Công nghệ phần mềm hay kỹ thuật phần mềm là một trong các chuyên ngành phổ biến tại Việt Nam. Nổi tiếng vì mức thu nhập cạnh tranh, cơ hội phát triển sự nghiệp và nhiều hơn thế, cho đến tận nay, đây vẫn luôn là một chuyên ngành thu hút nhiều tài năng. Nếu bạn cũng bị thu hút bởi lĩnh vực này thì đây là bài viết dành cho bạn.
Công nghệ phần mềm có nhiều lựa chọn để phát triển sự nghiệp
1. Chuyên ngành Công nghệ phần mềm là gì?
Công nghệ phần mềm là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, kỷ luật và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Theo Wikipedia.
Nói một cách đơn giản, Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Trong đó, người học sẽ tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. Qua đó có thể xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng đời sống con người.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị di động. Ngày nay, lĩnh vực phần mềm không chỉ xoay quanh các máy vi tính. Các kỹ sư phần mềm có thể áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật và kiến thức về ngôn ngữ lập trình để tạo ra những ứng dụng, trò chơi trên điện thoại, lập trình web,....
2. Ngành Công nghệ phần mềm học gì?
Lập trình là môn học bắt buộc của Công nghệ phần mềm
Là một trong những ngành lâu đời khi Việt Nam hội nhập quốc tế, Công nghệ phần mềm là chuyên ngành có mặt ở hầu hết các trường đại học trong nước. Nhìn chung, có thể tóm tắt kiến thức trong 4 năm học thành hai phần như sau:
- Nhóm môn học Đại cương: Với mục tiêu cung cấp kiến thức nền tảng cho các tân sinh viên, hai năm đầu là thời gian cho những môn Đại cương. Các môn học bao gồm Toán cao cấp, đại số tuyến tính, xác suất thống kê, toán rời rạc, vật lý đại cương, hóa học đại cương, tiếng Anh, nhóm các môn triết và pháp luật,...
- Các môn học Nhập môn: Trước khi bước vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được trải nghiệm một số môn cơ bản như Tin học văn phòng, lập trình hướng đối tượng, Phân tích và thiết kế hệ thống, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính,...
- Các môn học Chuyên ngành: Khi đã chọn chuyên ngành, thông thường là năm cuối, sinh viên sẽ được học các môn như lập trình web, lập trình thiết bị di động, giao diện người dùng, phân tích yêu cầu, công nghệ .NET,....
Trên đây là những bộ môn phổ biến của chuyên ngành Công nghệ phần mềm tại các trường đại học trong nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời gian gần đây nhiều trường đại học đã bổ sung thêm các môn theo xu hướng. Có thể kể đến một vài cái tên như lập trình game, lập trình đồ họa 3D, phát triển ứng dụng VR,...
3. Học ngành Công nghệ phần mềm ra trường làm gì?
Có thể nói, ngành Công nghệ phần mềm là một trong những ngành có nhiều lựa chọn nhất để phát triển sự nghiệp. Dưới đây những vai trò mà các cử nhân tương lai có thể cân nhắc:
- Lập trình viên: Lập trình viên được xem là nghề phổ biến nhất của ngành Công nghệ phần mềm. Các lập trình viên có thể lựa chọn nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Java, .Net, Swift, Kolin, NodeJS… để phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sức ở các vị trí như data engineering, backend, frond-end, lập trình web, ứng dụng di động, game,…
- Tester/QA/QC: Tester/QA thông thường là những người Executive. Họ là những cá nhân có thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng theo yêu cầu. Trong khi QC là người kiểm soát quy trình, đảm bảo quy trình được thực hiện đúng và gián tiếp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có thể nói, đây là những vai trò đòi hỏi sự tỉ mỉ và chỉnh chu nhiều nhất.
- Business Analysis: Một vai trò có vị trí trung gian, làm cầu nối giữ vị trí phi kỹ thuật như: sale, marketing, ceo… và những vị trí kỹ thuật. Đây là vai trò độc đáo khi yêu cầu kiến thức ở cả kỹ thuật và phi kỹ thuật (thường là kinh doanh). Business Analyst là hấp dẫn nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn yêu thích cả công nghệ và kinh doanh.
Tham khảo: Business Analyst là gì?
- Quản trị hệ thống: Bạn là người đảm bảo môi trường cho team phát triển và chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, vận hành môi trường, cài cắm server, Backup,.... Đây là công yêu cầu kỹ năng ra quyết định, sự cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc.
- Product Manager: Tương tự như quản lý dự án nhưng liên quan đến vị trí nhiều hơn là sản phẩm. Đây là vai trò đòi hỏi kinh nghiệm đa dạng và phải có kiến thức của các phần trên, đặc biệt là kinh nghiệm của: UX Designer, Developer, System Architect… Bên cạnh đó, các chuyên gia còn phải có những kỹ năng phân tích, tư duy chiến lược,....
4. Ngành Công nghệ phần mềm học trường nào?
Công nghệ phần mềm là ngành phổ biến tại các trường đại học ở Việt Nam
Công nghệ phần mềm dù trải qua nhiều năm vẫn là ngành HOT với nhu cầu nhân lực lớn và đãi ngộ hấp dẫn. Vì vậy, hầu hết các trường Đại học trên khắp cả nước đào tạo Công nghệ thông tin đều có chuyên ngành Công nghệ phần mềm hay kỹ thuật phần mềm.
Các bạn có thể cân nhắc một vài cái tên nổi bật bao gồm Đại học Công nghệ thông tin - Đại học quốc gia, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học FPT, Đại học RMIT Đại học Công nghệ – Hutech, Đại học Tôn Đức Thắng,....
Trên đây là những thông tin về ngành Công nghệ phần mềm, hy vọng sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc của bản thân. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nguồn tham khảo:
Internet
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC