Hướng dẫn sử dụng các loại Marks trong Tableau (Phần 2)

Tiếp tục với bài viết hướng dẫn sử dụng các loại marks trong Tableau. Nếu bạn chưa xem phần đầu tiên, hãy tham khảo lại ngay dưới đây:

Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng các loại Marks trong Tableau (Phần 1)

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng khám phá những marks còn lại, qua đó cung cấp cho bạn thêm nhiều lựa chọn khi phân tích dữ liệu. Đừng quên rằng, một nhà phân tích dữ liệu cần vận dụng một cách linh hoạt tất cả mọi kiến thức, kỹ năng và công cụ để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Square mark

Square mark có tác dụng giúp phân biệt rõ ràng các điểm dữ liệu. Khi được chọn Square từ menu Marks thả xuống, Tableau sẽ hiển thị dữ liệu bằng các hình vuông. View bên dưới sẽ biểu diễn một vài dimensions trên cả ngăn dòng và cột.

Mặc định, Tableau sẽ hiển thị dữ liệu dưới dạng text. Tuy nhiên, khi bạn đặt một measure vào ô Color, Tableau sẽ tự động chuyển đổi các marks thành những hình vuông và tạo ra một heat map. Square mark không phải là loại mark phổ biến, vì vậy, bạn có thể thực hành tạo Highlight Table theo hướng dẫn dưới đây để tìm hiểu thêm.

Tham khảo: Hướng dẫn xây dựng Highlight Table trong Tableau

 

Khi bạn thêm các cấp độ phân loại khác bằng cách đặt một dimension lên Detail, Color, Shape, Size hoặc Label trên thẻ Mark. Các ô vuông được hiển thị sát nhau và bọc để lấp đầy ô. Trường hợp cửa sổ quá nhỏ để hiển thị tất cả các hình vuông, một dấu chấm lửng sẽ xuất hiện để cho biết còn nhiều giá trị khác.

Bạn còn có thể dùng square mark để tạo ra treemaps. Một treemap hiển thị dữ liệu phân cấp dưới dạng một tập hợp các hình chữ nhật lồng nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về loại mark này, hãy thực hành một số bài tập tạo Treemap.

Tham khảo: Hướng dẫn tạo Treemap trong Tableau Desktop

2. Circle mark

Chọn loại Circle từ thẻ menu Marks thả xuống, Tableau sẽ hiển thị dữ liệu bằng các chấm tròn. Nếu loại mark được đặt là Automatic, Tableau sẽ hiển thị dữ liệu bằng một hình dạng (một hình vòng tròn mở).

3. Shape mark

Shape mark giúp biểu diễn các điểm dữ liệu riêng biệt đồng thời xem các danh mục được liên kết với các điểm đó. Tableau sẽ hiển thị dữ liệu bằng hình dạng khi:

  • Menu Mark thả xuống được đặt là Automatic và bạn đặt một hoặc nhiều measures trên cả ngăn Rows Columns.
  • Bạn chọn Shape từ menu Mark thả xuống.

View bên dưới hiển thị dữ liệu từ hai measures. Vì menu Mark thả xuống được đặt là Automatic, dữ liệu được biểu diễn bằng một hình dạng.

Mặc định, hình dạng được Tableau chọn sẽ là hình tròn nhưng bạn cũng có thể dùng những hình khác bằng cách chọn lại tại Shape trên thẻ Mark. Tableau cung cấp sẵn 20 hình dạng khác nhau.

Để thêm nhiều dữ liệu vào view, bạn có thể đặt một trường lên ô Shape trên thẻ Mark. Tableau sẽ chia các marks theo giá trị trong trường, nếu trường là một dimension, mỗi đối tượng được chỉ định một hình riêng. Nếu trường là một measure, measure sẽ tự động được xếp thành các nhóm riêng biệt và mỗi 3nhóm được gán một hình riêng.

Trong ví dụ dưới đây, dimension Ship Mode được đặt lên ô Shape trên thẻ Marks để mã hóa mỗi mark với thông tin về cách đơn đặt hàng được vận chuyển. Đây là loại mark được sử dụng trong Scatter Plot, bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới.

Tham khảo: Hướng dẫn cách tạo biểu đồ Scatter Plot trong Tableau

4. Text mark

Text mark được dùng khi bạn muốn hiển thị các số được liên kết với một hoặc nhiều dimension. Loại này thường được gọi là một text table, một cross-tab hoặc một pivot table. Tableau hiển thị dữ liệu của bạn bằng kiểu Text khi:

  • Menu Mark thả xuống được đặt là Automatic và bạn đặt một hoặc nhiều dimensions làm trường bên trong cả ngăn Rows Columns.
  • Bạn chọn Text từ menu Mark thả xuống.

Ban đầu, dữ liệu được hiển thị là Abc.

Để hoàn thiện view, bạn phải đặt một trường (thường là một measure) trên ô Text của thẻ Marks. Trong view bên dưới, measure Sales được tổng hợp thành một tổng giúp hoàn thiện bảng.

Khi bạn thêm các cấp độ chi tiết khác bằng cách đạt các dimension trên Detail, Color, Shape, Size hoặc Text trên thẻ Marks. Các giá trị được hiển thị cạnh nhau và bao bọc để làm đầy ô. Tableau cho phép văn bản chồng lên nhau nên bạn có thể tạo trực quan hoa đám mây như hình bên dưới.

Nếu cửa sổ quá nhỏ cho tất cả các giá trị chữ, một vài trong số chúng sẽ bị cắt ngắn.

Nếu cửa số quá nhỏ cho tất cả các giá trị chữ, ô hiển thị một dấu chấm lửng để biểu thị rằng có nhiều giá trị hơn để hiển thị. Số lượng các giá trị không được hiển thị được chỉ ra bằng biểu tượng dấu thăng. Bạn có thể xem thêm về text mark bằng cách tạo và thực hành Text Table theo hướng dẫn dưới đây.

Tham khảo: Hướng dẫn xây dựng Text Table trong Tableau

5. Map mark

Map mark sử dụng mã hóa địa lý để tô màu cho đa giác hoặc đường kẻ với một màu dựa trên dữ liệu. Mục đích chính của map mark là để tạo ra các bản đồ đa giác và bản đồ đường. Khu vực cần điền được xác định bởi các trường địa lý được dùng trong view. Tableau hiển thị dữ liệu bằng cách sử dụng kiểu map khi:

  • Một dimension địa lý được đặt lên ô Detail trên thẻ Marks, cùng với LatitudeLongtitude trên ngăn RowsColumns. Một measure hoặc dimension liên tục được thêm vào ô Color trên thẻ Marks.
  • Bạn chọn Map từ menu Marks thả xuống.

View bên dưới biểu diễn một bản đồ với dimension địa lý là State trên ô Detail của thẻ Marks. Measure Profit được đặt trên ô Color của thẻ Marks. Các hình đa giác đại diện cho mỗi bang với màu sắc tương ứng với lợi nhuận cho bang đó. Dựa theo màu sắc có thể thấy lợi nhuận ở bang Texas thì thấp, trong khi lợi nhuận ở California thì cao.

Bạn còn có thể dùng Map mark khi bạn vẽ hai measures cùng với nhau. Mặc định, Tableau sẽ tạo ra một scatter plot khi bạn đặt measures lên cả ngăn Rows Columns. Tuy nhiên, nếu bạn thêm một một dimension địa lý, bạn sẽ được phép thay đổi loại mark thành Map. Mỗi mark sẽ trở thành một khu vực được xác định bởi trường địa lý.

Ví dụ: View bên dưới hiển thị Sales so với Profit cho một số bang được chọn. Thay vì hiển thị round mark với một nhãn dành cho mỗi bang, view sử dụng Map mark để vẽ viền bên ngoài của mỗi bang. Cách này giúp phân loại các vùng một cách rõ ràng nhưng nó không phải là lựa chọn tốt nhất cho các khu vực có hình dạng tương tự hoặc khó nhận diện.

Phân tích dữ liệu theo vị trí địa lý ngày một phổ biến, nếu bạn là một người mới đừng bỏ qua loại biểu đồ này.

Tham khảo: Làm quen với bản đồ trong Tableau (Phần 1) 

Có thể thấy rằng số lượng các marks trong Tableau là vô cùng đa dạng. Phần tiếp theo cũng là phần cuối cùng của bài viết với một số marks cuối cùng, bạn có thể theo dõi ngay dưới đây:

Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng các loại Marks trong Tableau (Phần 1)

                    Hướng dẫn sử dụng các loại Marks trong Tableau (Phần 3)

Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích bạn đọc. Các bạn quan tâm đến lĩnh vực phân tích dữ liệu nói chung và Tableau nói riêng có thể tham gia khóa học Tableau tại BAC để được trang bị những kiến thức nền tảng và trải nghiệm các dự án phân tích thực tế.

Nguồn tham khảo:
https://help.tableau.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

 

Previous Post
Next Post