Java là gì? Vì sao ngày càng nhiều người học Java? Nếu đây là chủ đề mà bạn quan tâm thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết này. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong suốt 2 thập kỷ qua, hãy cùng BAC điểm qua những điều thú vị về Java.
Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay
1. Java là gì?
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đến đối tượng mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay. Java được sử dụng để lập trình vô số các trang web và những ứng dụng trên các thiết bị di động. Với khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng, kể cả nhiều hệ điều hành khác nhau, Java giúp các lập trình viên tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất công việc. Đây là một ngôn ngữ lập trình nhanh, bảo mật, đáng tin cậy cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
2. Java có thể làm được gì?
Ngôn ngữ Java có rất nhiều ứng dụng và được sử dụng bởi rất nhiều cái tên lớn trong làng công nghệ như Google, Amazon, Spotify, Netflix…. Dưới đây là một sản phẩm mà bạn có thể làm được bằng Java như:
- Lập trình Website: Là ngôn ngữ lập trình back-end, Java được biết đến trong việc xây dựng các ứng dụng web, với các framework phổ biến nhất là Spring, Struts, Hibernate, Apache Hadoop và JSF. Lập trình web Java còn trở thành một công việc phổ biến mang lại thu nhập hấp dẫn.
- Viết các ứng dụng Desktop: Java có sẵn nhiều framework như Swing, AWT, JavaFX, Griffon…, giúp cho việc phát triển GUI dễ dàng hơn. Một số phần mềm và công cụ nổi tiếng được phát triển bằng Java như Eclipse, IntelliJ Idea và Netbeans IDE.
- Lập trình ứng dụng Android: Java là ngôn ngữ phát triển chiếm đến hơn 40% tổng số ứng dụng Android trên thị trường hiện nay. Java được sử dụng bởi Android Studio, là IDE chính thức để phát triển các ứng dụng Android.
- Big Data: Mặc dù, ngày nay khi nhắc đến Big Data người ta thường liên tưởng đến Python. Tuy nhiên, trên thực tế, các lập trình viên vẫn có rất nhiều sự lựa chọn và Java là một trong số đó. Hơn thế nữa, nhiều công cụ Big Data nổi tiếng trên thị trường đều dùng Java như Hadoop hay Deeplearning4j.
- Internet vạn vật (IoT): Java được xem là ngôn ngữ lập trình tốt nhất để phát triển thiết bị IoT. Nguyên nhân là vì khả năng thích ứng và tính di động của Java. So với các ngôn ngữ lập trình khác, Java có khả năng tích hợp nhiều công nghệ dễ dàng hơn, giúp nó được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống định vị ô tô, các thiết bị y tế và điện tử nhúng,....
3. Ưu điểm của Java
Java là ngôn ngữ phù hợp cho người mới bắt đầu học lập trình
Mỗi một ngôn ngữ đều có những ưu và nhược điểm riêng, Java cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những ưu điểm của Java:
- Dễ học với nguồn tài nguyên có sẵn:
Java là ngôn ngữ được thiết kế thân thiện với người mới học lập trình với cú pháp tương tự như tiếng Anh. Dù được thiết kế đơn giản nhưng Java vẫn là ngôn ngữ đa dạng và thuộc cấp cao, có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực. Java cũng cung cấp nhiều chức năng và thư viện giúp việc lập trình đơn giản hơn. Là ngôn ngữ lâu đời, nên bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu học tập có sẵn.
- Là ngôn ngữ độc lập nền tảng:
Khi nhắc đến Java tuyệt đối không thể thiếu khả năng chạy trên bất kỳ nền tảng cơ sở nào như Windows, Linux, iOS hoặc Android mà không cần viết lại. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngôn ngữ này trở nên phổ biến trong thời đại ngày càng nhiều các thiết bị như hiện nay.
- Miễn phí: Có thể không phải là yếu tố quyết định nhưng không thể phủ nhận một trong những điều khiến Java phổ biến đó là nó được cung cấp miễn phí theo Oracle Binary Code License (BCL). Nhờ đó, các lập trình viên có thể trải nghiệm, sử dụng miễn phí cho mục đích học tập và phi thương mại.
- Cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn: Nhờ tính ứng dụng rộng rãi của mình, Java mang đến vô số cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực hàng đầu. Điều đó cũng hứa hẹn đãi ngộ hấp dẫn với thu nhập cao cho các lập trình viên Java. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, không khó để tìm thấy các mẫu tuyển dụng với mức lương hàng nghìn đô yêu cầu ngôn ngữ này.
Mặc dù, Java có rất nhiều ưu điểm và luôn nằm trong TOP ngôn ngữ lập trình được tìm kiếm nhưng không phủ nhận vẫn còn một số nhược điểm, dù không đáng kể. Với sự ra đời của các ngôn ngữ mới như Ruby hay Python, nhiều người thậm chí nghi ngờ về năng lực của Java.
4. Java có lỗi thời không?
Java luôn nằm trong TOP ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất
Một câu hỏi khá phổ biến và đã có từ khá lâu trên thực tế, Java vẫn luôn là ngôn ngữ nằm trong TOP đầu được các lập trình viên yêu thích và sử dụng trong các hệ thống với quy mô từ nhỏ đến cực lớn nhờ có sự ổn định và hiệu suất của nó. Ngay cả các website lớn như Twitter hay các sàn thương mại điện tử như Amazon, eBay, Lazada, Tiki… đều sử dụng Java cho hệ thống back-end vì khả năng chịu tải tốt.
Các website được viết bằng Java cũng rất phổ biến nhờ sự hỗ trợ từ rất nhiều Java web framework , Apache Hadoop Java framework luôn là bạn đồng hành với Big Data trong các cụm server quy mô lớn được dùng xử lý dữ liệu bởi Facebook, Amazon hay IBM.
5. Học Java để làm gì?
Cũng giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, các lập trình viên Java hay Java Developer là một công việc phổ biến và thu hút nhiều nhân tài. Nhờ có tính ứng dụng cao nên Java xuất hiện trong mọi lĩnh vực, các lập trình viên có thể tùy ý lựa chọn sản phẩm mà mình muốn phát triển, ví dụ website, ứng dụng di động hay phần mềm desktop, Big Data, IoT,....
6. Lộ trình phát triển của Java Developer
Có thể tóm tắt lộ trình phát triển sự nghiệp dành cho các lập trình viên Java thành 4 giai đoạn bao gồm:
- Junior: Giai đoạn bắt đầu, cơ bản nhất của Java Developer với những nhiệm vụ chính là code, đánh giá code, gỡ lỗi và làm các tài liệu kỹ thuật. Không quá phức tạp và có thể dễ dàng thăng tiến nếu các lập trình viên nỗ lực thì chỉ cần vài năm.
- Senior: Đây là giai đoạn tiếp theo, khi kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy đủ. Lúc này, các lập trình viên sẽ chịu nhiều trách nhiệm hơn. Với những người có năng lực hoàn toàn có thể đảm nhận các dự án lớn trong giai đoạn này.
- Architect: Đây có thể nói là một giai đoạn mà các lập trình viên cần nhiều năm để đạt được. Quãng thời gian cụ thể sẽ khác nhau ở từng cá nhân nhưng nhìn chung nó sẽ dao động ở mốc 10 năm. Architect sẽ liên quan nhiều hơn đến các nhiệm vụ liên kết khách hàng của phần mềm và phân tích yêu cầu, từ đó xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống và chịu trách nhiệm về nó là những gì mà một Architect phải làm.
- Manager: Một giai đoạn lớn và mang theo trọng trách nặng nề. Tại đây, các lập trình viên không chỉ được yêu cầu về chuyên môn, mà còn có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính của phòng, cụ thể là ngân sách, quản lý nhân sự, phân phối phần mềm và làm việc với các cấp quản lý cao hơn.
Mong rằng những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nguồn tham khảo:
Internet
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC