu theo đuổi một chuyên ngành nào đó, hãy tìm kiếm nó trên Google. Bạn sẽ tìm thấy vô số thông tin hữu ích ở nhiều định dạng như văn bản, hình ảnh, video,.... Trong trường hợp bạn không phải là người giỏi “tự học” thì các khóa học sẽ rất hữu ích.

Đặc biệt, đối với các bạn muốn làm đẹp sơ yếu lý lịch trong mắt nhà tuyển dụng, những chứng chỉ thu thập trong quá trình học tập là không thể thiếu. Nếu bạn đã đi làm học không có nhiều thời gian cũng có thể tham khảo các khóa học trực tuyến. Hãy nhớ rằng yếu tố quan trọng để giúp bạn tồn tại và phát triển trong ngành Công nghệ thông tin chính là kiến thức.

Tham khảo: Lịch khai giảng các khóa học tại BAC

  • Nhiều trường đại học và trung tâm đào tạo trên khắp cả nước

Số lượng sinh viên học ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều này cũng dễ hiểu khi nhu cầu nhân sự vẫn ở tình trạng cầu nhiều hơn cung. Chính vì vậy, không khó để bạn tìm thấy các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo trên khắp cả nước.

  • Thời gian học ngành Công nghệ thông tin không quá lớn

Nếu như thời gian học ngành Y khiến bạn phải băn khoăn thì Công nghệ thông tin sẽ giúp bạn yên tâm. Thời gian đào tạo ngành này ở các trường Đại học và Cao đẳng trên khắp cả nước đều dao động từ 3 đến 4.5 năm. Ngoài ra, với các khóa học ngắn hạn giúp bạn trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn còn có thời gian đào tạo ngắn hơn.

Theo khảo sát, nhiều sinh viên học ngành Công nghệ thông tin còn có thể bắt đầu làm việc ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Ngoài việc trải nghiệm môi trường thực tập, không ít bạn tạo ra được nguồn thu nhập để phụ giúp gia đình. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để bạn quyết định học ngành Công nghệ thông tin.

  • Được trang bị nhiều kỹ năng trong quá trình học tập và làm việc

Từng bị xem là một ngành “khô khan”, thuần kỹ thuật nhưng Công nghệ thông tin giờ đây đã thay đổi rất nhiều. Từ việc xuất hiện những vai trò mới yêu cầu các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, thuyết trình,... bạn sẽ phải có cái nhìn khác về ngành này.

Giả sử, vai trò Business Analyst là những người đóng vai trò cầu nối giữa bộ phận công nghệ và các nhóm hay bên liên quan khác. Khi giữ vai trò này, bạn có trách nhiệm giao tiếp với nhiều bên để đảm bảo sự thống nhất giữa các bên và giải quyết các mâu thuẫn (nếu có). Vì thế, để làm tốt vai trò của mình, các Business Analyst sẽ cần nhiều kỹ năng mềm hơn cả các kiến thức về kỹ thuật.

Tham khảo: Business Analyst là gì? Những lầm tưởng thường gặp

3. Những thách thức khi học ngành Công nghệ thông tin

Bên cạnh nhiều ưu điểm thì cũng không thể bỏ qua các hạn chế còn tồn tại.

Khảo sát nhu cầu tuyển dụng một số chuyên ngành

  • Khối lượng kiến thức lớn

Khi đã xác định theo đuổi ngành Công nghệ thông tin bạn phải tự ý thức được rằng việc học sẽ không bao giờ dừng lại. Ngoài các kiến thức được học ở trường, bạn phải học thêm từ các môi trường khác như Internet, sách, các khóa học, dự án thực tế,.... Ngoài ra, việc cập nhật các công nghệ mới cũng là một yếu tố thường thấy trong các yêu cầu tuyển dụng.

  • Áp lực công việc cao

Khó có thể so sánh áp lực giữa các công việc và vai trò với nhau nhưng Công nghệ thông tin luôn nằm trong top đầu. Đây cũng là điều dễ hiểu, khi bạn sẽ là người đóng vai trò quan trọng và gần như không thể thay thế trong tổ chức. Việc đối mặt với những vấn đề, rủi ro hay khối lượng công việc khổng lồ đã là một phần quen thuộc.

  • Tỷ lệ cạnh tranh ngày càng tăng

Với sự phát triển “chóng mặt” của công nghệ thì việc bạn trở nên lỗi thời chỉ là câu chuyện thời gian. Nếu không muốn bị vượt mặt bởi các lớp hậu bối thì việc cập nhật kiến thức và trau dồi kỹ năng là điều không thể thiếu. Nhu cầu tuyển dụng lớn cùng thu nhập hấp dẫn đã tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

  • Nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

Làm việc trong một môi trường áp lực với khối lượng công việc lớn theo thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì vậy, bạn sẽ không xa lạ với hình ảnh những anh chàng “IT” gầy gò cùng cặp kính cận dày cộm. Nếu đã xác định theo đuổi con đường này, lời khuyên cho bạn là hãy học cách chăm sóc bản thân.

4. Khi nào bạn nên học ngành Công nghệ thông tin?

Sự yêu thích với công nghệ là một yếu tố quan trọng giúp bạn thành công

Có rất nhiều yếu tố để quyết định một chuyên ngành có phù hợp với bạn hay không. Dưới đây là một vài trong số đó.

  • Bạn có phải là người đam mê công nghệ?

Lĩnh vực công nghệ ngày càng đa dạng, từ phần mềm, phần cứng, hệ thống, mạng, an ninh, bảo mật, thiết kế, marketing online,.... Dù bạn quyết định đi theo con đường nào, hãy chắc chắn đó là con đường mà bạn yêu thích.

  • Bạn có thích sự đổi mới?

Sự tiến bộ đòi hỏi những người hoạt động trong ngành Công nghệ thông tin phải liên tục cập nhật bản thân. Điều này có thể vô tình tạo ra áp lực nếu bạn không phải là người thích sự thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, điều đó sẽ tạo ra động lực để bạn không ngừng học hỏi và tiến bộ.

  • Bạn có muốn làm việc trong môi trường năng động, cạnh tranh?

Các ứng viên trong lĩnh vực công nghệ luôn nhận được sự săn đón nồng nhiệt với đãi ngộ hấp dẫn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải cạnh tranh với nhiều người giỏi để có được công việc như ý.

  • Bạn muốn có thu nhập cao!

Đây chắc chắn là yếu tố không thể thiếu. Thu nhập được xem là điều quan trọng giúp Công nghệ thông tin vươn lên trở thành một trong những ngành Hot tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu bạn muốn tìm một công việc với thu nhập hấp dẫn, chắc chắn Công nghệ thông tin là lựa chọn để cân nhắc!.

5. Không biết gì về máy tính có nên học ngành Công nghệ thông tin không?

Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên chọn học ngành Công nghệ thông tin dù không có nhiều kiến thức về máy tính hay lập trình. Trong quá trình học tập, các bạn sẽ được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao. Thông qua nhiều môn học ở cấp độ vỡ lòng giảng viên sẽ giúp các bạn nhanh chóng làm quen và thành thạo.

Dù vậy, với những bạn đã có kiến thức về máy tính hoặc một chuyên ngành bất kỳ sẽ có lợi thế hơn. Vì vậy, trong trường hợp bạn không biết gì về máy tính có thể tìm hiểu những khóa học cơ bản để làm quen và tránh những bỡ ngỡ ban đầu. Bên cạnh đó, việc trải nghiệm những lớp học nền tảng về lập trình, mạng hay hệ thống cũng rất có ích cho bạn khi chọn chuyên ngành trong tương lai.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn có thể tự tin tìm hiểu và theo đuổi chuyên ngành Công nghệ thông tin. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:
Internet

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC