Học viên tại BAC đã ôn luyện chứng chỉ CCBA – CBAP IIBA như thế nào?

“𝑇ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎 𝑐𝑎́𝑐 𝑘ℎ𝑜́𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝐵𝐴𝐶, 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́𝑖 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑏𝑎𝑜 𝑞𝑢𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑜̣𝑛 𝑣𝑒̣𝑛 ℎ𝑜̛𝑛 𝑐𝑎̉ 𝑣𝑒̂̀ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑟𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑙𝑎̂̃𝑛 𝑐ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑠𝑎̂𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑖́𝑐ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑣𝑢̣. 𝑇𝑟𝑒̂𝑛 𝑙𝑦́ 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑎𝑖 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑝ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̣ đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑖́𝑐ℎ. 𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑒̂́ 𝑘ℎ𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑠𝑒̃ 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑎́𝑝 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑔𝑖̀, 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑛𝑎̀𝑜 𝑠𝑒̃ 𝑢̛́𝑛𝑔 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̣ 𝑔𝑖̀ 𝑟𝑎 𝑠𝑎𝑜 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑎𝑖 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢. 𝑇ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑚𝑎𝑦 𝑚𝑎̆́𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑘ℎ𝑖 đ𝑒̂́𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝐵𝐴𝐶 𝑚𝑖̀𝑛ℎ đ𝑎̃ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑜̉ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛𝑎̀𝑦.”
Chị Ngọc
 
1. Chúc mừng chị Ngọc thi đậu chứng chỉ CBAP (trước đó là chứng chỉ CCBA), chứng chỉ cao nhất của BA do tổ chức IIBA cấp. chị Ngọc có thể chia sẻ cảm xúc khi đạt chứng chỉ CBAP không?
Mình rất vui và mãn nguyện vì cuối cùng bao công sức “dùi mài kinh sử” đã được đền đáp. Cho đến năm ngoái mình vẫn hoài nghi rằng liệu bản thân có đủ sức chinh phục nấc thang CBAP không, nhưng đến giờ thì cảm giác như mong mỏi bấy lâu đã thành hiện thực vậy.
 
2. Chị Ngọc đã lên kế hoạch bao lâu để ôn thi chứng chỉ này?
Mình bắt đầu ôn thi CCBA từ cách đây 9 tháng. Mục tiêu ban đầu là học và ôn tập trong 3 tháng rồi đi thi. Nhưng luồng công việc bận rộn khiến cho kế hoạch bị trì hoãn nhiều lần, nên mãi tới tháng 5 vừa rồi (cách đây 3 tháng) mình mới thi CCBA. Việc thi đỗ CCBA đã tạo cho mình động lực để thi tiếp CBAP. Mình mất khoảng 2 tháng để củng cố kiến thức và may mắn cuối cùng đã đạt được chứng chỉ này. (thở phào)
 
3. Điều gì khiến chị Ngọc lên kế hoạch thi các chứng chỉ CCBA, CBAP của IIBA? 
Khi bắt đầu công việc là một BA mới vào nghề, mình đã vấp phải nhiều bỡ ngỡ, liên tục thử và sai, nhiều lúc hoang mang không biết nên làm thế nào cho đúng, làm theo thứ tự ra sao cho hiệu quả v.v… Hiểu rằng mỗi ngành nghề hay kỹ năng hẳn sẽ có một bộ quy chuẩn nào đó giống như kim chỉ nam để dẫn đường chỉ lối cho những người làm nghề, mình đã tìm hiểu và được biết BABOK được ví như “kinh thánh” cho BA, cũng như các chứng chỉ liên quan là CCBA và CBAP của IIBA. Mong muốn trau dồi kiến thức trên con đường trở thành một BA chuyên nghiệp đã thôi thúc mình chinh phục các chứng chỉ này.
 
4. Là một trong số ít người có cả chứng chỉ CCBA, CBAP chị cảm thấy thế nào? Và chị có thể chia sẻ gì thêm cho các bạn về hành trang này không ạ? 
Mình hạnh phúc và tự hào vì đã đạt được mục tiêu đề ra, nhưng đồng thời mình cũng hiểu rằng có được chứng chỉ không phải là cái đích cuối con đường. Có được chứng chỉ không phải là sự kết thúc mà chỉ là khởi đầu. Chứng chỉ là chứng nhận cho sự thấu hiểu và kiến thức về nghề BA nên điều quan trọng hơn cả là áp dụng kiến thức đó như thế nào, duy trì, nâng cao năng lực và trình độ đó ra sao… Từ giờ sẽ là khởi đầu mới để mình thực hiện tất cả những điều đó.  
 
5. Chị Ngọc bắt đầu nghề BA được mấy năm rồi? Vì sao chị muốn gắn bó và phát triển với nghề BA?
Mình đảm nhiệm các công việc của một BA (nhưng dưới chức danh khác) từ khoảng 7,8 năm về trước. Cách đây 2 năm mình chuyển sang lĩnh vực IT và trở thành một IT BA. Công việc BA luôn thách thức và thay đổi theo từng dự án, từng giai đoạn và môi trường nên đối với mình đây là một hành trình đầy thú vị. Nó khiến mình luôn phải vận động, thường xuyên học hỏi, từ đó tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng nghiệp và dự án. Chính vì vậy nên mình muốn bước tiếp và phát triển nhiều hơn trên chặng đường này.
 
6. Được biết chị có tham gia 3 khóa BA tại BAC? Đó là khóa BA cơ chị, khóa BA nâng cao và khóa luyện thi IIBA? Vì sao chị chọn khóa học tại BAC. Khóa BA cơ bản có giúp chị có kiến thức gì? 
Mình đã chọn tham gia khóa BA nâng cao và khóa luyện thi IIBA tại BAC vì BAC là một trong số ít trung tâm uy tín tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong lĩnh vực đào tạo BA. Các thông tin hay hướng dẫn của BAC đều rất đầy đủ và chi tiết, liên hệ dễ dàng và hỗ trợ nhanh chóng nên mình rất yên tâm khi theo học tại đây. Khóa BA nâng cao giúp mình đào sâu về cách hiểu và cách sử dụng các công cụ, sơ đồ khi phân tích, kèm theo bài tập thực tế trực quan. Điều này rất hữu ích khi áp dụng vào thực tế.
 
7. Chị có tham gia khóa luyện thi IIBA, khóa luyện thi giúp chị những kiến thức và kĩ năng gì cho kì thi khó khăn này? (Cái này em ko có tham gia luyện tại BAC nhưng chắc nhờ en khuyên các bạn nên tham gia?…) 
Việc tham gia khóa luyện thi giống như hành trình “khai phá” cuốn BABOK vậy (cười). Sách BABOK được viết bằng tiếng Anh theo ngôn ngữ chuyên ngành ở mức high-level để soi vào trường hợp nào cũng áp dụng được nên có mặt trái là có nhiều chỗ khiến cho người đọc cảm thấy mông lung, trừu tượng khó hiểu. Đây cũng chính là khó khăn lớn nhất khi học theo BABOK. Nhưng phần lớn trở ngại đó được có thể được giải quyết ở khóa luyện thi tại BAC. Với sự giảng giải và liên kết với ví dụ thực tế của giảng viên (cô giáo Sương), mình đã được giải đáp nhiều thắc mắc và nắm kiến thức vững vàng hơn.
 
8. Nếu được nói bí quyết để vượt qua kỳ thi CCBA, CBAP chị có thể nêu một số bí quyết của chị lúc luyện và làm bài thi không?
CCBA và CBAP cũng chỉ là một kỳ thi, nên về tính chất thì không có nhiều khác biệt so với các kỳ thi khác mà chúng ta đã từng trải qua như thi đại học hay thi tốt nghiệp (cười). Sự giống nhau ở đây là về tinh thần và quyết tâm. Khi ôn luyện thì cần sự tập trung, khi bước vào phòng thi thì cần sự bình tĩnh. Lúc làm bài, có những câu dù khá ngắn, chỉ khoảng 3,4 dòng nhưng mình vẫn phải đọc lại đến 2,3 lần, phần nhỏ vì cẩn thận, phần lớn là vì… mất bình tĩnh hoặc mất tập trung nên đọc câu sau thì quên câu trước (toát mồ hôi). 
Ngoài ra thì yếu tố không thể thiếu là luyện thành thục các bộ đề trong watermark cũng như tự hệ thống hóa kiến thức trong BABOK thành mindmap hoặc các dạng sơ đồ mà bản thân dễ dàng ghi nhớ được. Cái gì mình không tự viết ra được thì chưa phải là của mình.
 
9. Công việc của chị có nhiều thay đổi sau khi có chứng chỉ CBAP không ạ? Việc ứng dụng CBAP vào công việc có tạo ra nhiều sự thay đổi không ạ? 
Có được chứng chỉ CBAP là lợi thế lớn để xây dựng uy tín và lòng tin với khách hàng cũng như tạo động lực tự học cho các thành viên khác trong bộ phận. Mình ấp ủ dự định áp dụng kiến thức có được sau kỳ thi này vào công việc thực tế và hỗ trợ đào tạo cho các đội nhóm BA khác để cùng nhau nâng cao năng lực. Hy vọng điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc và gặt hái nhiều thành công hơn cho các dự án sắp tới
 
Trung tâm BAC cùng ban biên tập chân thành cảm ơn chị Ngọc đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình đến các đọc giả của Blog BAC, chúc chị sức khỏe và thành công!

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post