Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Công nghệ thông tin là thuật ngữ phổ biến trong những năm gần đây. Tại các trường đại học trong nước, ngành công nghệ thông tin luôn có lượng sinh viên đầu vào đông đảo. Nếu bạn cũng quan tâm về ngành học này thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

Ngành công nghệ thông tin có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp

1. Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology – IT) là một thuật ngữ gồm nhiều mảng như phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Nói cách khác, công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Trải qua thời gian, lĩnh vực này đã phát triển mạnh mẽ và là một phần không thể thiếu tại các quốc gia.  Ngày nay, công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, khoa học,….

2. Học công nghệ thông tin ra làm gì?

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của Internet tại Việt Nam, có thể nói rằng lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên ngành công nghệ thông tin vô cùng đa dạng. Bạn có thể phát triển những kỹ năng chuyên sâu để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực. Hoặc bạn cũng có thể trang bị những kỹ năng cơ bản để bước chân vào một hoạt động khác.

Một số ngành nghề phổ biến khi học công nghệ thông tin như:

  • Lập trình viên: Lựa chọn số 1 với thu nhập hấp dẫn chính là nghề lập trình viên. Trái với suy nghĩ của nhiều người, công việc lập trình vô cùng đa dạng và thú vị. Các lập trình viên có thể tùy ý lựa chọn một lĩnh vực phù hợp với sở trường, đam mê của bản thân. Ví dụ, lập trình phần mềm, ứng dụng di động, lập trình game, lập trình website,…. Ngoài ra, công việc kiểm thử cũng là một lựa chọn để trải nghiệm cho các lập trình viên.
  • Chuyên viên quản trị mạng: Một ngành học ngày càng phổ biến sau lập trình đó là mạng máy tính. Các chuyên viên quản trị mạng có vô số lựa chọn nghề nghiệp cả trong và ngoài nước với thu nhập hấp dẫn. Ngân hàng, trường học, doanh nghiệp,… tất cả mọi tổ chức đều cần bộ phận quản lý hệ thống mạng.
  • IT helpdesk: Công việc dành cho những người chuyên tiếp nhận và giải đáp những vấn đề kỹ thuật cho khách hàng. IT helpdesk sẽ tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp mà phát triển các kỹ năng khác nhau.
  • Chuyên viên bảo mật và an ninh mạng: Chuyên gia an ninh mạng làm các công việc như bảo vệ thông tin, dữ liệu, hệ thống, quản trị thông tin mạng. Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, yếu tố bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Đó là lý do nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này tiếp tục tăng qua từng năm.
  • Giảng viên ngành IT: Bên cạnh các công việc chuyên môn thì trở thành giảng viên là một lựa chọn khá tốt. Các trường đại học hiện nay luôn có nhu cầu cao về giảng viên. Thu nhập tốt, phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả sinh viên mới ra trường là những ưu điểm của công việc này.

Ngoài những công việc phổ biến kể trên, sinh viên ngành công nghệ thông tin hiện nay còn rất nhiều lựa chọn khác sau khi tốt nghiệp như:

  • Chuyên gia phân tích dữ liệu: Được đánh giá là ngành phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm tới khi khối lượng dữ liệu đang tăng “chóng mặt”. Theo thống kê tại Việt Nam, thu nhập cơ bản dành cho các Business Analyst là từ 1000 USD trở lên. Con số này được báo sẽ còn tăng cao vì sức hút và sự cạnh tranh trong các năm sắp tới.

Tham khảo: IT Business Analyst là ai? Làm công việc gì?

Business Analyst là vai trò có nhu cầu tăng cao trong năm tới

  • Chuyên viên Digital Marketing: Năm 2022 chứng kiến sự bùng nổ của Digital Marketing. Có thể nói, mọi doanh nghiệp hiện nay đều không thể thiếu sự hỗ trợ từ hoạt động tiếp thị kỹ thuật số. SEO, E-commerce, Social Media,… là những kỹ năng được tìm kiếm rộng rãi trên các trang tuyển dụng trong nước.

Bên cạnh đó, với những kiến thức được trang bị trong quá trình học thì sinh viên ngành Công nghệ thông tin hoàn toàn có thể chuyển sang một lĩnh vực bất kỳ. Theo thống kê, số lượng sinh viên làm trái ngành đang ngày một tăng nhanh. Bởi lẽ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tác động lớn đến mọi hoạt động, ngành nghề.

3. Công nghệ thông tin học những gì?

Ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến như: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Tin học ứng dụng….. Tùy theo trường mà sẽ có thêm một số chuyên ngành khác như Thiết kế đồ họa, Digital Marketing,….

Mỗi chuyên ngành sẽ có các môn học khác nhau giúp sinh viên trang bị các kiến thức nền tảng phục vụ cho công việc chuyên môn. Trước đó, các trường sẽ có những môn học đại cương trải dài từ 2 đến 3 năm tùy trường. Các môn học này bao gồm Toán học, Vật lý, Hóa học, lập trình, một số môn học bắt buộc như quốc phòng, quân sự,…

4. Ngành công nghệ thông tin học trường nào

Ngành công nghệ thông tin hiện nay được xem là một trong những ngành học phổ biến nhất. Hầu như các trường đại học trong nước hiện nay đều có ngành học này và luôn có lượng sinh viên theo học đông đảo. Nếu các bạn quan tâm đến ngành này thì nên chú ý đến chuyên ngành sẽ chọn học trong tương lai.

Bởi vì, dù đều có ngành Công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo nhưng mỗi trường sẽ chỉ có một số chuyên ngành đặc thù. Sau khi kết thúc 2 hoặc 3 năm đại cương, các bạn sẽ được chọn chuyên ngành để theo học. Vì vậy, trước khi chọn trường hãy cân nhắc đến các chuyên ngành mà trường có. Bạn có thể xem thêm thông tin trên website hoặc liên hệ trực tiếp với trường muốn theo học để được tư vấn.

5. Học công nghệ thông tin có khó không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng, học công nghệ thông tin không khó nhưng chắc chắn sẽ không dễ dàng với các bạn yếu Toán. Đó là vì đại cương của ngành Công nghệ thông tin sẽ có khá nhiều nội dung liên quan đến Toán học, logic, xác suất thống kê, giải thuật.

Theo khảo sát, số lượng các môn học về Toán của ngành Công nghệ thông tin tại nhiều trường ngang bằng hoặc nhiều hơn cả ngành Kinh tế. Lý giải cho điều này là vì các môn học bắt buộc sẽ là nền tảng trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản trước khi bước vào chuyên ngành. Toán học đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích, trình bày và là cơ sở cho các môn học lập trình.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin ở các trường đại học sẽ xét tuyển điểm thi đầu vào ở các khối A và A1. Trong đó, khối A gồm 3 môn Toán, Lý, Hóa, khối A1 gồm 3 môn Toán, Văn, Anh. Vì vậy, học Công nghệ thông tin không khó nhưng sẽ khó ở các môn Toán mà bạn phải học.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật tại BAC’s Blog.

Nguồn tham khảo:

Internet

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post