Hướng dẫn cách tạo Measures tùy chỉnh trong Power BI Desktop

Trong bài viết trước BAC đã chia sẻ về Measures, cách tạo và sử dụng quick measures. Nội dung này sẽ hướng đến việc tạo ra một measure của riêng bạn( thay vì sử dụng công thức có sẵn như quick measure). Để làm được điều này bạn cần hiểu được khái niệm measure và cách sử dụng chúng.

Tham khảo:Measures là gì? Cách tạo và sử dụng measure trong Power BI Desktop

Tạo một measure tùy chỉnh

Cũng giống như quick measures chúng ta sẽ bắt đầu từ việc tạo. Thao tác tại bước tạo measure sẽ có chút khác biệt do công thức do ta tự biên soạn thay vì dùng dạng có sẵn do Power BI Desktop cung cấp.

Ví dụ bạn muốn phân tích doanh thu bằng cách trừ các khoản chiết khấu và lợi nhuận từ tổng tiền bán hàng. Đối với biểu đồ hiện tại của bạn, bạn cần một measure mà trừ tổng của DiscountAmount ReturnAmount từ tổng của SalesAmount.ra

Và vì không có trường nào thực hiện công việc này trong Fields của bạn, bạn cần phải tạo ra measure để tính toán theo công thức trên. Thực hiện tạo một measure theo các bước sau:

Bước 1: Tại khung Fields click phải vào bảng Sales hoặc rê chuột và chọn “More Option(…).

Thao tác tạo một Measure từ dữ liệu có sẵn

Bước 2: Từ menu hiện ra chọn New measure. Việc này sẽ giúp lưu measure mới tạo trong bảng Sales, khi cần bạn có thể tìm thấy dễ dàng.

Nhập công thức để tạo một Measure

Hộp thoại công thức xuất hiện trên đỉnh của khu vực tạo biểu đồ (Canvas), bạn có thể đặt lên tên cho measures và nhập công thức DAX.

Bước 3: Đổi tên measure, mặc định measure mới sẽ được đặt tên là Measure. Nếu bạn không đổi tên chúng sẽ dùng các tên Measure 2, Measure 3… Để dễ nhận biết công thức ta bôi đen tên Measure trên công thức và đổi tên là Net Sales.

Bước 4: Nhập công thức sau dấu bằng, bắt đầu bằng Sum, khi nhập sẽ có một danh sách dựa theo các ký tự bạn nhập, đó là các hàm DAX. Trong trường hợp tên hàm quá dài hoặc bạn không nhớ hết hãy sử dụng một vài từ và cuộn danh sách để tìm tên hàm.

Sau khi chọn hàm SUM, phía sau dấu ngoặc đơn mở sẽ có tên các cột có sẵn mà bạn có thể dùng.

Bước 5: Tại bước này ta cần tính tổng từ cột SalesAmount, hãy nhập từng ký tự đến khi chỉ còn lại duy nhất một cột cần tìm.

Bước 6: Chọn cột trong danh sách và đóng ngoặc đơn.

Bước 7: Trừ đi hai cột trong công thức

Công thức hoàn chỉnh tạo Measure Net Sales

Sử dụng dấu – trên bàn phím để thực hiện phép toán trừ trong biểu thức. Lưu ý luôn dùng phím cách một lần để tạo khoảng trắng giữa các biến số.

Bước 8: Nhấn Enter trên bàn phím hoặc chọn dấu tích chữ V bên trái công thức để xác nhận hoàn tất. Kiểm tra bằng cách mở rộng bảng Sale, bạn sẽ thấy xuất hiện một dòng mới tên là Net Sales.

Bước 9: Nếu công thức nhập vào quá dài, hãy chọn mũi tên bên góc phải để mở rộng hộp thoại.

Trình bày công thức rõ ràng, dễ nhìn

Bước 10: Sử dụng tổ hợp phím Alt + Enter để chia công thức thành nhiều dòng hoặc phím Tab để thêm khoảng trống.

Sử dụng measures trong báo cáo

Đồ thị biểu diễn Net Sales theo quốc gia

Thêm Net Sales vừa tạo và thêm RegionCountryName từ bảng Geography vào biểu đồ. Như vậy, bạn đã có được Net Sales cho từng quốc gia dựa trên công thức tùy chỉnh.

So sánh giữa Net Sales và SalesAmount

Để thấy được sự khác biệt giữa Net SalesSalesAmount, hãy thêm cột SalesAmount vào biểu đồ.

Sử dụng measure với một bộ lọc

Bộ lọc là một tính năng không thể thiếu trong việc tạo ra các báo cáo trực quan. Trong ví dụ này, ta sẽ thêm vào một bộ lọc để lấy được Net Sales Sales Amount theo năm.

Bước 1: Click vào vùng trống trên Canvas để thoát khỏi đồ thị của bạn. Trong khung Visualizations chọn biểu tượng Table để làm xuất hiện một bảng trên Canvas.

Tạo ra một bộ lọc để lấy kết quả theo năm

Bước 2: Kéo cột Year từ bảng Calendar vào bảng mới vừa tạo. Bởi vì năm là kiểu số, mặc định Power BI Desktop sẽ tự động Sum giá trị.

Trường năm theo kiểu số sẽ mặc định Sum

Bước 3: Chúng ta cần tạo bộ lọc theo năm thay vì Sum các năm lại. Vì thế, tại hộp thoại Values trong khung Visualizations chọn mũi tên hướng xuống và chọn lại Year => Don’t summarize.

Summarize để hiển thị đúng kiểu định dạng

Bước 4: Chọn biểu tượng Slicer trong khung Visualizations để chuyển bảng thành kiểu slicer. Nếu biểu đồ hiển thị slider thay vì list, chọn List từ mũi tên hướng xuống trong slider.

Chọn kiểu cho bộ lọc

Bước 5: Chọn một năm bất kì để xem giá trị trong đồ thị Net SalesSales Amount by RegionCountryName. Kết quả nhận được là Net Sales và Salses Amount của các quốc gia được tính theo từng năm.

Sử dụng measure trong một measure khác

Để tìm ra sản phẩm nào có net sales cao nhất trên mỗi đơn vị được bán. Bạn sẽ cần một measure để chia net sales cho số lượng đơn vị bán ra. Thao tác thực hiện tương tự như cách tạo ra một measure nhưng lúc này ta sẽ dùng thêm biến Net Sales được tạo trước đó.

Bước 1: Trong khung Fields, tạo một measure mới tên là Net Sales per Unit trong bảng Sales.

Bước 2: Trên thanh công thức, nhập vào Net Sales, điền từng ký tự và chọn [Net Sales] từ danh sách gợi ý.

Bước 3: Sử dụng ký tự (/) để thực hiện phép chia, lưu ý luôn có một khoảng trắng ở giữa. Sau đó, gọi hàm Sum và nhập Quantity để nhận danh sách gợi ý và chọn Sales[SalesQuantity].

Biểu thức sẽ có dạng: Net Sales per Unit = [Net Sales] / SUM(Sales[SalesQuantity])

Sử dụng Measure có sẵn để tạo một measure mới

Bước 4: Chọn Net Sales per Unit vừa tạo, một cột sẽ xuất hiện trong Canvas.

Tạo đồ thị với measure net sale

Bước 5: Lựa chọn kiểu Treemap để hiển thị đồ thị theo một giao diện khác.

Thay đổi kiểu đồ thị tại khung Visualizations

Bước 6: Thêm ProductCategory từ khung Fields vào đồ thị, bạn có thể kéo thả vào dòng Group của khung Visualization.

Thêm giá trị danh mục sản phẩm vào đồ thị

Bước 7: Hãy xóa ProductCategory và thay thế bằng ProductName.

Sử dụng tên sản phẩm thay cho danh mục sản phẩm

Như vậy, với measures bạn sẽ có thêm rất nhiều sức mạnh từ chính những dữ liệu của mình. Tất nhiên,  để có thể tận dụng tối đa sức mạnh này cần phải học tập và trau dồi rất nhiều.

Nếu bạn hiện đã và đang học tập làm việc trong các lĩnh vực yêu cầu phân tích dữ liệu như marketing, quản lý, kinh doanh, BA…. Hãy trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Power BI.

Tham khảo: Khóa học Power BI tại BAC

Nguồn tham khảo:

https://docs.microsoft.com/en-us/power-bi/desktop-tutorial-create-measures

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

Biên soạn và tổng hợp nội dung

Previous Post
Next Post